Định hướng phát triển hoạt động TTKDTM qua ngân hàng tại TPHCM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng tại thành phố hồ chí minh (Trang 75 - 77)

3.1 Định hướng phát triển hoạt động TTKDTM qua ngân hàng tại TPHCM TPHCM

3.1.1 Quan điểm chiến lược phát triển dịch vụ thanh toán trong phát triển dịch vụ ngân hàng tại TPHCM

Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng và nhóm dịch vụ thanh tốn là nhóm lớn trở thành khn khổ hoạch định chính sách quan trọng và định hướng của NHNN đối với phát triển dịch vụ ngân hàng để góp phần điều chỉnh phù hợp hành vi của các chủ thể tham gia thị trường dịch vụ ngân hàng thơng qua hồn thiện khuôn khổ thể chế về dịch vụ ngân hàng và tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động ngân hàng phát triển an tồn, hiệu quả. Trong mơi trường kinh doanh mà mức độ cạnh tranh còn hạn chế và các TCTD còn nhiều yếu kém, định hướng chiến lược phát triển ngành và lĩnh vực có thể trở thành tín hiệu quan trọng để các TCTD nắm bắt thái độ và quan điểm về chính sách quản lý và phát triển của Nhà Nước đối với khu vực kinh doanh của mình, từ đó có định hướng chiến lược kinh doanh phù hợp nhu cầu của nền kinh tế và năng lực của TCTD, giảm thiểu rủi ro lựa chọn chiến lược sai do thông tin không đầy đủ, không đối xứng. Vì vậy, chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ thanh toán thực sự có ý nghĩa cả trên phương diện vĩ mô và trong hoạt động vi mô.

Quan điểm chiến lược phát triển dịch vụ Ngân hàng mang tính rõ ràng, nhất quán, phù hợp với kinh tế thị trường, logic phát triển (tuần tự kết hợp nhảy vọt), đặc biệt chú trọng đến tính liên tục và hướng về tương lai.

Phát triển dịch vụ TTKDTM qua ngân hàng gắn liền với tăng cường năng lực cung cấp dịch vụ Ngân hàng trên cơ sở đổi mới toàn diện và đồng bộ hệ thống ngân hàng (NHNN và các TCTD), đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, mở cửa thị trường tài chính trong nước và tự do hố thương mại dịch vụ tài chính.

- Bảo đảm an tồn và hiệu quả hoạt động của từng TCTD, toàn bộ hệ thống ngân hàng.

- Hồn thiện và nâng cao chất lượngdịch vụ thanh tốn, đồng thời chủ động mở rộng các dịch vụ thanh tốn mới dựa trên nền tảng cơng nghệ hiện đại phù hợp với nhu cầu thị trường và năng lực tài chính, quản lý của TCTD.

- Mở rộng khả năng “Cung” dịch vụ thanh toán của hệ thống ngân hàng và kích “Cầu" về dịch vụ thanh toán. Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống TCTD Việt Nam trong việc cung cấp dịch vụ thanh tốn trên cơ sở đảm bảo:

+ Mơi trường hoạt động thanh tốn thơng thống, an toàn và hấp dẫn. + Khn khổ thể chế hồn chỉnh và phù hợp với thơng lệ quốc tế; + Uy tín và thương hiệu của TCTD;

+ Nhân lực có trình độ cao;

+ Quản trị Ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế; + Tài chính của các TCTD lành mạnh.

Trong đó cơng nghệ ngân hàng, đặc biệt là CNTT và hệ thống thanh toán là nền tảng cho phát triển dịch vụ ngân hàng đó cũng là nhân tố có khả năng tạo ra sự bùng nổ về phát triển dịch vụ ngân hàng; khuôn khổ thể chế là tiền đề bảo đảm dịch vụ ngân hàng phát triển an toàn và hiệu quả.

3.1.2 Mục tiêu phát triển TTKDTM tại TPHCM đến 20153.1.2.1 Mục tiêu tổng quát 3.1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Đa dạng hóa dịch vụ thanh toán, phát triển cơ sở hạ tầng thanh toán, đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ thanh tốn điện tử, chú trọng phát triển TTKDTM trong khu vực nông thôn để đáp ứng tốt hơn nhucầu thanh tốn của nền kinh tế, giảm chi phí xã hội có liên quan đến tiền mặt, tạo sự chuyển biến mạnh, rõ rệt về tập quán thanh toán trong xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng và hiệu quả quản lý nhà nước.

3.1.2.2 Mụctiêu cụ thể

Đến cuối năm 2015, tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 11%.

Đến cuối năm 2015, tăng mạnh số người dân được tiếp cận các dịch vụ thanh toán, nâng tỷ lệ người dân có tài khoản tại ngân hàng lên mức 35-40% dân số.

Phát triểndịch vụ thanh toán thẻ, trọng tâm là phát triển thanh toán qua điểm chấp nhận thẻ. Đến năm 2015, tồn thị trường có khoảng 250.000 thiết bị chấp nhận thẻ được lắp đặt với số lượng giao dịch đạt khoảng 200 triệu giao dịch/năm.

Áp dụng một số hình thức thanh toán mới, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng tại thành phố hồ chí minh (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)