.3 Tình hình huy động vốn phân theo loại tiền tệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại các ngân hàng thương mại việt nam trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 42 - 47)

Đvt: Nghìn tỷ đồng Năm 2010 2011 2012 % So sánh năm sau so

với năm trước

Chỉ tiêu 2011/2010 2012/2011

HDV bằng VND 426,53 554,28 734,16 29,95% 32,45% HDV bằng ngoại tệ

(quy ra VND) 158,80 232,70 280,74 46,54% 20,64% Tổng vốn huy động 585,33 786,89 1.014,90 33,43% 28,98%

0 100 200 300 400 500 600 700 800 2010 2011 2012 HDV bng VND HDV bằng ngoại tệ (quy ra VND)

Biểu đồ: 2.3. Đồ thị biểu diễn tình hình huy động vốn phân theo loại tiền tệ

Bảng số liệu trên cho ta thấy nguồn vốn huy động trong những năm qua tăng nhanh chóng, năm sau ln cao hơn năm trước. Vốn huy động bằng ngoại tệ năm 2011 tăng 46,54% so với năm 2012, trong khi đó huy động bằng VND chỉ tăng có 29,95% là do người dân thích gửi ngoại tệ, do gửi ngoại tệ tránh sự mất giá của VND.

− Vốn huy động VND năm 2012 là tăng cao nhất so với các năm đạt 734,16 nghìn tỷ đồng (tăng 32,45% so với năm 2011) chủ yếu là các kỳ hạn ngắn từ 1-3 tháng. Trong khi đó, nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ năm 2012 đạt 280,74 nghìn tỷ đồng tăng 20,64% so với năm 2011. Tốc độ tăng của nguồn vốn huy động bằng VND cao hơn so với nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ quy ra VND do sự chênh lệch khá cao giữa lãi suất VND so với ngoại tệ khác. Việc người dân gửi tiền VND có lợi thế hơn vì thế người dân đã chuyển đổi ngoại tệ sang VND để gửi.

2.2.2. Chi phí huy động vốn.

Trong nền kinh tế mang tính cạnh tranh gay gắt như hiện nay, huy động vốn đang là vấn đề sống còn của các ngân hàng thương mại để duy trì và nâng cao hiệu quả huy động vốn, đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế, đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Để mở rộng thị phần và huy động ngày càng nhiều nguồn vốn tiền gửi từ tổ chức kinh tế và dân cư, các ngân hàng cạnh tranh nhau về mọi mặt như công nghệ, chất lượng sản phẩm dịch vụ, cơ sở vật chất hạ tầng, trong đó yếu tố quan trọng cần phải kể đến chính là lãi suất huy động. Lãi suất huy động chính là cơng cụ quan trọng được các ngân hàng sử dụng nhằm thu hút khách hàng, gia tăng thị phần vốn trong nền kinh tế.

Từ năm 2012 trở về trước, các ngân hàng thương mại quản lý vốn theo cơ chế phân tán, các chi nhánh huy động và điều hành vốn một cách độc lập. Lãi suất huy động vốn được áp dụng thống nhất trên toàn hệ thống do các ngân hàng thương mại công bố trong từng thời kỳ và tuân thủ theo quy định của ngân hàng Nhà nước về việc áp dụng lãi suất. Bắt đầu từ năm 2012, hầu như các ngân hàng thương mại áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung. Theo cơ chế quản lý vốn tập trung, toàn bộ nguồn vốn được quản lý tập trung thống nhất tại Hội sở chính, chức năng quản lý vốn do Hội sở chính thực hiện, đồng thời áp dụng cơ chế định giá chuyển vốn nội bộ FTP. Giá chuyển vốn nội bộ FTP (Fund Transfer Pricing) là lãi suất “ mua vốn”, “bán vốn” giữa chi nhánh với Hội sở. Thông qua việc mua bán vốn này, chi nhánh được hưởng các mức chênh lệch:

• Chênh lệch đối với cho vay = Lãi suất cho vay khách hàng – giá mua FTP • Chênh lệch đối với nhận tiền gửi = Giá bán FTP – Lãi suất nhận tiền gửi khách hàng.

Các chênh lệch trên càng cao, chi nhánh càng có lợi. Tuy nhiên, việc áp dụng lãi suất huy động đối với tiền gửi của khách hàng vẫn mang tính thống nhất trên tồn hệ thống, dựa trên biểu lãi suất các ngân hàng thương mại công bố trong

từng thời kỳ. Biểu lãi suất bao gồm lãi suất tiền VNĐ, USD, ngoại tệ khác USD được các ngân hàng thương mại nghiên cứu và điều chỉnh sao cho mang tính cạnh tranh, phù hợp với tình hình biến động lãi suất chung của thị trường nhưng vẫn tuân thủ theo các quy định do ngân hàng Nhà nước ban hành. Ta có thể so sánh lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại thông qua các bảng lãi suất sau:

Bảng 2.4 Bảng lãi suất tiết kiệm kỳ hạn trả lãi cuối kỳ bằng VNĐ của

một số NHTM VN trên địa bàng tỉnh Bình Dương cập nhật ngày 31/05/2013

Đơn vị tính: %/năm

Kỳ hạn VCB Vietinbank BIDV ACB Sacombank Đông Á

KKH 1,20 1,00 1,20 1,00 1,00 1,00 1 tuần 1,20 1,20 - 1,20 - 1,10 2 tuần 1,20 1,20 - 1,20 - 1,15 3 tuần 6,00 1,20 - 1,20 - 1,20 1 tháng 6,50 1,20 6,50 1,20 7,00 6,80 2 tháng 6,80 6,50 7,00 6,90 7,00 6,90 3 tháng 7,00 6,75 7,00 7,00 7,00 7,00 6 tháng 7,00 7,00 7,00 7,30 7,30 7,10 9 tháng 8,00 7,00 7,00 7,50 7,30 7,40 12 tháng 7,75 7,00 8,00 8,30 8,50 8,50 24 tháng 7,75 7,50 8,00 8,70 9,00 8,50 36 tháng - 7,50 8,00 8,70 9,00 8,50

Bảng 2.5 Bảng lãi suất tiết kiệm kỳ hạn trả lãi cuối kỳ bằng USD của một số NHTM VN trên địa bàng tỉnh Bình Dương cập nhật ngày 31/05/2013

Đơn vị tính: %/năm Kỳ hạn V C B Vietinbank BIDV A C B Sacombank Đông á

KKH 0,10 0,10 0,20 0,50 0,10 0,20 1 tuần - 1,25 - - - 1,00 2 tuần - 1,25 - - - 1,00 3 tuần - 1,25 - - - 1,00 1 tháng 1,25 1,25 1,20 1,20 1,25 1,20 2 tháng 1,25 1,25 1,20 1,20 1,25 1,20 3 tháng 1,25 1,25 1,20 1,25 1,25 1,20 6 tháng 1,25 1,25 1,20 1,25 1,25 1,20 9 tháng 1,25 1,25 1,20 1,25 1,25 1,20 12 tháng 1,25 1,25 1,20 1,25 1,25 1,20 24 tháng 1,25 1,25 1,20 1,25 1,25 1,20 36 tháng 1,25 1,25 1,20 1,25 1,25 1,20

(Nguồn: Biểu lãi suất công bố của các ngân hàng thương mại) - Về tình hình chi phí huy động vốn

Chi phí huy động bao gồm chi phí lãi và các chi phi phi lãi như: Chi phi bảo hiểm tiền gửi, chi phí nhân viên, chi phí trang thiết bị, chi phí quảng cáo, tiếp thị. Trong đó, chi phí lãi chiếm tỷ trọng cao nhất và ảnh hưởng trực tiếp đến kết qủa hoạt động của ngân hàng (bảng 2.6).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại các ngân hàng thương mại việt nam trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)