Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng của NHNN&PTNT VN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 89 - 91)

Bước vào giai đoạn mới hội nhập sâu hơn, toàn diện hơn, nhưng đồng thời cũng phải đối mặt nhiều hơn với cạnh tranh, thách thức sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ngày 07/11/2006, cam kết mở cửa hoàn toàn thị trường tài chính – ngân hàng vào năm 2011, Agribank xác định kiên trì mục tiêu và định hướng phát triển theo hướng Tập đồn tài chính – ngân hàng mạnh, hiện đại và uy tín trong nước, vươn tầm ảnh hưởng ra thị trường tài chính khu vực và thế giới.

Năm 2013 và những năm tiếp theo, Agribank xác định mục tiêu chung là tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò ngân hàng thương mại hàng đầu, trụ cột trong đầu tư vốn cho nền kinh tế đất nước, chủ lực trên thị trường tài chính, tiền tệ ở nơng thơn kiên trì bám trụ mục tiêu hoạt động cho “Tam nơng”. Tập trung tồn hệ thống và bằng mọi giải pháp để huy động tối đa nguồn vốn trong và ngồi nước. Duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lí. Ưu tiên đầu tư cho “tam nơng”, trước tiên là các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, nông thôn, tăng tỷ lệ dư nợ cho lĩnh vực này đạt 70%/ tổng dư nợ. Để tiếp tục giữ vững vị trí là ngân hàng hàng đầu cung cấp sản phẩm dịch vụ tiện ích, hiện đại có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng đồng thời tăng nguồn thu ngồi tín dụng, Agribank đã xây dựng cho mình định hướng chiến lược phát triển cho các năm tới như sau:

(1) Thực hiện nghiêm túc chủ trương, chính sách của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước về chính sách tiền tệ năm 2013 và các năm tiếp theo.

(2) Đẩy mạnh công tác huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho “Tam nông” và nền kinh tế. Tiếp tục đổi mới và tăng cường quản lý điều hành kế hoạch kinh doanh, bám sát diễn biến thị trường nhằm tăng trưởng nguồn vốn và ổn định thanh khoản.

(3) Tăng cường mở rộng hợp tác, kết nối thanh toán với các tổ chức, doanh nghiệp lớn.

(4) Xây dựng lộ trình thực hiện Thông tư 13, 19 của Ngân hàng Nhà nước về tỷ lệ an toàn trong hoạt động của Tổ chức tín dụng. Phấn đấu đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% bằng việc thực hiện đầy đủ các cam kết về xử lý nợ xấu và có cơ chế tăng vốn điều lệ.

(5) Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ; Đề án mở rộng và nâng cao hiệu quả tín dụng nơng nghiệp, nơng thơn; Đề án phát triển sản phẩm dịch vụ; Đề án mở rộng và phát triển quan hệ quốc tế, mở rộng và nâng cao hiệu quả các dự án nước ngoài giai đoạn 2010-2015.

(6) Đẩy mạnh nghiên cứu phát triển công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại trên hệ thống IPCAS giai đoạn II để phát triển các ứng dụng và sản phẩm dịch vụ mới có chất lượng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, chú ý phát triển các dịch vụ ngân hàng phục vụ nông nghiệp, nông thôn nhằm tăng khả năng cạnh tranh của Agribank và tăng nguồn thu ngồi tín dụng.

(7) Lành mạnh hóa tài chính, thơng qua việc cải thiện chất lượng tài sản, nâng cao hiệu quả kinh doanh, giảm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả nguồn vốn, đáp ứng các tiêu chuẩn và thơng lệ quốc tế an tồn hoạt động.

(8) Nâng cao năng lực điều hành và phát triển các kỹ năng quản trị ngân hàng hiện đại. Xây dựng và triển khai hệ thống thông tin quản trị trên nền tảng của hệ thống kế toán theo tiêu chuẩn quốc tế. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

(9) Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

(10) Hoàn thiện và triển khai đề án chiến lược phát triển kinh doanh 2011-2015, chiến lược xây dựng phát triển thương hiệu..v.v… nhằm tiếp tục đưa thương hiệu

(11) Trong định hướng đến 2020, NHNN&PTNT Việt Nam sẽ hướng lên thành lập tập đồn tài chính NHNN&PTNT Việt Nam gồm nhiều doanh nghiệp trực thuộc kinh doanh đa năng, trong đó nịng cốt sẽ gồm hai hệ thống ngân hàng kinh doanh theo khu vực đô thị và khu vực nông thôn.

+ Hệ thống ngân hàng khu vực nông thôn sẽ tập trung nguồn lực phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đối tượng phục vụ chủ yếu là hộ nông dân và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn như: nuôi trồng, khai thác, chế biến, xuất nhập khẩu nông lâm thủy hải sản; các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ khu vực nông nghiệp, nông thôn.

+ Hệ thống ngân hàng khu vực đô thị sẽ nhắm đến khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển dịch vụ mới nhất là những dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích cho dịch vụ nhằm tạo sự khác biệt và mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ NHNN&PTNT Việt Nam, qua đó nâng cao tính cạnh tranh của NHNN&PTNT Việt Nam.

3.2Giải pháp nâng cao hiệu quả cung ứng dịch vụ ngân hàng của NHNN&PTNT Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)