1.1.2 .5Thanh toán quốc tế làm tăng cường quan hệ đối ngoại
2.2 Sơ lược về hoạt động kinh doanh của Agribank Sài Gòn giai đoạn 2007 – 2010
2010
2.2.1 Sơ lược về hoạt động kinh doanh của Agribank giai đoạn 2007- 2010
Trong những năm qua hoạt động kinh doanh của Agribank đã có những bước tiến mới, đạt được những thành tựu nhất định, góp phần vào sự phát triển kinh tế cũng như hoạt động XNK của nền kinh tế, chuyển dần từ thế bị động sang thế chủ động tiếp cận khai thác các cơ hội hợp tác. Tuy nhiên, trong năm 2009 bước sang năm 2010, nền kinh tế thế giới tiếp tục đối mặt với sự suy thoái nặng nề của hầu hết các nền kinh tế lớn đã thu hẹp thị trường xuất khẩu, thị trường vốn và có nhiều tác động tiêu cực đến nền kinh tế-xã hội nước ta. Trong bối cảnh kinh tế diễn biến phức tạp đó, Agribank vẫn được các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Ngân
32
hàng Phát triển châu Á (ADB), Cơ quan phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) tin tưởng giao phó và tiếp nhận vốn nhiều dự án tài trợ quan trọng. Ngoài ra Agribank cũng tham gia và chủ trì nhiều hội nghị quốc tế quan trọng, xúc tiến các bước nhằm mở rộng phạm vi hoạt động. Tháng 10/2007 Agribank được UNDP xếp hạng là doanh nghiệp số một trong số 200 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Agribank liên tục trong các năm 2007-2010 đã nhận được giải thưởng “Ngân hàng thực hiện xuất sắc nghiệp vụ thanh tóan quốc tế” do ngân hàng Citibank tặng. Năm 2010 đạt giải thưởng “Chất lượng thanh toán đạt chuẩn STP” của ngân hàng Standard Chartered; “Xử lý thanh toán đạt chuẩn tự động cao” của ngân hàng HSBC (Anh), giải thưởng “Hợp tác sáng tạo về sản phẩm” từ J.P Morgan Chase. ….(Nguồn [21]: Website Agribank)
Bảng số 2.2: Sự tăng trưởng của Agribank giai đoạn 2007-2009
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Doanh số Tỷ lệ Doanh số Tỷ lệ Doanh số Tỷ lệ Tổng nguồn vốn
huy động (tỷ VNĐ) 305.671 375.033 +22,69% 434.331 +15,81% Tổng dư nợ
(tỷ VNĐ) 246.188 294.697 +19,70% 354.112 +20,16% Kinh doanh ngọai
tệ (triệu USD) 12.563 26.102 +107,76% 25.125 -3,73% Doanh số thanh
toán quốc tế (triệu
USD) 7.248 10.643 +47,25% 9.700 -8,86%
(Nguồn [5]: báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT VN năm 2007, 2008, 2009)
Qua bảng số liệu trên cho thấy trong ba năm 2007-2009 tổng nguồn vốn huy động tăng trưởng đáng kể, năm sau tăng hơn năm trước, đặc biệt là năm 2008 tất cả các kết qủa đạt được đều tăng cao. Trong năm 2009, do ảnh hưởng giảm từ thương mại thế giới nên doanh số TTQT và kinh doanh ngoại tệ có giảm so với năm 2008,
33
nhưng Agribank vẫn giữ được thị phần tương đương năm 2008. Đó là nhờ Agribank đã có bước đi đúng, tận dụng tốt cơ hội phát triển .
2.2.2 Sơ lược về hoạt động kinh doanh của Agribank Sài Gòn giai đoạn 2007-2010 2010
TP.HCM là một trung tâm kinh tế của cả nước, là vùng kinh tế trọng điểm phía nam, tại đây tập trung rất nhiều các định chế tài chính và TCTD trong và ngồi nước cùng nhau hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Hệ thống Agribank nói chung và Agribank Sài Gịn nói riêng đã khơng ngừng mở rộng mạng lưới hoạt động, hiện đại hố cơng nghệ ngân hàng, nâng cao năng lực quản trị và phát triển nguồn nhân lực, phát huy tối đa khả năng tài chính để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt trên địa bàn TP.HCM. Với thương hiệu Agribank Sài Gòn đã gây dựng được, Đảng ủy, Ban giám đốc chi nhánh đã nhận biết được những điểm mạnh, điểm yếu của chính mình để có các kế họach chiến lược cạnh tranh và phát triển bền vững.
2.2.2.1 Nguồn vốn
Agribank Sài Gịn có mức tăng trưởng bình qn 40%/năm, dư nợ bình quân tăng 20%/năm. Nếu năm đầu thành lập, nguồn vốn chỉ có 12.48 tỷ VNĐ thì đến năm 2007 là 12,130. tỷ VNĐ. Kể từ khi thực hiện đề án phát triển hoạt động kinh doanh trên địa bàn đô thị loại I vào năm 2001, tốc độ tăng trưởng liên tục và ổn định, năm sau cao hơn năm trước. Đó là sự phát triển đồng đều và mạnh mẽ của không chỉ hội sở mà của tất cả các phòng giao dịch trực thuộc. Các sản phẩm ngân hàng cung cấp nhằm huy động vốn ngày càng đa dạng và phong phú từ nội tệ đến ngoại tệ, từ các loại tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn với các mức lãi suất cạnh tranh linh hoạt và mềm dẻo cho từng đối tượng khách hàng.
Tổng số khách hàng tiền gửi, tiền vay của chi nhánh tăng trưởng đều qua các năm, đến cuối năm 2008, chi nhánh chiếm 11% tổng nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT trên địa bàn TP.HCM. Năm 2009 do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế thế giới, lạm phát trong nước, hoạt động kinh doanh
34
huy động của chi nhánh đạt 6.499 tỷ (bao gồm cả ngoại tệ quy đổi), giảm 2.072 tỷ so với năm 2008, tỷ lệ giảm 23,91%. Cơ cấu nguồn vốn huy động đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực là giảm được hầu hết các khoản tiền gửi có lãi suất cao từ năm 2008 chuyển qua, góp phần giảm lãi suất đầu vào.Đến 31/12/2010, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh đạt 5,808 tỷ đồng (bao gồm cả ngoại tệ quy đổi), tuy giảm 691 tỷ so với năm 2009 nhưng so với chỉ tiêu kế hoạch 2010 đạt 103,7% (Nguồn[11]: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT chi
nhánh Sài Gòn năm 2007-2010)
Đồ thị số 2.1:
Biểu đồ tăng trưởng nguồn vốn Agribank Sài Gòn giai đoạn 2005-2010 8,571.70 5,808 5,100 7,065.20 7,963 6,499 0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 8,000 9,000 10,000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Năm Tỷ đồng Nguồn vốn
(Nguồn [11]: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Sài Gòn năm 2007-2010)
2.2.2.2 Dư nợ
Bảng số 2.3: Số liệu dư nợ của Agribank Sài Gòn giai đoạn 2007-2010
Năm Dư nợ (tỷ VNĐ) So sánh tuyệt đối (tỷ VNĐ) So sánh tương đối (%) 2007 3.918,00 490,10 14,30 2008 4.759,00 841,00 21,46 2009 4.320,00 -439,00 -9,20 2010 4.013,00 -307,00 -7,10
(Nguồn [11]: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Sài Gòn năm 2007-2010)
35
Dư nợ của chi nhánh tăng trưởng cả về số tương đối và tuyệt đối từ năm 2007-2008. Tuy nhiên năm 2007 mức tăng trưởng không cao bằng những năm trước là do chi nhánh đã từng bước chuyển hướng đầu tư đa ngành, đa nghề, đa thành phần kinh tế, trong đó rút dần dư nợ của những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu qủa, khơng có tài sản thế chấp sang những đơn vị làm ăn có hiệu quả, có tài sản thế chấp, những đon vị có bộ chứng từ hàng xuất tương đương với vốn vay, những đơn vị được xếp loại I theo quy định của Agribank. Năm 2009-2010, thực hiện chỉ đạo của Tổng giám đốc Agribank, chi nhánh đã tích cực giảm dư nợ cho vay đầu tư bất động sản, trích lập dự phịng rủi ro, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng là chính, vì vậy mức dư nợ đã giảm.
2.2.3 Về lợi nhuận
Tính đến nay Agribank Sài Gịn đã có số tích lũy thu nhập khá cao, thể hiện ở bảng sau:
Bảng số 2.4: Số liệu các khoản thu nhập - chi phí- quỹ thu nhập - tiền lương của Agribank Sài Gòn giai đoạn 2007-2010
Đơn vị: triệu VNĐ
Năm Tổng thu Tổng chi Qũy thu nhập Hệ số lương bình quân
2007 900.792 666.516 234.276 2,91
2008 1.205.970 1.007.123 209.352 3,22
2009 941.308 852.149 102.811 1,64
2010 926.172 861.790 79.843 1,29
(Nguồn [11]: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Sài Gòn 2007-2010)
So với các chi nhánh Agribank cùng hoạt động trên địa bàn TP.HCM thì qũy thu nhập của Agribank Sài Gòn trong giai đoạn 2007-2010 đều cao và là chi nhánh kinh doanh có hiệu quả, góp phần rất lớn trong việc tạo ra lợi nhuận cho toàn hệ thống Agribank. Đời sống CBCNV ngày càng được cải thiện. So sánh với mặt bằng chung về lương trong hệ thống NHTMQD, Agribank Sài Gòn căn bản đã nâng cao
36
mức lương cạnh tranh, ngồi ra cịn các khoản thu nhập khác như thưởng năng suất, các chế độ ưu đãi trợ cấp …