Số lượng các Ngân hàng Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao khả năng ứng dụng hiệp ước basel II vào hệ thống quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 40)

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước tổng hợp

có mạng lưới bao phủ đến tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước, đặc biệt có NHTM đã xâydựng hệ thống các chi nhánh bao phủ đến tận huyện, thậm chí là tới các xã, liên xã; mạng lưới của hệ thống NHTM trải rộng khắp đến các vùng, miền của đất nước, qua đó ngày càng đáp ứng nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước.

2.1.1.2 Các ngân hàng đua nhau tăng vốn điều lệ

Bên cạnh đó, dưới áp lực tăng vốn điều lệ nhằm đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế, cũng như đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ thì đến năm 2010, vốn điều lệ tối thiểu của các ngân hàng thương mại phải đạt 3.000 tỷ VND. Đến nay, các ngân hàng đã thực hiện xong quy định vốn pháp định tối thiểu, trong đó một số ngân hàng cịn có số vốn điều lệ khá cao như: VCB, BIDV, Viettinbank, Agribank, ACB..., các chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng dần tăng quy mô vốn điều lệ để đảm bảo hoạt động từ trên 15 triệu USD.

Biểu đồ 2.1: Vốn điều lệ của các nhóm TCTD tính đến 31/7/2012 (Đơn vị: tỷ đồng)

Nguồn: Số liệu cập nhật về hệ thống các tổ chức tín dụng tính đến 31/7/2012 của NHNN

Biểu đồ 2.2: Tổng tài sản, vốn điều lệ của các Ngân hàng thuộc NHNN (ĐVT: tỷ

đồng)

Nguồn: Banking and Human Resources Community: Bảng xếp hạng vốn điều lệ và tổng tài sản các Ngân hàng Quý I năm 2013.

Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tại thời điểm 15/6/2012, ở Việt Nam có 35 ngân hàng thương mại cổ phần với số vốn đăng ký là 167.238,8 tỷ đồng (~ 8 tỷ USD, chiếm 58,28% tổng vốn đăng ký của hệ thống); có 5 ngân hàng thương mại nhà nước với vốn đăng ký 90.178,7 tỷ đồng (~4,3 tỷ USD, chiếm 31,53%); có 4 ngân hàng liên doanh với vốn được cấp 457 triệu USD (chiếm 3,36%); và 5 ngân hàng có vốn 100% nước ngoài với vốn đăng ký 19.547 tỷ đồng (~0.93 tỷ USD, chiếm 6,82%). Nếu so với 1998, tổng số vốn đăng ký của 35 ngân hàng cổ phần tư nhân năm 2012 đã tăng 75 lần (trung bình 40%/năm). Nếu so sánh với mức tăng trưởng GDP cỡ 7%/năm thì đây là tốc độ tăng trưởng chóng mặt.

Biểu đồ 2.3: Vốn điều lệ của các NHTM Cổ Phần (ĐVT: tỷ đồng)

Nguồn: Banking and Human Resources Community: Bảng xếp hạng vốn điều lệ và tổng tài sản các Ngân hàng Quý I năm 2013.

2.1.1.3 Huy động và cung ứng vốn lớn cho nền kinh tế

Dư nợ cho vay tăng nhanh trong những năm vừa qua: Trên thực tế, hệ thống NHTM Việt Nam đã và đang đóng vai trị chi phối thị phần tín dụng (86,47% tồn hệ thống). Tính đến hết tháng 10/2012, dư nợ cho vay toàn ngành kinh tế đạt 2.939.892 tỷ đồng, đây là nguồn vốn đáng kể góp phần cho việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước, cũng như góp phần xóa đói, giảm nghèo và ổn định trật tự xã hội.

Biểu đồ 2.4: Tình hình huy động vốn và cho vay của các NHTM từ 2001–2012

38.40% 34% 31.10% 25.40% 53.90% 21.10% 37.73% 29.76% 25% 19.80% 47.60% 25.73% 11.00% 41.70% 25% 8.91% 36.50% 27.24% 33.20% 22.84% 28.70% 25.80% 32.10% 16% 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60%

Dư nợ cho vay Huy động vốn

Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay Tốc độ tăng trưởng huy động vốn

Nguồn: Số liệu báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà Nước qua các năm.

Tín dụng năm 2012 tăng rất thấp 8,91%, đây là lần đầu tiên kể từ năm 1992, mức tăng trưởng tín dụng ở một chữ số. Nguyên nhân tín dụng tăng thấp là cầu yếu, khả năng tiêu thụ sản phẩm khó khăn, hàng tồn kho cao nên nhiều DN không đủ điều kiện vay vốn; các TCTD phải kiểm sốt chặt chẽ tín dụng nhằm ngăn chặn nợ xấu.... Tuy nhiên, tại hội thảo “Hoạt động ngân hàng Việt Nam- Bức tranh toàn cảnh 2012 và

khuyến nghị chính sách 2013” ngày 25/12/2012, theo nghiên cứu của Học viện Ngân hàng đã đánh giá giữa mối tương quan giữa tăng trưởng tín dụng và GDP (năm 2009 tăng trưởng tín dụng 37%-GDP 2009 đạt 5,23%; tăng trưởng tín dụng năm 2010 là 29%-GDP năm 2010 đạt 6,78%; tăng trưởng tín dụng năm 2011 tăng 11% - GDP năm 2011 là 5,89%, GDP 2012 là 5,02%), qua đó cho thấy mặc dù tăng trưởng tín dụng giảm nhưng nguồn vốn đã đi thực vào sản xuất hơn, hiệu quả dịng vốn tín dụng đã được tăng cao.

2.1.1.4 Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng:

Tái cơ cấu ngân hàng là một trong ba nhiệm vụ trọng tâm của tái cơ cấu kinh tế - một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Cuối năm 2011, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã xác định 4 mục tiêu cơ bản của tái cơ cấu hệ thống ngân hàng là: 1- Lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng; 2- Xây dựng hệ thống ngân hàng có đủ sức cạnh tranh trong và ngoài nước; 3- Cấu trúc lại cơ cấu hoạt động của hệ thống ngân hàng để bảo đảm cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ cho nền kinh tế một cách hợp lý; 4- Hệ thống ngân hàng phải đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam.

Để thực hiện được 4 mục tiêu trên, đầu năm 2012, Ngân hàng Nhà nước đã tiến hành một số giải pháp như phân loại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam thành 3 nhóm lớn để xác định mức rủi ro:

Nhóm thứ nhất gồm các ngân hàng có tình hình tài chính lành mạnh, có năng

lực, quy mô đủ lớn để tiếp tục phát triển thành những ngân hàng trụ cột trong hệ thống NHTM.

Nhóm thứ hai là các ngân hàng có tình hình tài chính lành mạnh nhưng quy mơ

cịn nhỏ, khó có điều kiện để phát triển, mở rộng quy mơ hơn nữa. Các tổ chức tín dụng loại này dự kiến sẽ được NHNN quy định lĩnh vực hoạt động để bảo đảm phù hợp với phân khúc của thị trường, nhằm phát huy được tiềm năng, thế mạnh và bảo đảm an tồn cho tồn thể hệ thống.

Nhóm thứ ba là nhóm TCTD đang có tình hình tài chính khó khăn, buộc phải thực hiện tái cơ cấu bằng nhiều hình thức, như yêu cầu các ngân hàng lớn tham gia mua cổ phần, tham gia quản trị điều hành và cơ cấu lại các khoản mục đầu tư, mua lại hoặc hợp nhất, sáp nhập.

Ngày 1/3/2012, Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 254/QĐ-TTg. Quyết định này tạo hành lang pháp lý quan trọng để xử lý các ngân hàng yếu kém và đề ra một lộ trình đến năm 2015. Một trong những quan điểm nhất quán của Chính phủ và NHNN trong việc cơ cấu lại là khơng để xảy ra đổ vỡ và mất an tồn hoạt động ngân hàng ngồi tầm kiểm sốt của Nhà nước đồng thời phải hạn chế tới mức thấp nhất tổn thất và chi phí của ngân sách nhà nước trong xử lý những vấn đề của hệ thống các TCTD.

Từ cuối năm 2011 và trong năm 2012 đã chứng kiến một số sự kiện sáp nhập, mua lại trong ngành ngân hàng:

Hợp nhất 3 ngân hàng NHTMCP Sài gòn SCB, Đệ nhất Ficombank và NH Việt Nam Tín Nghĩa: Trước khi hợp nhất, ba ngân hàng nói trên lâm vào tình trạng

mất khả năng thanh khoản trầm trọng. Nguyên nhân chủ yếu do họ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn (chủ yếu vào lĩnh vực bất động sản), gặp khi thị trường biến động, nhất là khi nguồn vốn huy động ngắn hạn khơng cịn dồi dào như trước nên rủi ro thanh khoản xảy ra. Trước tình hình này, hội đồng quản trị của ba ngân hàng đã tự nguyện sáp nhập với nhau thành một ngân hàng dưới sự bảo trợ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), và cần tới sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước thông qua khoản vay tái cấp vốn. Tổng số vốn hỗ trợ liên ngân hàng của BIDV cho ba nhà băng (tính đến tháng 12/2012) là trên 2.400 tỷ đồng (trên tổng số tài sản được ba nhà băng đem ra đảm bảo là 30.000 tỷ đồng).

Theo Ngân hàng Nhà nước, sau 1 năm tái cơ cấu, SCB đã được những tiến triển tích cực, cải thiện đáng kể tình trạng thanh khoản, năng lực tài chính thơng qua các giải pháp tăng vốn điều lệ, kêu gọi vốn của nhà đầu tư nước ngoài, củng cố giá trị tài sản đảm bảo, đẩy mạnh xử lý nợ và huy động vốn từ nền kinh tế của SCB tăng 35,9%

trong năm 2012 và tăng 7% trong 2 tháng đầu năm 2013. Nhờ vậy, SCB đã bảo đảm an toàn tài sản của Nhà nước, chi trả bình thường đối với các khoản tiền gửi của dân chúng và thanh toán được hầu hết các khoản nợ vay tái cấp vốn của NHNN.

Sáp nhập Habubank vào SHB: Ngày 28/8/2012, Ngân hàng thương mại cổ

phần nhà Hà Nội (Habubank) chính thức sáp nhập vào ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB). Với Habubank, các khoản cho vay và đầu tư trái phiếu gắn với Tập đồn Cơng nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) được xác định là gánh nặng lớn nhất dẫn đến những khó khăn phải tính đến sáp nhập. Tỷ lệ nợ xấu của Habubank trước khi sáp nhập là 23,66% (tương đương 3.729 tỷ đồng). Ngân hàng SHB sau khi sáp nhập Habubank sẽ có tổng tài sản gần 120.000 tỷ, tổng vốn điều lệ sẽ gần 9.000 tỷ đồng. Sau khi sáp nhập, ngân hàng SHB mới sẽ có hệ số an toàn vốn CAR là 11,39%, đạt tiêu chuẩn quốc tế (CAR của Habubank trước đây chỉ hơn 4%).

Ngồi ra, cịn một số NH tự tái cơ cấu như NaviBank, Đại Tín (Trust Bank), TienphongBank và GP Bank.

Theo đánh giá của các chuyên gia, tái cơ cấu ngân hàng đạt được kết quả bước đầu sau 1 năm thực hiện. Trong đó, đáng chú ý là an toàn hệ thống các TCTD được cải thiện rõ rệt; nguy cơ đổ vỡ hệ thống từng bước được đẩy lùi; tài sản của Nhà nước và nhân dân được bảo đảm an toàn; tiền gửi của nhân dân được chi trả bình thường. Các TCTD yếu kém có nguy cơ đổ vỡ đã được NHNN kiểm soát chặt chẽ và từng bước được xử lý bằng các giải pháp thích hợp nhờ đó thị trường tiền tệ dần đi vào ổn định.

2.1.2 Những mặt còn tồn tại trong hoạt động của các Ngân Hàng Thương Mại 2.1.2.1 Tỷ lệ nợ xấu tăng cao:

Từ năm 2008 trở lại đây, nợ xấu có xu hướng tăng trở lại và trở thành vấn đề cấp thiết cần ưu tiên giải quyết trong quá trình tái cấu trúc ngành ngân hàng. Tăng trưởng tín dụng nóng và quản lý tín dụng không hiệu quả được cho là nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng của nợ xấu trong thời gian qua. Ngoài ra, thị trường BĐS đang đóng băng trong một thời gian dài, kèm theo đó là tình trạng khó khăn trong kinh

khả năng sẽ còn gia tăng trong thời gian tới. Đến thời điểm hiện tại, ngoài con số nợ xấu được NHNN cơng bố, cịn có những con số của các TCTD và tổ chức nước ngoài đánh giá. Theo những chuẩn mực khác nhau thì con số sẽ khác nhau. Tuy nhiên một điều dễ dàng nhận thấy là tỷ lệ đều đang có xu hướng tăng lên đáng kể.

Tính đến tháng 04/2013, tỷ lệ nợ xấu do các ngân hàng công bố tăng lên ở mức 4,67% so với mức 4,08% vào cuối năm 2012. Cuối năm 2012, NHNN công bố tỷ lệ nợ xấu là 8,8% trong khi tỷ lệ này do các ngân hàng công bố chỉ ở mức hơn 4%, bằng một nửa con số của NHNN. Nhìn chung, nhiều ý kiến cho rằng mức nợ xấu sẽ cao hơn nhiều nếu được tính đầy đủ hơn và bao gồm cả các khoản nợ xấu liên quan đến Vinashin và Vinalines

Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ nợ xấu toàn ngành

Nguồn: Báo cáo cập nhập ngành Ngân hàng 2012 & QI 2013 của Công ty Chứng khốn Vietcombank.

Nhóm các ngân hàng thương mại chiếm hơn 95% tổng nợ xấu của toàn hệ thống. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của từng nhóm thì lại khơng phải thuộc về nhóm các ngân hàng thương mại, mà là nhóm cơng ty cho th tài chính và cơng ty tài chính.

Biểu đồ 2.6:Cơ cấu nợ xấu của các TCTC trong nước tại thời điểm tháng 6/2012

Nguồn: Tổng hợp của Ủy Ban Giám Sát Tài Chính Quốc Gia

Trong năm 2012, ở nhóm 10 ngân hàng thương mại lớn nhất hầu hết duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức an toàn là dưới 3%. Tuy nhiên vẫn có những ngân hàng có nợ xấu rất cao, điển hình như Agribank với nợ xấu chiếm 5,8% trên tổng dư nợ và con số tuyệt đối là 27.803 tỷ đồng. Nợ xấu của Agribank cũng tương đương với tổng nợ xấu của Vietcombank, BIDV, Vietinbank, SHB và ACB cộng lại. Ngân hàng SHB năm 2012 có tỷ lệ nợ xấu cũng rất cao, tới 8,53% tương đương 4.844 tỷ đồng do nhà băng này phải gánh thêm nợ xấu sau khi hợp nhất với Habubank.

Tốc độ tăng trưởng nợ xấu của hệ thống khá mạnh trong những năm gần đây một phần do tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nóng những năm trước. Đến tháng 9/2012, tín dụng mới tăng trưởng 4,73% song tăng trưởng nợ xấu lên tới hơn 60%.

Biểu đồ 2.8:Tốc độ tăng trưởng nợ xấu và tín dụng qua các năm

Nguồn: Tổng hợp của Ủy ban Giám Sát Tài Chính Quốc Gia.

Trong thời gian qua, đã có rất nhiều phương án xử lý nợ xấu được các tổ chức trong nước cũng như nước ngồi đưa ra để bàn luận. Trong đó, phương án thành lập công ty mua bán nợ xấu quốc gia (VAMC) với số vốn 100.000 tỷ đồng được nhắc đến nhiều nhất trong thời gian qua. Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (Vietnam Asset Management Company – VAMC) vừa đượcThủ tướng Chính phủ ký và có hiệu lực kể từ ngày 9/7/2013, theo đó, các TCTD có nợ xấu từ 3% trở lên sẽ buộc phải bán nợ cho VAMC. Nếu TCTD rơi vào diện này hoặc có một tỷ lệ nợ xấu khác do NHNN quy định mà không bán nợ xấu cho VAMC thì NHNN sẽ tiến hành thanh tra hoặc yêu cầu TCTD đó phải th cơng ty kiểm tốn hoặc tổ chức định giá độc lập đánh giá lại chất lượng và giá trị tài sản, vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ của tổ chức tín dụng đó. Dựa trên cơ sở kết quả thanh tra, định giá và kiểm toán độc lập, TCTD phải bán nợ xấu cho VAMC để đảm bảo tỷ lệ nợ xấu của TCTD ở mức an toàn; thực hiện trích lập dự phịng rủi ro và tn thủ các tỷ lệ an toàn theo quy định của NHNN;

cơ cấu lại tổ chức tín dụng theo phương án được NHNN phê duyệt.

2.1.2.2 Khả năng thanh khoản và tính bền vững chưa cao

Năm 2011 tỷ lệ sử dụng vốn trong hệ thống ngân hàng lên tới hơn 100%, dẫn đến thiếu thanh khoản; nay tình hình này đã được cải thiện, tỷ lệ sử dụng vốn dao động từ 93 - 96%, nhưng chưa chắc chắn. Tại các NHTM hàng đầu trên thế giới, tỷ lệ sử dụng vốn chỉ khoảng 30 - 70%, còn 30 - 40% còn lại sẽ dùng để đầu tư vào cơng cụ có thanh khoản cao, trong khi các ngân hàng VN hoàn toàn đầu tư vào tín dụng. Tính thanh khoản của các NHTM ngày càng giảm sút thể hiện tỷ lệ tổng tín dụng/tổng vốn huy động (như năm 2010) tăng liên tục nhưng nguồn vốn huy động vào lại có biểu hiện giảm. Ngồi ra, tỷ lệ này ở hầu hết các quốc gia châu Á đều thấp hơn 80% trong khi VN có thời điểm lên đến hơn 130%, vì vậy NHNN đã ban hành Thơng tư 13/2010/TT-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao khả năng ứng dụng hiệp ước basel II vào hệ thống quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)