(ĐVT nghìn tỷ đồng)
Năm 2010 2011 2012
Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tiền gửi dân cư 294,16 50,26% 407,46 51,78% 567,26 55,89% Tiền gửi TCKT 278,41 47,56% 365,27 46,41% 431,54 42,52% Tiền gửi người
nước ngoài
12,76 2,18% 14,25 1,81% 16,10 1,59% Tổng vốn huy
động
585,33 100% 786,89 100% 1.014,90 100%
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương 2012) [54]
0 100 200 300 400 500 600 2010 2011 2012
Biểu đồ: 2.2. Đồ thị biểu diễn tình hình huy động vốn phân theo đối tượng gửi tiền.
Bảng 2.2 số liệu trên cho ta thấy nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế của các NHTM trên địa bàn Tỉnh Bình Dương liên tục tăng, trong đó tiền gửi dân cư vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất (hơn 50% trong tổng nguồn vốn huy động) do ảnh hưởng sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 2008, tình hình
sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao khiến cho giá nguyên vật liệu tăng, việc tìm đầu ra gặp khó khăn, với mức lãi suất cho vay mà các ngân hàng đưa ra, nhiều doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ khơng có khả năng trả nợ phá sản. Một số doanh nghiệp phải tận dụng mọi nguồn lực có thể để duy trì sản xuất, khiến cho tiền gửi dân cư có xu hướng tăng lên và tiền gửi TCKT có xu hướng giảm. Việc tiền gửi vào ngân hàng để hưởng lãi suất là lựa chọn ưu tiên là do ít rủi ro hơn so với kênh đầu tư khác.
Có thể thấy rằng nguồn vốn của các ngân hàng được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Do đó việc xác định cơ cấu nguồn vốn hợp lý sẽ giúp cho các ngân hàng duy trì hoạt động xây dựng chiến lược lâu dài, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả huy động vốn của các ngân hàng thương mại.
2.2.1.3. Tình hình huy động vốn phân theo loại tiền tệ.