Kết quả hoạt động kinh doanh của Eximbank từ năm 2010 đến năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 40 - 45)

2.1 Giới thiệu về Eximbank

2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Eximbank từ năm 2010 đến năm

có hoạt động kinh doanh vàng mạnh và hiệu quả nhất hiện nay.

2.1.1.6 Hoạt động thẻ

Với chủ trương từng bước nâng tỷ lệ thanh tốn khơng dùng tiền mặt của Nhà nước, Eximbank đã có những bước chuẩn bị về cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ thanh tốn để hịa nhịp vào sự phát triển đó. Ngân hàng đã phát hành các loại thẻ Quốc tế mang thương hiệu Visa, MasterCard, thẻ nội địa; dịch vụ ATM, dịch vụ thanh toán thẻ qua mạng Internet, qua các điểm chấp nhận thẻ.

2.1.1.7 Đầu tư tài chính

Nhằm đa dạng hóa danh mục đầu tư và tận dụng thời cơ, từ tháng 6/2006, Eximbank đã thành lập Phịng Đầu tư Tài chính nhằm đưa nguồn vốn vào sử dụng với mức sinh lợi cao, góp phần tăng hiệu quả trong hoạt động của Eximbank. Đây là mục tiêu chiến lược của Eximbank trong viêc phát triển quy mô hoạt động ngân hàng và đa dạng hóa tài sản có.

2.1.1.8 Các dịch vụ khác

Ngồi các sản phẩm trên, Eximbank cịn cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ khác như: ngân quỹ, tư vấn tài chính tiền tệ, dịch vụ địa ốc, truy vấn tài khoản, Internet banking, Mobile banking, chuyển tiền từ nước ngoài.

2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Eximbank từ năm 2010 đến năm 2012 năm 2012

Để thấy rõ hơn những kết quả mà Eximbank đạt được, ta xem xét các chỉ tiêu tài chính của Eximbank với hai ngân hàng khác là Vietcombank và Techcombank, cùng trong giai đoạn 2010 đến 2012. Theo kết quả xếp hạng năng lực cạnh tranh tại

lễ công bố báo cáo thường niên chỉ số tín nhiệm Việt Nam năm 2012 thì Eximbank, Vietcombank và Techcombank thuộc cùng nhóm ngân hàng có năng lực cạnh tranh cao.

Biểu đồ 2.1: Tổng tài sản của Eximbank so với Vietcombank và Techcombank

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Eximbank, Vietcombank và Techcombank năm 2012)

Từ biểu đồ 2.1 ta thấy, tài sản của Vietcombank tăng liên tục từ năm 2010 đến 2012, tổng tài sản của Eximbank và Techcombank có sự thay đổi giống nhau, đó là từ năm 2010 đến năm 2011 có sự tăng mạnh nhưng từ năm 2011 đến năm 2012 có sự giảm xuống. Nguyên nhân do năm 2011 là một năm đầy khó khăn đối với nền kinh tế Việt Nam. Ngay từ đầu năm 2011, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11 ngày 24/02/2011 để kiềm chế lạm phát ổn định nền kinh tế vĩ mô, đảm bảo an ninh xã hội. Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp, nền kinh tế Việt Nam đã có chuyển biến, do đó tổng tài sản của các ngân hàng vẫn tăng. Tuy nhiên, bước sang năm 2012, tình hình kinh tế trong nước tiếp tục gặp khó khăn thử thách, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại nói chung, một số ngân

hàng đạt được hiệu quả kinh doanh thấp, thậm chí bị thua lỗ. Tổng tài sản của Eximbank và Techcombank cùng nằm trong xu hướng đó. Mặc dù tốc độ chỉ tiêu tăng trưởng và một số chỉ tiêu kinh doanh chững lại so với năm trước, nhưng Eximbank vẫn giữ vững và duy trì hoạt động kinh doanh ổn định. Tổng tài sản năm 2012 giảm 7% so với năm 2011.

Biểu đổ 2.2: Tổng vốn huy động của Eximbank so với Vietcombank và Techcombank

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Eximbank, Vietcombank và Techcombank năm 2012)

Từ biểu đồ 2.2, tổng huy động vốn của Eximbank so với Techcombank và Vietcombank thấp hơn rất nhiều. Tuy nhiên, trên biểu đồ ta thấy tổng nguồn vốn huy động của Eximbank, cũng như hai ngân hàng cịn lại có sự tăng đều đều và ổn định. Điều này cho thấy, mặc dù nền kinh tế đang gặp khó khăn nhưng các ngân hàng nói chung và Eximbank nói riêng vẫn có kế hoạch huy động vốn có hiệu quả.

Biểu đổ 2.3: Tổng dư nợ tín dụng của Eximbank so với Vietcombank và Techcombank

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Eximbank, Vietcombank và Techcombank năm 2012)

Biểu đồ 2.3, cho thấy mặc dù tổng dư nợ tín dụng của Eximbank so với Vietcombank và Techcombank đều có xu hướng tăng qua các năm từ 2010 đến 2012. Nhưng dễ nhận thấy, từ năm 2011 đến 2012 tổng dư nợ tín dụng của Eximbank tăng rất ít so với hai ngân hàng kia trong cùng khoảng thời gian. Lý do tổng dư nợ tín dụng của Eximbank tăng chậm từ năm 2011 đến 2012 là do suy thoái kinh tế khiến cho người dân thắt chặt chi tiêu cá nhân, làm cho hàng hóa tồn kho nhiều, dẫn đến nhu cầu vay vốn phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh giảm. Khách hàng của Eximbank đa phần là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, do đó nhu cầu vay vốn của họ càng giảm mạnh hơn bởi bối cảnh kinh tế phức tạp và khó khăn ở cả trong nước và quốc tế. Eximbank đã tăng cường kiểm sốt chất lượng tín dụng, hạn chế nợ xấu phát sinh, đồng thời nỗ lực đưa ra thị trường nhiều sản phẩm tín

dụng với lãi suất cạnh tranh, kết quả là tổng dư nợ năm 2012 đạt 74.922 tỷ đồng tăng 0,3% so với năm 2011

Biểu đổ 2.4: Lợi nhuận trước thuế của Eximbank so với Vietcombank và Techcombank

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Eximbank, Vietcombank và Techcombank năm 2012)

Về lợi nhuận trước thuế, chỉ có Vietcombank là lợi nhuận tăng đều qua các năm 2010 đến 2012. Cả Eximbank và Techcombank đều có lợi nhuận trước thuế tăng từ năm 2010 đến 2011, và giảm mạnh vào năm 2012. Nguyên nhân, đó là do suy thối kinh tế, sản xuất kinh doanh bị trì trệ, cầu tín dụng giảm mạnh, kết quả là lợi nhuận trước thuế của Eximbank giảm 62% so với kế hoạch ban đầu (kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2012 là 4.600 tỷ đồng).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)