Lộ trình và phương pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao khả năng ứng dụng hiệp ước basel II vào hệ thống quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 80 - 84)

Tại Việt Nam, văn bản đầu tiên có quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là Quyết định 297/1999/QĐ-NHNN5 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng thương mại. Tại quy định này, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được xác định là 8% nhưng phương pháp tính đơn giản và chưa phản ánh chính xác tinh thần Basel I. Đến năm 2005,

NHNN đã ban hành Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN với tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu vẫn là 8% nhưng phương pháp tính tốn đã tiếp cận tương đối toàn diện Basel I. Năm 2010, NHNN ban hành Thông tư số 13/TT-NHNN thay thế Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN, nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu lên 9% và phương pháp tính tốn đã từng bước tiếp cận Basel II, chính thức có hiệu lực từ 01/10/2010.

Tại Hội nghị Ổn định tài chính khu vực Đông Á tại Hà Nội cuối tháng 11 vừa qua, các báo cáo cho thấy một số nước như Nhật, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan… đang tiếp cận một cách tích cực chuẩn Basel III. Các nước này đáp ứng được khoảng 12 trong số 14 tiêu chí về vốn và thanh khoản, trong khi đó, Việt Nam và một số nước khác như Lào, Campuchia… mới chỉ thực hiện một phần của Basel II. Trong khoảng chục năm trở lại, Việt Nam đã có nhiều đổi mới về tiếp cận thông lệ quốc tế nhưng "nghiêm túc mà nói ta vẫn còn xa so với chuẩn mực quốc tế", đặc biệt là từ năm 2008-2009 khi khủng tài chính thế giới nổ ra, thế giới lại tiếp tục cải cách tài chính lần nữa.. Để đạt được Basel III đòi hỏi phải đặt ra nhiều cơ chế mới như đầu tư về công nghệ, cơ sở hạ tầng có chất lượng, cơ sở dữ liệu thực sự phát triển trước khi bắt đầu suy nghĩ về mơ hình tiên tiến để tối ưu hóa vốn của ngân hàng. Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia Vũ Viết Ngoạn cho biết, Việt Nam mới ở giai đoạn đầu của việc thực hiện Basel II, trong khi thế giới đã phấn đấu thực hiện Basel III; do đó, sự thay đổi nhanh chóng của thế giới đặt ra cho Việt Nam yêu cầu phải đẩy nhanh cải cách tài chính nhanh hơn. Khơng những phải khắc phục những điểm yếu nội tại mà còn phải đi nhanh hơn để tiếp cận dần với thông lệ quốc nhằm tăng cường năng lực hoạt động, giảm thiểu rủi ro đối với các ngân hàng thương mại và nâng cao năng lực cạnh tranh trong thị trường tài chính quốc tế, tạo điều kiện cho các ngân hàng Việt Nam có thể mở rộng thị trường trong thời gian tới.

Căn cứ vào tình hình thực tế tại các Việt Nam và kinh nghiệm tại các nước đã ứng dụng Basel II, tác giả đề xuất xây dựng lộ trình ứng dụng Basel từ 2010 đến 2020 cho hệ thống các ngân hàng tại Việt Nam:

Bảng 3.1 Đề xuất lộ trình và phương pháp ứng dụng Basel II tại Việt

Nam

Thời gian Đánh giá rủi ro Phương pháp áp dụng Mơ hình ngân hàng áp dụng

Rủi ro tín dụng Phương pháp chuẩn

Ngân hàng có vốn điều lệ từ 5000 tỷ VNĐ trở lên bắt buộc phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Từ 2013 đến 2015

Rủi ro hoạt động Phương pháp chỉ số cơ bản

Ngân hàng có vốn điều lệ từ 7000 tỷ VNĐ trở lên bắt buộc phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Rủi ro tín dụng Phương pháp chuẩn Áp dụng cho tất cả các ngân hàng

Từ 2015 đến 2018

Rủi ro hoạt động Phương pháp chỉ số cơ bản

Ngân hàng có vốn điều lệ từ 5000 tỷ VNĐ trở lên bắt buộc phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Phương pháp xếp hạng nội

bộ cơ bản Ngân hàng có quy mơ vốn lớn

Rủi ro tín dụng

Phương pháp chuẩn Áp dụng cho tất cả ngân hàng Rủi ro hoạt động Phương pháp chỉ số cơ bản Áp dụng cho tất cả ngân hàng Từ 2018

đến 2020

Rủi ro thị trường Phương pháp chuẩn hóa Ngân hàng có quy mơ vốn lớn Theo lộ trình ứng dụng Basel I, mặc dù Basel I ban hành năm 1998 nhưng phải mất hơn 7 năm sau đó mới được hiện thực hóa tại Việt Nam dưới hình thức Quyết định 457 về quy định an tồn vốn tối thiểu. Vì vậy, cũng có thể phải mất hơn 6 - 7 năm sau khi Basel II được ban hành năm 2004, nghĩa là sau năm 2010, Việt Nam mới từng bước ứng dụng Basel II trong quản trị rủi ro ngân hàng.

Bước đầu, khi ứng dụng vào Việt Nam, thí điểm ứng dụng tại các ngân hàng có quy mơ lớn trước, vì cũng chỉ những ngân hàng này mới có đủ điều kiện vật chất, con người để vận hành Basel II vào hệ thống ngân hàng. Những ngân hàng có quy mơ vốn điều lệ từ 5.000 tỷ là những ngân hàng có khả năng từ năm 2013 - 2015 hòan

thiện cơng tác xây dựng xếp hạng tín dụng. Sau đó, những ngân hàng này sẽ truyền lại kinh nghiệm và công nghệ để các ngân hàng khác có thể ứng dụng trong những năm sau này.

Về rủi ro hoạt động, thì phương pháp chỉ số cơ bản với cách tính dựa trên thu nhập của 3 năm liên tục trước đó nhân với tỷ lệ cố định 15% là phương pháp đơn giản nhất mà Việt Nam có thể ứng dụng trong 3 năm tới. Tuy là phương pháp đơn giản, nhưng khi ứng dụng vào hệ thống ngân hàng, thì địi hỏi ngân hàng có phải duy trì vốn lớn để đủ trang trải cho rủi ro hoạt động, vì vậy cũng cần thời gian cho ngân hàng chuẩn bị khi áp dụng.

Bước đầu, kết quả xếp hạng tín dụng của các khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp có thể do chính bản thân các ngân hàng đưa ra căn cứ vào sổ tay xếp hạng tín dụng của mỗi ngân hàng nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng chủ động trong tính tốn và cũng không tốn kém nhiều chi phí. Sau đó, khi các cơng ty xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp Việt Nam được hồn thiện, có thể căn cứ theo kết quả của các công ty này để xếp hạng tín dụng cho khách hàng. Sau khi ngân hàng Nhà nước có văn bản hướng dẫn cụ thể về thành lập và hoạt động của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam cũng như khuyến khích các NHTM sử dụng kết quả xếp hạng tín nhiệm của tổ chức bên ngoài, các NHTM Việt Nam có đủ cơ sở để áp dụng theo phương pháp chuẩn đánh giá rủi ro tín dụng của Basel II.

Riêng phương pháp IRB cơ bản và IRB nâng cao, áp dụng từ năm 2015. Có thể tiếp cận để tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia trong khu vực cũng như chờ đợi sự chuyển giao công nghệ từ các tập đồn tài chính - ngân hàng nước ngoài khi đầu tư vào nhóm NHTM CP Việt Nam. Điều này sẽ giúp tiết kiệm chi phí ban đầu cũng như tránh được những rủi ro khi áp dụng các phương pháp hiện đại.

Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho khả năng ứng dụng các phương pháp IRB cơ bản cũng như IRB nâng cao trong tương lai, ngay tại thời điểm này, mỗi

NHTM cần tích cực chủ động xây dựng một cơ sở dữ liệu về thông tin khách hàng cũng như thống kê các xác suất, mức độ thiệt hại và giá trị hoạt động tại mỗi mức rủi ro có liên quan. Bởi vì khơng thể nào quyết định áp dụng được phương pháp IRB nếu khả năng phân tích và ước lượng xác suất xảy ra tổn thất của các ngân hàng còn yếu, cũng như ngân hàng không thu thập đầy đủ số liệu lịch sử về mỗi khách hàng đến giao dịch với ngân hàng.

Ngòai ra, các NHTM Việt Nam cần thiết từng bước ứng dụng Basel II trong đánh giá rủi ro hoạt động để dự phòng các khỏan vốn cho rủi ro hoạt động xảy ra. Trong đó, phương pháp chỉ số cơ bản của Basel II trong đánh giá rủi ro hoạt động là đơn giản nhất, các ngân hàng Việt Nam có thể áp dụng ngay với thông tin về thu nhập hằng năm của 3 năm trước đó.

Riêng đối với phương pháp chuẩn của Basel II trong đánh giá rủi ro hoạt động yêu cầu hoạt động của ngân hàng chia thành 8 nhóm nghiệp vụ, hiện chưa phù hợp với điều kiện ngân hàng Việt Nam, do vốn bản thân các ngân hàng Việt Nam khơng có thơng tin để phân tách thành 8 nhóm nghiệp vụ, và trên thực tế cũng không cung ứng đủ các nghiệp vụ đó. Vì vậy, có thể phải sau 7 – 10 năm nữa, khi hệ thống ngân hàng Việt Nam phát triển đến chừng mực nhất định mới có thể ứng dụng phương pháp chuẩn hóa của Basel II vào đánh giá rủi ro hoạt động của ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao khả năng ứng dụng hiệp ước basel II vào hệ thống quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)