1.1.2 .5Thanh toán quốc tế làm tăng cường quan hệ đối ngoại
2.1 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam và
Nam và chi nhánh Sài Gòn
2.1.1 NHNo&PTNT Việt Nam (Agribank)
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam được thành lập ngày 26/03/1988. Đến ngày 14/11/1990, ngân hàng được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam theo quyết định số 400/CT ngày 14/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Từ ngày 15/10/1996, được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (goi tắt là Agribank) theo quyết định số 280/QĐ-NHNN ngày 15/10/1996 của Thống đốc NHNN Việt Nam.
Hoạt động theo Luật các TCTD Việt Nam, đến nay, Agribank luôn là NHTM hàng đầu, giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng như đối với các lĩnh vực khác của nền kinh tế Việt Nam. Agribank là NHTMQD lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tính đến tháng 12/2009, vốn tự
có của Agribank đạt gần 22.176 tỷ đồng, tổng nguồn vốn huy động đạt 434.331 tỷ đồng, tổng tài sản có trên 470.000 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt 354.112 tỷ
đồng, với hơn 2300 chi nhánh và phòng giao dịch được bố trí rộng khắp trên tồn quốc cùng với trên 35.135 cán bộ, công nhân viên. (Nguồn [21]: Website Agribank)
- Mạng lưới ngân hàng đại lý: Agribank là một trong số các ngân hàng có quan hệ
đại lý lớn nhất Việt Nam, đến nay đã có quan hệ với hơn 1.040 ngân hàng tại 97 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau trong đó có hơn 50 đại lý có chi nhánh tồn cầu, bao gồm các ngân hàng có tên tuổi như: Citi group, Standard Chartered, HSBC, JPMorgan Chase, Deutsch Bank… tạo thêm uy tín cho Agribank và giảm thiểu những rủi ro trong nghiệp vụ của ngân hàng chi nhánh. Bằng cách thiết lập các
28
mối quan hệ đại lý trên phạm vi tòan cầu Agribank có thể thực hiện các giao dịch tài chính quốc tế, chuyển tiền quốc tế, kinh doanh ngoại tệ….(Nguồn [21]: Website Agribank)
Bảng số 2.1: So sánh ngân hàng ngân hàng đại lý của một số NHTM tính đến hết năm 2010
Ngân hàng Ngân hàng đại lý
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) 800 ngân hàng tại 100 quốc gia Ngân hàng TMCP Ngoại Thương (VCB) 1250 ngân hàng tại 96 quốc gia Ngân hàng Đầu Tư Phát Triển (BIDV) 911 ngân hàng tại 92 quốc gia
Ngân hàng nông nghiệp &PTNT
(Agribank) 1040 ngân hàng tại 97 quốc gia
Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu
(Eximbank) 803 ngân hàng tại 75 quốc gia
(Nguồn [21], [22], [23], [24], [25] : website của các ngân hàng)
Nếu so sánh với một số NHTM, có thể thấy Agribank có quan hệ đại lý khá rộng lớn tại nhiều quốc gia nhất. Mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp là điều kiện tiên quyết hỗ trợ và đẩy nhanh tốc độ xử lý các giao dịch TTQT, giảm chi phí thâm nhập thị trường, điều chỉnh chi phí giao dịch hợp lý cạnh tranh, gia tăng các lọai hình dịch vụ cung cấp cho khách hàng tại nước ngòai. Nghiệp vụ ngân hàng đại lý liên quan và hỗ trợ cho các nghiệp vụ kinh doanh khác của Agribank như: thông báo L/C, thương lượng, thanh toán, bảo lãnh, đầu tư…, đồng thời mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của dịch vụ này.
Cùng với việc thiết lập quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài, trong những năm qua Agribank cịn liên tục mở và duy trì các tài khoản tiền gửi thanh toán tại các ngân hàng nước ngoài bằng các loại ngoại tệ khác nhau nhằm phục vụ nhu cầu thanh toán XNK đa dạng và ngày càng phát triển. Cho đến nay, Agribank đã mở và duy trì hơn 40 tài khoản thanh tốn USD, EUR tại các ngân hàng hàng
29
đầu ở Mỹ như ngân hàng Bank of New York, JP Morgan Chase, Deutsche Bank, Citi Bank... và tại các ngân hàng lớn ở Châu Âu như BHF Bank, Dresdner Bank, Bayerisch Hypo und Veirnsbank... Ngồi ra, Agribank cịn mở và duy trì các tài khoản thanh tốn bằng các loại ngoại tệ mạnh khác như JPY, GBP, AUD...
- Công nghệ sử dụng: Agribank là thành viên của hiệp hội SWIFT (Sociaty For Worldwide Interbank Finance Telecommunication), sử dụng công cụ viễn thông đảm bảo phục vụ khách hàng trên tòan thế giới trong suốt 24h mỗi ngày. Các giao dịch TTQT của Agribank hiện nay đều thực hiện bằng SWIFT, do đó tốc độ xử lý nhanh và chính xác.
Agribank luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến. Agribank là ngân hàng đầu tiên hoàn thành Dự án Hiện đại hoá hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng IPCAS (Intra-bank Payment and Customer Accounting System) do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Việc triển khai thành công hệ thống IPCAS đã xố bỏ tình trạng tồn tại rất nhiều hệ thống cũ phân tán với nhiều phiên bản phần mềm, cơng nghệ lạc hậu, rủi ro cao, khó kiểm soát. Các giao dịch TTQT được xử lý liên tục nên tốc độ, thời gian xử lý một giao dịch nhanh hơn. Tháng 5/2009, Agribank hoàn thành chuyển đổi hệ thống IPCAS sang phiên bản mới, bổ sung 2 module mới là Thông tin quản lý (MIS), Quản trị nội bộ (GA). Với hệ thống IPCAS đã được hoàn thiện, Agribank đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, với độ an tồn và chính xác cao đến mọi đối tượng trong và ngồi nước, nâng cao sức mạnh cạnh tranh và thích ứng nhanh chóng trong q trình hội nhập nền kinh tế quốc tế.
2.1.2 Chi nhánh NHNo&PTNT Sài Gòn (Agribank Sài Gòn)
Tiền thân là Sở giao dịch 2, được thành lập theo quyết định số 61/NH-QĐ ngày 01/04/1991 của Thống đốc NHNN Việt Nam. Sở giao dịch 2 có các nhiệm vụ: kinh doanh như những đơn vị thành viên khác với tất cả các nghiệp vụ của một NHTM, đồng thời làm nhiệm vụ của văn phịng phía nam của NHNoVN để tiếp nhận sự chỉ đạo của Chính phủ, các bộ tại khu vực phía nam.Tuy nhiên qua nhiều
30
năm hoạt động nhận thấy trong một đơn vị vừa kinh doanh vừa làm cơng tác chỉ đạo nên dễ có sự chồng chéo, vì vậy ngày 08/07/1995 Tổng giám đốc NHNo&PTNT đã có quyết định số 273/QĐ-NHNo “Về việc thành lập sở giao dịch II” trực thuộc Văn Phòng Đại Diện Khu Vực Miền Nam, theo đó mơ hình tổ chức của Sở Giao Dịch II chỉ cịn 3 phịng : tín dụng, kế tốn, ngân quỹ. Các lĩnh vực khác đều do các khối ở văn phòng đảm trách. Để đáp ứng nhu cầu kinh doanh ngày một thuận tiện hơn, năm 1999 Sở Giao Dịch II được tách khỏi Văn Phòng Đại Diện Khu Vực Miền Nam trở thành một đơn vị thành viên trực thuộc NHNo&PTNT VN có tồn bộ các chức năng họat động như một chi nhánh tỉnh thành phố khác. Đến tháng 25/02/2002 theo quyết định số 41/QĐ/HĐQT-TCCB chuyển Sở Giao Dịch II thành chi nhánh NHNo&PTNT Sài Gòn (Agribank Sài Gòn).
So với các NHTM trên địa bàn, Agribank Sài Gòn tuy ra đời sau nhưng tốc độ mở rộng kinh doanh đã có sự tăng trưởng vượt bậc, hoạt động phong phú và tồn diện hơn. Agribank Sài Gịn dần dần trở thành một trong những chi nhánh lớn không chỉ riêng tại Tp.HCM mà còn trong cả hệ thống Agribank.Với năm đầu nguồn vốn chỉ có 12.8 tỷ VNĐ thì đến 31/12/2005 đã có số dư gần gấp 400 lần, chi nhánh đã tự cân đối vốn tại chỗ và thừa bán cho trung ương. Dư nợ tăng gấp 10 lần, từng bước chuyển hướng đầu tư đa ngành nghề, đa thành phần kinh tế, từng bước rút dần dư nợ ở những đơn vị làm ăn kém hiệu qủa. Hoạt động TTQT ra đời muộn hơn những ngân hàng bạn, nhưng là đơn vị đầu mối của cả khu vực phía nam nên đã phát triển cao. Đến năm 2005 doanh số TTQT của Agribank Sài gòn đã vượt gấp trên 1000 lần khi mới thành lập.
Qua hơn 15 năm hình thành và phát triển, đến hơm nay Agribank Sài Gịn đã tiến hành mở rộng địa bàn và giao dịch theo đúng quy định của NHNo&PTNTVN, được xếp hạng doanh nghiệp nhà nước hạng I. Đến cuối năm 2007, Agribank Sài Gịn đã có 13 điểm giao dịch bao gồm: 1 hội sở chính , 7 chi nhánh cấp II, 2 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh cấp I và 3 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh cấp II. Năm 2008, thực hiện Quyết định 195/NHNN ngày 16/01/2008 về việc điều chỉnh hệ thống NHNo&PTNTVN, ngày 29/02/2008 NHNo&PTNT Việt Nam ra quyết
31
định tách chuyển và nâng cấp 5 chi nhánh cấp II của Chi nhánh Sài Gòn thành chi nhánh cấp I trực thuộc trung ương, hai chi nhánh cấp II còn lại chuyển thành phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh Sài Gịn. Như vậy tính đến 31/12/2010, Agribank Sài Gịn có 06 điểm giao dịch bao gồm: 1 hội sở chính, 5 phịng giao dịch trực thuộc.
Agribank Sài Gòn hiện đang cung cấp những sản phẩm dịch vụ của một ngân hàng hiện đại bao gồm:
- Nhận các loại tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm , kỳ phiếu bằng VNĐ và ngoại tệ từ các tổ chức kinh tế và cá nhân
- Thực hiện tài trợ bằng VNĐ và USD các dự án , chương trình kinh tế lớn - Cho vay các thành phần kinh tế theo lãi suất thỏa thuận với các loại hình cho vay đa dạng như: ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VNĐ và USD. Cho vay cá nhân và hộ gia đình có đảm bảo bằng tài sản , cho vay tiêu dung, cho vay du học sinh …
- Phát hành thẻ nội địa, thẻ quốc tế Visa , Master ,…
- Bảo lãnh ngân hàng: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh đối ứng.
- Thanh toán xuất nhập khẩu hàng hóa dịch vụ
- Chuyển tiền nhanh Western Union, chuyển tiền du học sinh, kiều hối…