.9 Số liệu huy động vốn một số NHTM từ năm 2010 đến 2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại các ngân hàng thương mại việt nam trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 55 - 74)

ĐVT: tỷ đồng Năm 2010 2011 2012 Vietcombank 196.507 225.983 264.290 Vietinbank 174.905 220.591 339.669 BIDV 184.542 212.223 251.924 ACB 75.113 98.355 198.000 Sacombank 58.635 86.335 126.203 Đông Á 29.797 36.714 47.756

(Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo thường niên của các NHTM qua các năm) Sau quá trình hoạt động, đến nay quy mơ vốn của các NHTM tăng hơn trước rất nhiều. Số liệu huy động từ năm 2010 là 585.339,4 tỷ đồng thì đến năm 2012 đã lên đến 1.014.900 tỷ đồng. Trước sức ép gia tăng nguồn vốn huy động, các NHTM đã chủ động tìm đầu ra với nhiều sản phẩm cho vay có hiệu quả, hấp dẫn khách hàng. Trước đây, các sản phẩm cho vay tín chấp chỉ phát triển ở các NH nước ngồi, một số NHTM CP lớn thì giờ đây, hầu hết các NH đều đẩy mạnh cho vay tín chấp dưới nhiều hình thức như: Thấu chi qua thẻ ATM, cho vay mua ô tô, mua nhà ở…cho thấy tính tích cực trong hoạt động kinh doanh của các NH. Tuy có khó khăn, thách thức nhưng hệ thống NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã có sự tăng trưởng tốt, đạt được những thành quả đáng khích lệ, thúc đẩy sự phát triển của đất nước.

Lợi nhuận điển hình năm 2012 của VCB là 5.400 tỷ đồng, Vietinbank là 4.598 tỷ đồng, BIDV là 4.600 tỷ đồng, Sacombank là 2.400 tỷ đồng… Ngay cả một số NH quy mô nhỏ như Quân Đội, Hàng Hải… cũng lời hàng trăm tỷ đồng.

Lợi nhuận của các NHTM trong vài năm qua tăng đột biến, luôn ở mức cao nhất trong nền kinh tế. Mặc dù nền kinh tế cả nước và thế giới đang gặp nhiều khó khăn và biến động sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ nhưng khối NH vẫn có mức lợi nhuận cao,

2.3. Đánh giá về hoạt động huy động vốn của các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình

Dương

2.3.1. Những thuận lợi và thành quả đạt được:

Khả năng cạnh tranh của các NHTM ngày càng gia tăng, từ khi Việt Nam gia nhập WTO, thì sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gây gắt hơn, không chỉ các NHTM trong nước mà cịn các NH nước ngồi. Tuy sức cạnh tranh còn yếu song các NH trong nước vẫn có một số lợi thế nhất định như mạng lưới rộng khắp, không chỉ ở các thành phố lớn mà còn về đến các huyện, xã.

Hầu hết các NHTM đều hoạt động theo hướng hiện đại hóa, ứng dụng cơng nghệ, kỹ thuật hiện đại, đẩy mạnh hoạt động dịch vụ, các địa điểm đặt máy ATM, máy POS ngày càng nhiều. Tính đến cuối năm 2012, trên tồn quốc số lượng thẻ trong toàn hệ thống đạt 28.5 triệu với hơn 11.000 máy ATM và 50.000 máy POS. Thẻ ngân hàng ngày càng trở nên phổ biến và được các ngân hàng chú trọng và phát triển.

Hệ thống thanh tốn qua NH, thanh tốn khơng dùng tiền mặt cũng đã thu hút một lượng vốn lớn: Khuôn khổ pháp lý về hoạt động thanh tốn của NH khơng ngừng được hoàn thiện, làm cơ cở để các NHTM đầu tư đổi mới công nghệ, cải tiến qui trình. Đặc biệt, việc ứng dụng cơng nghệ thông tin vào hoạt động NH đã giúp NHTM mở rộng các loại hình và các phương thức cung cấp dịch vụ; cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng nâng cao.

Chính sách lãi suất linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường. Dựa trên lãi suất cơ bản của NHNN, các TCTD chủ động điều chỉnh lãi suất huy động và lãi suất cho vay theo năm trong biên độ dao động cho phép, đảm bảo các qui định an toàn và hiệu quả trong kinh doanh NH, góp phần thực hiện tốt chính sách tài chính tiền tệ NHNN.

Chính sách quản lý ngoại hối từng bước tự do hóa, phù hợp với thông lệ quốc tế, bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu của cải cách hành chính, của luật doanh nghiệp trong việc phân định rõ quyền hạn và nghĩa vụ của doanh nghiệp; tạo ra sự thơng thống hơn cho các hoạt động kinh tế đối ngoại, giúp NHNN có điều kiện nghiên cứu, cơ chế chính sách theo mơ hình NHTW hiện đại.

Chính sách tỷ giá bước đầu điều chỉnh tương đối linh hoạt theo quan hệ cung cầu ngoại tệ, phản ánh tương đối chính xác sức mua của VND, tương quan giữa VND và các loại ngoại tệ của các nước có quan hệ thương mại, đầu tư với Việt Nam. Việc điều chỉnh tỷ giá linh hoạt tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM và NHNN tăng mua ngoại tệ từ thị trường, đáp ứng phần lớn các nhu cầu ngoại tệ của khách hàng, đảm bảo mục tiêu tăng dự trữ ngoại hối của nhà nước.

Qua các năm, các NHTM VN đều đạt và vượt mức các chỉ tiêu đề ra, đặc biệt là đối với hoạt động huy động vốn. Nhiều chương trình khuyến mãi và dự thưởng hấp dẫn cùng với các chính sách linh hoạt đã góp phần giúp cho các NHTM được ngày càng nhiều khách hàng biết đến và tin tưởng. Quy mô nguồn vốn tiền gửi tăng dần qua các năm với tốc độ tăng trưởng cao. Các mảng hoạt động dịch vụ, phát triển mạng lưới, phát triển nền tảng khách hàng, phát triển hệ thống công nghệ thông tin, hoạt động quản lý rủi ro cũng như quan hệ với các đối tác chiến lược... đều có bước tiến góp phần khẳng định vị thế và thương hiệu của các NHTM như là BIDV, Vietcombank, Vietinbank, ACB, Đông á, Sacombank…

Lợi nhuận qua các năm của BIDV, Vietcombank, Vietinbank, ACB, Đông á, Sacombank cũng tăng nhanh. Có thể thấy, phần lớn lợi nhuận mà ngân hàng thu được đều từ hoạt động huy động vốn tiền gửi. Chênh lệch giữa thu nhập lãi cho vay và chi phí trả lãi tiền gửi ln cao hơn nhiều so với chênh lệch giữa tổng thu nhập và tổng chi phí của ngân hàng qua các năm. Điều này khẳng định vai trò quan trọng của công tác huy động tiền gửi và cho vay đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Qua những tháng đầu năm 2013, tiền gửi từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt được khoảng 73.673 tỷ đồng, đạt 70% so với kế hoạch đề ra đến cuối năm 2012. Như vậy, với khả năng hiện có, đủ cơ sở để tin rằng các NHTM sẽ đạt thậm chí hồn thành vượt mức kế hoạch đề ra đối với công tác huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư.

2.3.2. Những khó khăn tồn tại và nguyên nhân

Hoạt động kinh doanh, của các doanh nghiệp ít nhiều gây bất lợi đối với hoạt động huy động vốn tiền gửi từ tổ chức kinh tế của ngân hàng. Những thách thức đặt ra trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới, sự cạnh tranh của ngành tài chính ngân hàng khơng chỉ trong phạm vi quốc gia mà cịn mang tính quốc tế với sự tham gia thị trường và chiếm lĩnh thị phần trong nước của các ngân hàng nước ngồi, buộc các NHTM phải khơng ngừng nâng cao năng lực tài chính và hoạt động, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ và mở rộng quan hệ khách hàng. Bên cạnh sự cạnh tranh của các ngân hàng nước ngồi thì áp lực cạnh tranh từ các ngân hàng trong nước rất lớn. Trong tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, các ngân hàng cạnh tranh khốc liệt trong cuộc chạy đua tìm kiếm khách hàng, thu hút vốn và chiếm lĩnh thị phần. Các ngân hàng hiện nay tương đồng với nhau về nhiều mặt như cơ sở hạ tầng, cơng nghệ, sản phẩm dịch vụ…

Ngồi ra, sự cạnh tranh và sự hấp dẫn của các kênh đầu tư khác như đầu tư vào chứng khoán, thị trường bất động sản đối với nguồn tài chính của khách hàng cũng tác động làm giảm khả năng huy động vốn của các ngân hàng.

2.3.2.1. Chiến lược huy động vốn và chính sách khách hàng

Nguyên nhân của vấn đề này là do ban lãnh đạo các NHTM chưa nhìn thấy được vai trò quan trọng của nhân viên, chưa đánh giá cao vị trí của nhân viên, chưa thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược huy động vốn và chiến lược chăm sóc khách hàng mang tính hiệu quả và cụ thể cho từng thời kỳ đối với công tác huy động vốn của các NHTM. Trong công tác huy động vốn của các NHTM, vẫn chưa xây dựng chiến lược huy động vốn rõ ràng và chiến lược chăm

sóc khách hàng cụ thể cho từng thời kỳ. Cụ thể là vẫn chưa có sự phân khúc thị trường để xác định khách hàng tiềm năng. Tất cả chỉ mới là kế hoạch tương lai nhưng không đề cập thời gian áp dụng cụ thể. Mọi chủ trương, kế hoạch, chính sách huy động vốn của các ngân hàng thương mại được phổ biến đến các cấp lãnh đạo phịng, trong khi nhân viên giao dịch và kiểm sốt viên là những người trực tiếp bán sản phẩm và giao tiếp với khách hàng lại rất mơ hồ về những vấn đề này. Nhân viên giao dịch ngân hàng chỉ được thơng báo về các sản phẩm, chương trình, quy trình mới về huy động vốn và các thể lệ đi kèm nhưng lại khơng hiểu ngun nhân vì sao ngân hàng lại triển khai loại hình sản phẩm này, đối tượng khách hàng hướng tới là ai và mục đích của ngân hàng là đạt được điều gì. Nếu làm tốt được điều này, chắc chắn sẽ nâng cao hiệu quả huy động vốn và gia tăng nguồn vốn huy động về cả quy mô lẫn chất lượng.

2.3.2.2. Sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các chi nhánh của NHTM

Các chi nhánh trong hệ thống các NHTM như là BIDV, ACB, Sacombank, Đông Á.. hoạt động kinh doanh độc lập, chạy đua với nhau về thành tích, về hiệu quả kinh doanh. Xét về mặt tích cực, sự cạnh tranh giữa các chi nhánh sẽ tạo động lực để các chi nhánh khơng ngừng hồn thiện mình, nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, điều này lại dẫn đến các yếu tố tiêu cực, đó là sự thiếu đồn kết, hỗ trợ giữa các chi nhánh. Đặc biệt là trong công tác huy động vốn, đã xảy ra tình trạng tranh giành khách hàng giữa các chi nhánh, bản thân khách hàng được lợi vì họ sẽ lựa chọn được chi nhánh phục vụ mình tốt hơn, nhưng đồng thời cũng tạo tâm lý nghi ngại cho khách hàng về tính thống nhất của cả hệ thống.

Nguyên nhân của vấn đề này là do ban lãnh đạo chỉ biết ra chỉ tiêu và chỉ có cách đánh giá cục bộ về hiệu quả công việc thông qua kết quả thực tế mà không biết cách đánh giá thơng qua q trình xử lý cơng việc cũng như hiệu quả lâu dài thay vì kết quả nhất thời. Ban lãnh đạo chưa đề ra được những tiêu chí cần thiết trong q trình huy động vốn tiền gửi ngồi tiêu chí doanh số huy động. Các tiêu

chí khác cần nêu ra ở đây là tiêu chí về xây dựng hình ảnh đẹp trong mắt khách hàng, tiêu chí về tính bền vững và lâu dài của mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng, tiêu chí về tính đồn kết và thống nhất của hệ thống các ngân hàng thương mại với nhau. Ban lãnh đạo với vai trò quản lý của mình chưa có sự động viên tinh thần làm việc của nhân viên, chưa có những giải pháp mang tính cụ thể để xây dựng mối quan hệ đoàn kết gắn bó giữa các bộ phận, phịng ban, chi nhánh trong hệ thống. Đây cũng là một trong những bài tốn khó khiến các nhà quản trị ngân hàng phải đau đầu.

2.3.2.3. Chất lượng nguồn nhân lực

Đội ngũ nhân viên NHTM phải vững về chuyên mơn, thành thạo về nghiệp vụ và phải chuẩn hóa trong phong cách phục vụ. Nhiều nhân viên còn làm việc theo kiểu “đúng trách nhiệm” nhưng lại thiếu sự quan tâm, dành tình cảm, thiếu sự thân thiện đối với khách hàng. Khách hàng giao dịch thành công nhưng khơng cảm thấy hài lịng vì được phục vụ bởi một nhân viên khá lạnh lùng,...đây là một thực tế ở rất nhiều ngân hàng thương mại trong nước.

Nguyên nhân của vấn đề này là do công tác đào tạo và tuyển dụng của các ngân hàng thương mại chưa được quan tâm đúng mức, chưa chú trọng về các kỹ năng mềm của ứng viên, kỹ năng này sẽ quyết định và có tầm quan trọng đối với ngân hàng. Nhân viên mới được tuyển dụng vào ngân hàng chỉ được đào tạo bởi các nhân viên cũ thơng qua q trình quan sát cơng việc của các nhân viên đã làm việc lâu năm. Điều này dẫn đến việc học nghiệp vụ của nhân viên tập sự không được liên tục, thông suốt và khơng mang tính khoa học. Vấn đề đạo đức nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp chưa được ban lãnh đạo các NHTM chú trọng truyền đạt và đào tạo cho nhân viên.

2.3.2.4. Chất luợng dịch vụ và các tiện ích đi kèm

Nguyên nhân là do ban lãnh đạo và nhân viên các NHTM chưa quan tâm đến nhu cầu, mong muốn và đặc điểm của khách hàng, chưa có sự khảo sát ý

kiến của khách hàng khi nghiên cứu xây dựng và triển khai các sản phẩm tiền gửi cùng với các tiện ích đi kèm, do đó, những hạn chế và sự kém thiết thực của các sản phẩm tiền gửi cùng với các tiện ích đi kèm là điều dễ hiểu. Các NHTM đang triển khai nhiều dịch vụ huy động vốn với kỳ hạn và lãi suất đa dạng, nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhưng lại rất ít các tiện ích đi kèm. Chẳng hạn như hiện tại vẫn chưa thấy trong danh sách cho dịch vụ huy động của một số NHTM có dạng tài khoản thanh tốn liên kết với tiền gửi có kỳ hạn hoặc tiền gửi tiết kiệm, theo đó, nếu số dư trong tài khoản thanh tốn vượt quá một hạn mức cụ thể nào đó theo sự thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng, phần dôi ra so với hạn mức trên sẽ được tự động chuyển sang tiền gửi có kỳ hạn hoặc tiền gửi tiết kiệm với kỳ hạn đã được thỏa thuận trước giữa ngân hàng và khách hàng. Dạng tiền gửi này chỉ được áp dụng tại một số ít ngân hàng và mang lại nhiều thuận tiệnvà lợi ích cho khách hàng. Đối với các sản phẩm huy động vốn có áp dụng khuyến mãi, áp dụng các điều kiện ràng buộc như tuyệt đối không rút trước hạn, chỉ được cầm cố để vay lai. Thực ra, quy định chặt chẽ như vậy sẽ khiến khách hàng không thoải mái khi tham gia và sẽ rất thiệt thòi cho khách hàng trong trường hợp có nhu cầu sử dụng tiền đột xuất. Nhiều sản phẩm đưa ra áp dụng nhưng không được hưởng ứng nhiều do những lợi ích hạn chế cũng với những bất tiện kèm theo khi sử dụng sản phẩm, gây tốn kém chi phí và thời gian một cách khơng cần thiết.

2.3.2.5. Thiếu tính chủ động trong công tác huy động vốn

Các ngân hàng chưa có bộ phận quan hệ khách hàng đúng nghĩa về lĩnh vực huy động vốn nói riêng và các hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung. Việc huy động vốn của ngân hàng chỉ được thực hiện tại quầy, tức là huy động vốn bị động hoặc huy động vốn qua điện thoại đối với các khách hàng đã từng giao dịch. Điều này khiến các ngân hàng bỏ lỡ những cơ hội rất lớn trong việc tìm kiếm khách hàng. Trong lúc các NHTM cứ bị động ngồi chờ khách hàng tự tìm đến với mình, các đối thủ khác đã tranh thủ tìm cách gặp gỡ và đặt mối quan

hệ với khách hàng trước rồi. Nguyên nhân là do ban lãnh đạo chưa thấy được tầm quan trọng của tính chủ động của ngân hàng trong công tác huy động vốn tiền gửi hoặc thấy được tầm quan trọng này nhưng chưa xây dựng được biện pháp và kế hoạch cụ thể để khai thác và phát huy khả năng này của nhân viên ngân hàng.

2.3.2.6. Sự thiếu liên kết giữa các bộ phận, phòng ban

Bộ phận dịch vụ khách hàng hội sở có nhiệm vụ nghiên cứu và cho ra đời các sản phẩm dịch vụ, bao gồm các sản phẩm huy động vốn của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, bộ phận này không trực tiếp tiếp xúc khách hàng nên không hiểu rõ nhu cầu, mongmuốn thực tế của khách hàng như bộ phận dịch vụ khách hàng ở chi nhánh và phòng giao dịch. Chương trình hoặc sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại các ngân hàng thương mại việt nam trên địa bàn tỉnh bình dương (Trang 55 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)