2.3. Thực trạng năng lực cạnh tranh của NHTMCP Ngoại thương Việt Nam
2.3.5. Mạng lưới phân phối
Tính đến cuối năm 2010, mạng lưới hoạt động của VCB gồm Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở Giao dịch, gần 400 chi nhánh và phòng giao dịch trên tồn quốc, 2 cơng ty tại nước ngồi, 1 văn phịng đại diện tại Singapore, 4 cơng ty liên doanh, 2 công ty liên kết và 01 Trung tâm đào tạo. Bên cạnh đó VCB cịn phát triển một hệ thống Autobank với gần 16.300 máy ATM và điểm chấp nhận thanh tốn thẻ (POS) trên tồn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.300 ngân hàng đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Mạng lưới hoạt động của VCB đã tăng lên đáng kể từ năm 1976 (4 điểm: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh), nhưng vẫn cịn rất mỏng so với quy mô tổng tài sản của ngân hàng. Gần 1/2 điểm hoạt động được mở sau quyết định
888 ngày 16/06/2005 của NHNN. Các chi nhánh VCB trước đây chỉ tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn, hiện nay đã phủ khắp hầu hết các tỉnh, thành cả nước, nhưng mật độ còn thấp. Mạng lưới hoạt động trong nước của VCB ít hơn nhiều so với các NHTMNN khác, bằng khoảng 1/3 của VIETINBANK, 2/3 BIDV, và 1/5 AGRIBANK.
VCB là NHTM đầu tiên (năm 1978) lập cơng ty liên doanh ở nước ngồi tại Hồng Kông (Công ty Vinafico), nhằm thực hiện nhiệm vụ cầu nối thanh toán giữa Việt Nam với thế giới bên ngồi, khơng thuần túy vì lợi nhuận.
Bên cạnh phát triển các điểm giao dịch truyền thống, VCB hiện đi đầu trong việc phát triển kênh phân phối hiện đại, dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ ngân hàng tự động với hệ thống POS lớn nhất và máy ATM lớn nhì Việt Nam. Đến nay, VCB đã triển khai thành công các dịch vụ sau:
Ngân hàng qua mạng Internet (Internet - banking):
- Dịch vụ VCB-iB@nking (áp dụng cho khách hàng cá nhân): truy cập tài khoản, xem số dư, nhận sao kê qua email, liệt kê các giao dịch trong 3 tháng gần nhất, chuyển tiền trong hệ thống và ngoài hệ thống, số tiền theo định mức 100 triệu đồng/ngày, thanh tốn hóa đơn dịch vụ, thanh tốn thẻ tín dụng, và một số tiện ích khác.
- VCB-Money (áp dụng cho khách hàng là định chế tài chính, tổ chức): xử lý giao dịch trực tuyến, truy vấn tài khoản, thanh toán trực tuyến đối với các giao dịch Ủy nhiệm chi, Ủy nhiệm thu, Mua bán ngoại tệ, Chuyển tiền đi nước ngoài, Trả lương tự động .v.v
- Dịch vụ VCB-eTour: đặt, thanh tốn dịch vụ du lịch tại các cơng ty cung cấp dịch vụ có liên kết với Vietcombank.
Ngân hàng qua mạng điện thoại di động (Mobil-banking).
- Dịch vụ VCB SMS-B@nking: Thông tin về số dư tài khoản; thông tin hạn mức của tất cả các loại thẻ tín dụng; thơng tin 05 giao dịch gần nhất
và chi tiết từng giao dịch; thông tin về tỷ giá, lãi suất; thông tin địa điểm đặt máy ATM, quầy giao dịch; dịch vụ tin nhắn chủ động - nhận tin nhắn thông báo thay đổi số dư tài khoản và chi tiêu thẻ;
- Dịch vụ VCB-eTopup nạp tiền cho thuê bao di động trả trước; dịch vụ trợ giúp các sử dụng VCB - SMS B@nking.
Ngân hàng qua điện thoại (Phone - banking): Dịch vụ ngân hàng 24 x7 qua điện thoại VCB–Phone B@nking, khách hàng gọi qua một số điện thoại cố định được ngân hàng cài đặt để được cung cấp thông tin về số dư tài khoản, tỷ giá, và một số tiện ích khác.
2.3.6. Thanh khoản
Lịch sử hình thành của VCB là ngân hàng đối ngoại, và là một trong 23 DNNN hạng đặc biệt của Việt Nam nên VCB có nhiều lợi thế so với các ngân hàng khác. VCB được các NHNNg tin tưởng trong nghiệp vụ thanh toán, bảo lãnh LC, giao dịch đối ngoại khác và là đầu mối mở tài khoản giao dịch và thanh toán cho nhiều NHTM nên lượng tiền gửi không kỳ hạn rất lớn, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tiền gửi; một phần tiền gửi không kỳ hạn được sử dụng cho vay có thời hạn nên chênh lệch lãi suất lớn. Điều này tạo cho VCB lợi thế huy động vốn chi phí thấp hơn các NHTM khác.
VCB từ lâu được đánh giá là ngân hàng có tính thanh khoản tốt hàng đầu Việt Nam. Hiện nay, VCB là một trong những ngân hàng cho vay tích cực trên thị trường liên ngân hàng Việt Nam.
Trong giai đoạn 2006-2010, tỷ lệ Cho vay khách hàng/Tiền gửi khách hàng của VCB tăng dần từ 60,5% đến 84,9%, thấp hơn các NHTMNN, cao hơn STB và ACB.
VCB đã hoạt động theo mơ hình cổ phần từ giữa năm 2008, một khi cơ cấu vốn cổ phần nhà nước giảm đáng kể thì mức độ ưu tiên của chính phủ trong việc giao VCB quản lý vốn trong một số hoạt động của chính phủ có thể giảm, và các
DNNN lớn có thể cịn tiếp tục chuyển dịch vụ sang ngân hàng khác. Hơn nữa, Việt Nam mở cửa hoàn toàn thị trường ngân hàng vào năm 2010, các NHNNg vào Việt Nam nhiều hơn, và họ sẽ ngày càng thu hút các khoản tiền gửi giao dịch ở chính quốc với Việt Nam. Điều này có nguy cơ dẫn đến lượng tiền gửi thanh toán trong tổng vốn huy động tại VCB tiếp tục giảm, và có thể dẫn đến giảm tính thanh khoản của VCB trong tương lai.
Hình 2.13: Tỷ lệ cho vay/tiền gửi khách hàng của 6 NHTM hàng đầu (2006-2010)
60.50% 69.00% 71.60% 83.60% 84.90% 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% 120.00% VCB 60.50% 69.00% 71.60% 83.60% 84.90% ICB 87.60% 90.70% 99.30% 74.00% 68.90% BIDV 91.30% 95.40% 96.00% 107.30% 100.50% AGRIBANK 113.80% 105.30% 96.30% 96.50% 97.00% ACB 58.20% 57.80% 46.40% 57.20% 63.20% STB 67.60% 62.60% 57.50% 64.30% 61.40% BQ 6NH 79.80% 80.10% 77.80% 80.50% 79.30% 2006 2007 2008 2009 2010
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2006-2010 các ngân hàng [10] và tính tốn của tác giả.