Lộ trình cụ thể của việc thực thi Hiệp ước Basel III

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao khả năng ứng dụng hiệp ước basel II vào hệ thống quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 37 - 40)

Bảng 1 .3 Các phương pháp đo lường rủi ro thị trường theo Basel II

Bảng 1.7 Lộ trình cụ thể của việc thực thi Hiệp ước Basel III

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu 3,5 4.0 4,5 4,5 4,5 4,5 4,5

Vốn đệm dự phòng 0,625 1.25 1,875 2,5

Vốn chủ sở hữu tối thiểu cộng vốn đệm dự phòng

3,5 4 4,5 5,125 5,76 6,375 7%

Loại trừ khỏi vốn chủ sở hữu các khoản vốn không đủ tiêu chuẩn 20 40 60 80 100 100 Tỷ lệ vốn cấp 1 tối thiểu 4,5 5,5 6,0 6,0 6,0 6,0 6,0 Tỷ lệ tổng vốn tối thiểu 8 8 8 8 8 8 8 Tổng vốn tối thiểu cộng vốn đệm dự phòng bắt buộc 8 8 8 8,625 9,125 9,875 10,5 Loại trừ khỏi vốn cấp 1 và cấp 2 các khoản không đủ tiêu chuẩn

Thực hiện theo lộ trình 10 năm bắt đầu từ năm 2013 Vốn dự phòng chống hiệu ứng

chu kỳ Tuỳ theo điều kiện của quốc gia: mức từ 0% - 2,5%

Nguồn: Basel iii Compliance Professionals Association, 2013. Basel III Accord, [online] <http://www.basel-iii-accord.com/>

Tuy nhiên hiện tại Basel 3 đang bị các ngân hàng phê phán (kể cả các ngân hàng lớn tại Mỹ và châu Âu) với lập luận cho rằng, qui định đưa ra tại Basel 3 sẽ gây tổn thương cho các ngân hàng và nền kinh tế, việc tăng vốn dự phòng đối với tài sản cầm cố và tín dụng dành cho doanh nghiệp nhỏ sẽ gây thương tổn cho các ngân hàng nhỏ. Basel 3 cũng bị phê phán là tác động tiêu cực đến tính ổn định của hệ thống tài chính, do nó thúc đẩy các ngân hàng liều lĩnh hơn, không xử lý được nguyên nhân của khủng hoảng. Đồng thời các Ngân hàng Châu Âu cũng lo ngại về qui định thắt chặt chứng khốn hóa tiền mặt, dự kiến sẽ bắt đầu áp dụng từ năm 2014. Do đó, Châu Âu và Mỹ đã nhiều lần trì hỗn thực thi các qui định này..

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong quá trình tồn tại, hoạt động các ngân hàng không thể không tập trung vào vấn đề quản trị rủi ro khi muốn tối đa hoá lợi nhuận. Vì vậy, vấn đề rủi ro ngân hàng luôn được các nước phát triển đặc biệt chú trọng nghiên cứu, phân tích, thậm chí ngay cả khi nền kinh tế đang rất ổn định. Hiện nay các ngân hàng trên thế giới đang có xu hướng chung hướng đến việc tuân thủ Basel II - Hiệp ước của các nước thuộc G-10 thỏa thuận thống nhất về đo lường vốn và các tiêu chuẩn đủ vốn của ngân hàng được ký kết vào năm 2004, ra đời năm 2006.

Các nước trên thế giới hiện nay đều hướng đích đến việc tuân thủ các tiêu chuẩn vốn của Basel II và mặc nhiên các tiêu chuẩn của Basel II được thừa nhận là sự thống nhất quốc tế về đo lường vốn và các tiêu chuẩn vốn

Những phương pháp như phương pháp chuẩn, phương pháp IRB cơ bản và nâng cao, phương pháp chỉ số cơ bản, phương pháp mơ hình nội bộ, phương pháp nâng cao đã trở nên quen thuộc tại nhiều quốc gia, trở thành những công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc quản trị rủi ro hiệu quả, giúp hạn chế phần nào tổn thất trong quá trình hoạt động của hệ thống NHTM.

Thỏa thuận Basel III là viên gạch nền móng của nỗ lực từ các nhà điều hành quốc tế theo sau cuộc khủng hoảng tài chính 2007 – 2009, nhằm đảm bảo rằng hệ thống ngân hàng toàn cầu sẽ vững chắc hơn. Mặc dù bản dự thảo đã được công bố từ năm 2010 và theo lộ trình sẽ có bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2015, kể từ khi được đưa ra, Basel III đã gặp phải rất nhiều chỉ trích về sự cứng nhắc, thiếu linh hoạt.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC ỨNG DỤNG BASEL II TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HỆ THỐNG CÁC NHTM VIỆT NAM

2.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM

Sau 6 năm Việt Nam là thành viên của WTO, nền kinh tế đã đạt được những thành tựu bước đầu. Môi trường và thể chế hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam có những chuyển biến tích cực với những thành công đáng ghi nhận về khung điều tiết; quản trị nội bộ; tổ chức bộ máy, chất lượng nguồn nhân lực và sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Song đi sâu vào quá trình phát triển này cho thấy những bất cập chưa có tiền lệ nảy sinh, hệ thống ngân hàng Việt Nam dễ bị tổn thương trước các biến động của mơi trường bên trong và bên ngồi. Kinh nghiệm của một số nước cho thấy hội nhập WTO là động lực hỗ trợ cho sự phát triển của nền kinh tế, của ngân hàng nếu biết tận dụng có hiệu quả cơ hội và điều chỉnh chính sách cho phù hợp với tiến trình hội nhập là những khó khăn, thách thức mà Việt Nam phải vượt qua để có thể sánh tầm với thế giới.

2.1.1 Những kết quả đạt được trong hoạt động của NHTM 2.1.1.1 Số lượng ngân hàng gia tăng vượt bậc

Sau khi đổi mới, nhất là từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), hệ thống các NHTM VN đã có bước phát triển nhanh về mặt số lượng. Tính đến tháng 10/2012, hệ thống các NHTM Việt Nam có 39 NHTM, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 4 ngân hàng liên doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao khả năng ứng dụng hiệp ước basel II vào hệ thống quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)