Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Ngân hàng 2010 2011 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 Mức tăng trưởng Tốc độ tăng trưởng Mức tăng trưởng Tốc độ tăng trưởng Tiền gửi của TC và cá nhân VCB 196.507 225.983 264.290 29.476 15% 38.307 17% Vietinbank 174.905 220.591 339.669 45.686 26% 119.078 54% BIDV 184.542 212.223 251.924 27.681 15% 39.701 19% ACB 75.113 98.355 198.000 23.242 31% 99.645 101% Sacombank 58.635 86.335 126.203 27.700 47% 39.868 46% Đông Á 29.797 36.714 47.756 6.917 23% 11.042 30% Chi phí trả lãi huy động vốn VCB 2.804 2.333 4.486 - 471 -17% 2.153 92% Vietinbank 2.257 3.423 4.459 1.166 52% 1.036 30% BIDV 2.311 3.121 4.399 810 35% 1.278 41% ACB 1.255 2.457 5.466 1.202 96% 3.009 122% Sacombank 2.433 3.478 6.351 1.045 43% 2.873 83% Đông Á 3.215 2.995 5.321 - 220 -7% 2.326 78% Tỷ suất chi phí trả lãi bình qn VCB 1,427% 1,032% 1,697% Vietinbank 1,290% 1,552% 1,313% BIDV 1,252% 1,471% 1,746% ACB 1,671% 2,498% 2,761% Sacombank 4,149% 4,028% 5,032% Đông Á 10,790% 8,158% 11,142%
(Tổng hợp từ các báo cáo thường niên của các NHTM qua các năm) Năm 2010, chi phí trả lãi huy động vốn của VCB là 2.804 tỷ đồng và năm 2011 là 2.333 tỷ đồng giảm 471 với tốc độ giảm 17% so với năm 2010. Tỷ suất chi phí lãi bình qn giảm là một điều đáng mừng đối với cơng tác huy động vốn nói riêng và hiệu quả kinh doanh nói chung. Chi phí giảm đồng nghĩa với sự gia tăng lợi nhuận, cái đích mà các ngân hàng đều nhắm đến, quy mô huy động vốn của VCB cũng tăng lên với tốc độ tăng trưởng 15%. Điều này đã dẫn đến kết quả tỷ suất chi phi lãi bình quân là 1,427% . Tỷ suất này cho thấy nếu bỏ ra thêm 0,0427 đồng tiền lãi để huy động thêm 1 đồng vốn huy động. Tỷ suất chi phí trả lãi năm
2011 là 1,032% giảm nhưng nguồn vốn huy động tăng có thể VCB đã có chi phí hợp lý, năm 2012 là 1,697%, ở mức này cho thấy VCB có mức chi phí trả lãi tương đối tốt. Tương tự Vietinbank huy động được 174.905 tỷ đồng và chi phí là 2.257 tỷ đồng, tỷ suất chi phi lãi bình quân là 1,290%. Tỷ suất này cho thấy bỏ ra thêm 0,0129 đồng tiền lãi để huy động thêm 1 đồng huy động vốn. Nhìn vào (bảng 2.6) ta thấy mức độ tăng trưởng của Vietinbank là khá cao năm 2011 so với 2010 là 26% và năm 2012 so với 2011 là 54%, với chi phí trả lãi 52% xuống cịn 30%, có thể nói cơng tác huy động vốn của Vietinbank có hiệu quả khá tốt nên phát triển và duy trì. Ngân hàng BIDV khá cao 15% năm 2011/2010 và 19% năm 2012/2011 và chi phí trả lãi tăng các năm, năm 2012 là cao nhất là 4399 tương đương 41%, có thể lý giải ngân hàng BIDV đang có những chương trình khuyến mãi, marketing hay mua những cơng nghệ mới cho dịch vụ huy động vốn. Tỷ suất chi phí lãi của ngân hàng BIDV năm 2010 đến năm 2012 lần lượt là 1,252%, 1,471% và 1,746%, chỉ có năm 2012 là cao nhất do biến động giảm của lãi suất nên khó thu hút khách hàng, tuy vậy nhưng nhìn chung mức chi phí của ngân hàng BIDV phù hợp và chắc chắn là làm ăn có lời do huy động vốn hiệu quả. Năm 2011 ngân hàng BIDV vốn huy động có mức tăng đều 27.681 tỷ đồng so với 2010 và năm 2012 so với năm 2011 là 39.701 tỷ đồng. Tương tự ngân hàng ACB có mức tăng trưởng cao 31% năm 2011 và 101% năm 2012 và chi phí tăng cao 96% và 122%, tỷ suất chi phí trả lãi từ năm 2010 đến năm 2012 lần lượt 1,671%, 2,498% và 2,761%, điều này cho thấy hoạt động huy động vốn của ACB là hiệu quả tuy năm 2012 cao nhưng khơng nhiều, do vậy có thể kết luận ngân hàng ACB có hiệu quả huy động vốn, tăng trưởng đều và chi phí trả lãi cũng tăng đều theo nguồn vốn huy động. Tương tự Sacombank tốc độ tăng trưởng của huy động vốn là 47% năm 2011 nhưng 2012 lại giảm nhưng khơng nhiều 46%, và tỷ suất chi phí trả lãi năm 2010 là 4,149% năm 2011 là 4,028% và năm 2012 là 5,032% là tương đối cao so với VCB, Vietinbank, BIDV và ACB, nhìn chung là chưa hiệu quả trong việc huy động vốn do tỷ suất chi phí trả lãi cao, nguồn vốn huy động của Sacombank cũng tốt nhưng chi phí lại cao, có thể do Sacombank đã bỏ nhiều chi phí trong việc huy
động vốn bằng các chương trình khuyến mãi hấp dẫn để thu hút khách hàng do vậy mà chi phí tăng cao và năm 2012 do lãi suất huy động giảm, khách hàng sẽ tìm nguồn đầu tư sinh lãi khác, do đó để giữ chân khách hàng cần phải tốn nhiều chi phí khuyến mãi hơn về dịch vụ huy động vốn hay tăng chi phí thưởng cho nhân viên có chỉ tiêu huy động tốt. Ngân hàng Đơng Á ngược lại có mức độ tăng trưởng thấp và chi phí phải bỏ ra lại nhiều, tỷ suất chi phí trả lãi là 10,790%, 8,158% và 11,142% rất cao, cao nhất so với các ngân hàng VCB, Vietinbank, BIDV, ACB và Sacombank. Có thể lý giải rằng năm 2011, là năm lãi suất có nhiều biến động, lãi suất tăng cao cùng với sự gia tăng nguồn vốn huy động đã làm đội chi phí lãi của ngân hàng lên và năm 2012 cũng có biến động lãi suất giảm nhưng và không thu hút được khách hàng nên cần có chi phí cho việc thu hút khách hàng, ngân hàng Đơng Á có chi phí cao và chỉ huy động ở mức 6.917 tỷ đồng năm 2011 so với 2010 và năm 2012 là 11.042 tỷ đồng rất thấp so với ngân hàng bạn. Vì vậy ngân hàng này đã không huy động vốn tốt và thật sự chưa hiệu quả
Nói chung, từ số liệu trên của ngân hàng đại diện cho các ngân hàng thương mại cho thấy sự gia tăng chi phi lãi của ngân hàng trong điều kiện thị trường có nhiều biến động ảnh hưởng không tốt đến công tác huy động vốn là điều có thể hiểu được, nhằm thu hút nhiều hơn lượng tiền gửi của khách hàng, nhất là khi các ngân hàng đang cạnh tranh bằng các chương trình khuyến mãi và các cuộc chạy đua lãi suất. Nhìn qua bảng số liệu ta thấy rằng chi phí của ngân hàng Vietinbank, BIDV và VCB là thấp nhất so với ACB, Sacombank và Đơng Á. Điều này có thể lý giải các ngân hàng này có thị phần lớn và có chính sách chi phí hợp lý để có được nguồn vốn huy động hiệu quả. Với chi phí trả lãi thấp và mức độ tăng trưởng cao cho thấy hoạt động huy động vốn của ngân hàng Vietinbank, ngân hàng BIDV, ngân hàng VCB và ngân hàng ACB là khá tốt và hiệu quả. Riêng đối với Sacombank và Đông Á cần phải xem xét về chi phí huy động vốn cũng như các chính sách chiến lược cho việc huy động vốn của các ngân hàng thương mại.
Việc gia tăng chi phí lãi trong điều kiện nguồn vốn huy động cũng gia tăng tương ứng, nhất là khi thị trường có nhiều biến động, các ngân hàng cạnh tranh
nhau về lãi suất huy động là điều có thể chấp nhận được. Bởi lãi suất huy động tuy là chi phí đối với ngân hàng nhưng là một trong các yếu tố quan trọng tác động đến quyết định và hành vi gửi tiền của khách hàng. Vấn đề đặt ra đối với ngân hàng là bên cạnh việc cần phải xây dựng và điều chỉnh lãi suất huy động sao cho hợp lý, vừa mang tính cạnh tranh nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ đúng theo quy định của ngân hàng Nhà nước là điều đầu tiên nên làm.
2.2.3. Tương quan giữa huy động vốn và cho vay
2.2.3.1. Tương quan về kỳ hạn