3.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động TTKDTM qua ngân hàng ở
3.2.3 Đẩy mạnh TTKDTM qua ngân hàng trong khu vực công, doanh
nghiệp và dân cư
Một là: Trong khu vực công, yêu cầu tất cả các hoạt động thanh toán đều phải sử dụng các phương tiện TTKDTM; áp dụng có hiệu quả thẻ chi tiêu cơng cho các đơn vị sử dụng NSNN, triển khai các dự án giao thơng, y tế, giáo dục có thể sử dụng thẻ thanh tốn phí; đẩy nhanh tiến độ các đề án hiện đại hóa khu vực cơng như: thuế điện tử, hải quan điện tử với việc mở rộng các ngân hàng tham gia; các cơ quan khuyến khích đội ngũ cán bộ, cơng nhân viên chức của cơ quan mình tham gia tích cực TTKDTM trong cuộc sống.
Phải có biện pháp hạn chế tối đa các khoản thanh toán bằng tiền mặt trong hoạt động thu chi NSNN.
Để mở rộng hơn nữa hoạt động thu NSNN qua ngân hàng cần phải tiến hành nhanh chóng quá trình đồng bộ thống nhất hạ tầng cơng nghệ, máy móc, thiết bị chưa giữa các cơ quan ban ngành, hệ thống NHTM.
Khi thực hiện tốt giải pháp này sẽ giúp Chính phủ quản lý chi tiêu khu vực cơng, kiểm sốt tình hình sử dụng ngân sách đảm bảo ngân sách được sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả, đồng thời thơng qua điều kiện bắt buộc phải TTKDTM qua ngân hàng đối với các tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ hàng hóa cho khu vực cơng phải mở tài khoản tại ngân hàng để thực hiện việc thanh toán.
Hai là: Trong khu vực doanh nghiệp, đẩy mạnh TTKDTM qua ngân hàng trong khu vực doanh nghiệp bằng các biện pháp: NHNN ban hành cơ chế sử dụng tiền mặt và xem xét cho áp dụng thu phí đối với việc nộp và rút tiền mặt với giá trị lớn; quy định việc thanh toán giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp phải thực hiện qua ngân hàng; tăng cường giải ngân cho vay bằng các phương tiện TTKDTM, tuyên truyền nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về văn hóa kinh doanh và lợi ích hiệu quả khi TTKDTM.
Với trọng tâm là phát triển hệ thống POS, tại các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng và các giao dịch thanh toán định kỳ qua tài khoản như điện, nước, dịch vụ cơng cộng... Để việc sử dụng thẻ thanh tốn qua POS thực sự đi vào cuộc sống, trở nên hấp dẫn và có lợi đối với cả người mua hàng và người bán hàng, cần áp dụng một số biện pháp đồng bộ, trên cơ sở đó, có thể mở rộng dần phạm vi và đối tượng sử dụng thẻ thanh toán qua POS trong tương lai:
- Tiếp tục phát triển dịch vụ thanh toán thẻ, mở rộng phạm vi sử dụng thẻ, đa dạng hóa tiện ích và nâng cao chất lượng các dịch vụ thẻ, tập trung phát triển mạng lưới chấp nhận thẻ hoạt động một cách hiệu quả, thực chất, trước hết tại các siêu thị, trung tâm thương mại, các cơ sở phân phối hiện đại, khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, du lịch, ...
- Các công ty chuyển mạch thẻ, các NHTM tại TPHCM nghiên cứu xây dựng kế hoạch đẩy mạnh kết nối liên thông hệ thống POS, trước mắt trên địa bàn Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh, sau đó mở rộng trên tồn quốc để tạo thuận lợi cho khách hàng sử dụng thẻ khi thanh tốn tiền mua hàng hóa, dịch vụ, đặc biệt là khách hàng đã có tài khoản tại ngân hàng.
- NHNNcó quy định về phát triển các ĐVCNTkhuyến khích ngân hàng mở rộng mạng lưới ĐVCNT, có định hướng và chính sách khuyến khích phù hợp (như ưu đãi về thuế) cho các ĐVCNT, khắc phục chạy đua về mức phí chiết khấu.