Nhận xét về năng lực cạnh tranh của Vietcombank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam giai đoạn 2010 2020 (Trang 65 - 69)

2.4.1. Thành tựu

Gần nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank luôn giữ vị thế là nhà cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án… cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công cụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử …

Thành lập ngày 1/4/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), trải qua 48 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất nước, phát huy tốt vai trò của một ngân hàng đối ngoại chủ lực, phục vụ hiệu quả cho phát triển kinh tế trong nước, đồng thời tạo ra những ảnh hưởng quan trọng đối với cộng đồng tài chính khu vực và tồn cầu.

Là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn để thực hiện thí điểm cổ phần hóa, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã chính thức hoạt động ngày 2 tháng 6 năm 2008, sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thơng qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chứng ngày 26/12/2007.

Với thế mạnh là công nghệ, Vietcombank là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng và không ngừng đưa ra các sản phẩm dịch vụ điện tử nhằm “đưa ngân hàng tới gần khách hàng” như: dịch vụ Internet banking, VCB-Money (Home banking), SMS banking, Phone banking,…

Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã phát triển rộng khắp toàn quốc với mạng lưới bao gồm Hội sở chính tại Hà Nội, 1 Sở giao dịch, gần 400 chi nhánh và phịng giao dịch trên tồn quốc, 3 cơng ty con tại Việt Nam, 2 công ty con tại nước ngồi, 1 văn phịng đại diện tại

phát triển một hệ thống Autobank với gần 16.300 máy ATM và điểm chấp nhận thanh tốn thẻ (POS) trên tồn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.300 ngân hàng đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Năm 2010 đánh dấu sự thành công của Vietcombank trong việc thay đổi chiến lược kinh doanh chuyển từ một ngân hàng bán buôn thành một ngân hàng đa năng trên cơ sở vừa phát huy lợi thế, vừa củng cố, vừa giữ vững vị thế của ngân hàng bán buôn đồng thời đẩy mạnh hoạt động bán lẻ để đa dạng hóa hoạt động, tối đa hóa lợi nhuận. Vietcombank đã liên tục nghiên cứu đưa ra thị trường các sản phẩm đa dạng với tiện ích cao cho các hoạt động: huy động vốn, tín dụng thể nhân, dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ chuyển tiền, …; nhiều sản phẩm bán lẻ đã thu hút được lượng khách hàng lớn như: dịch vụ ngân hàng hiện đại VCB-ib@Banking, VCB-SMSB@nking;... Từng bước khẳng định Vietcombank đang tiến dần vào vị thế mục tiêu là một trong 5 ngân hàng hàng đầu về dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

Không ngừng nổ lực, sáng tạo vượt qua khó khăn thử thách, tiếp tục thực hiện phương châm “Tăng tốc – An toàn – Chất lượng – Hiệu quả” trong hoạt động kinh doanh, nhiều năm liền trở lại đây Vietcombank đã có những bước đột phá, đưa ngân hàng đạt các mức lợi nhuận kỷ lục, luôn dẫn đầu hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. Năm 2010, Vietcombank đạt lợi nhuận trước thuế 5.479 tỷ đồng, tăng 9,5% so với năm 2009 và vượt 22% kế hoạch do Đại hội đồng cổ đông giao; ROE đạt 22,55%; nợ xấu là 2,83% (thấp hơn mục tiêu kế hoạch đặt ra năm 2010 là dưới 3,5%).

Năm 2010, cùng với sự đánh giá cao của các tổ chức quốc tế bình chọn Vietcombank là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” trên nhiều lĩnh vực hoạt động (quản lý tiền mặt, kinh doanh ngoại hối, tài trợ thương mại), Vietnam Report phối hợp với Tạp chí Thuế (Tổng cục Thuế) cũng đã cơng bố và và bình chọn Vietcombank là Ngân hàng nộp thuế thu nhập lớn nhất Việt Nam, doanh nghiệp nộp thuế thu nhập lớn thứ 4 cả nước, ghi nhận sự đóng góp to lớn của Vietcombank đối

với ngân sách nhà nước đồng thời khẳng định tính hiệu quả vượt trội trong hoạt động của Vietcombank nhiều năm qua.

Hoạt động quản trị của Vietcombank cũng tiếp tục được thực thi theo quan điểm điều hành linh hoạt và quyết liệt, tạo đột phá trong hoạt động bán lẻ đi đôi với đẩy mạnh bán buôn, bám sát với diễn biến thị trường, từng bước đưa ngân hàng phát triển theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp và hiệu quả, với mục tiêu chiến lược đưa Vietcombank trở thành tập đồn tài chính đa năng nằm trong Top 70 các định chế tài chính lớn nhất Châu Á và giữ vị thế hàng đầu tại Việt Nam.

2.4.2. Hạn chế

Cho đến thời điểm trước khi bán 15% vốn cho Ngân hàng Mizuho (Nhật Bản) vào ngày 30/09/2011, Nhà nước vẫn nắm giữ cổ phần tại Vietcombank với tỷ lệ chi phối hơn 90%. Do đó, trong một thời gian dài phương thức quản lý và điều hành chưa thể cải cách nhanh được.

Cơ sở vật chất, cụ thể là trụ sở, văn phòng làm việc của các chi nhánh, phòng giao dịch hiện nay phần lớn chưa được đầu tư xứng tầm với thương hiệu Vietcombank.

Sự đổi mới trong dịch vụ và đa dạng sản phẩm còn chậm so với một số đối thủ cạnh tranh và nhu cầu của thị trường.

Chiến lược tiếp thị chưa được chú trọng một cách thích đáng.

Mạng lưới phân phối của Vietcombank vẫn còn rất mỏng so với quy mô của ngân hàng. Mặc dù các chi nhánh đã phủ khắp các tỉnh, thành trong cả nước nhưng mật độ còn thấp, thấp hơn nhiều so với các NHTMNN khác.

2.4.3. Nguyên nhân

Theo quy định của pháp luật, Vietcombank có thể bán 30% vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, đến nay cổ đơng bên ngồi chiếm chưa đến 10%. Kế hoạch lựa chọn cổ đơng chiến lược từ nước ngồi ln gặp nhiều trở ngại. Một trong những ngun nhân chính là khó khăn trong xác định giá bán cổ phần. Kể từ sau khi IPO với giá

hơn 100.000 VND/cổ phiếu, đến nay giá mỗi cổ phiếu của VCB chỉ còn hơn 21.000 VND. Nhà nước, mà đại diện quản lý vốn là Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giữ vai trò chi phối.

Vietcombank cũng nhận thức được vấn đề cơ sở vật chất là yếu tố quan trọng xây dựng giá trị thương hiệu. Nhưng cơ chế, chính sách trong quản lý nhà đất, trong đầu tư xây dựng cơ bản là một trong những rào cản.

Do tiền thân là một ngân hàng mạnh về bán bn, nên q trình thực hiện chiến lược phát triển bán lẻ và đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng cần có thời gian và sự phản hồi tích cực về hiệu quả.

Thời gian gần đây, Vietcombank đã có những chương trình tiếp thị, quảng bá hình ảnh tích cực. Tuy nhiên, chiến lược tiếp thị chưa thực sự xứng tầm với thương hiệu nhằm tạo ưu thế trên thị trường.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2 đề tài đã đánh giá thực trạng cạnh tranh VCB trên các tiêu chí chủ yếu: năng lực tài chính, sản phẩm dịch vụ ngân hàng, hệ thống phân phối, hiệu quả hoạt động, năng lực quản trị điều hành, chất lượng nhân viên và công nghệ thông tin; chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của VCB; so sánh VCB với một số ngân hàng nước ngoài nhằm làm cơ sở cho việc đưa ra giải pháp, kiến nghị nâng cao năng lực cạnh tranh của VCB trong chương 3.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NHTMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam giai đoạn 2010 2020 (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)