Kinh nghiệm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh TPHCM (Trang 31 - 36)

NHÁNH TP HỒ CHÍ MINH

2.2. Kinh nghiệm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Việt Nam

2.2.1. Phương pháp xếp hạng tín dụng doanh nghiệp

Hiện nay, các NHTM Việt Nam chủ yếu áp dụng phương pháp tính điểm trong hệ

thống XHTD của mình. Để xây dựng phương pháp này cần phải kết hợp hài hòa các phương pháp sau: thống kê, so sánh, phân tích, phương pháp chuyên gia,... Phương pháp chấm điểm tín dụng là một phương pháp lượng hóa mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng thơng qua q trình đánh giá bằng thang điểm thống nhất, gồm 2 phần chính: chấm điểm định lượng và chấm điểm định tính.

XHTD được thực hiện dựa trên nguyên tắc chủ yếu bao gồm phân tích tín nhiệm trên cơ sở ý thức và thiện chí trả nợ của khách hàng trong lịch sử, đánh giá tiềm năng trả nợ qua đo lường năng lực tài chính của khách hàng. Từ đó đánh giá rủi ro toàn diện và thống nhất

dựa vào hệ thống ký hiệu xếp hạng.

Các dữ liệu định lượng là những quan sát được đo lường bằng số (thường là các chỉ tiêu tài chính), các quan sát khơng thể đo lường bằng số được xếp vào dữ liệu định tính (chỉ tiêu phi tài chính). Các chỉ tiêu phân tích có thể thay đổi phù hợp với yếu tố môi trường

chung, với sự sự thay đổi của trình độ công nghệ và yêu cầu quản trị rủi ro. Thông thường, mỗi chỉ tiêu tài chính và phi tài chính sẽ có 5 giá trị chuẩn tương ứng với 5 mức điểm. Đối

với mỗi chỉ tiêu đánh giá, NHTM sẽ quy định cụ thể cho các ngành tương ứng với từng quy mơ DN hay tùy theo tính chất sở hữu của DN đó và đồng thời kết hợp với tỷ trọng của từng chỉ tiêu tham gia đánh giá. Chỉ số thực tế của chỉ tiêu gần với giá trị nào nhất thì áp dụng mức điểm đó.

Việc chấm điểm tín dụng tại các NHTM được thực hiện trên nguyên tắc điểm ban đầu

và điểm tổng hợp để xếp hạng khách hàng. Điểm ban đầu là điểm của từng chỉ tiêu, người

chấm xác định được sau khi phân tích chỉ tiêu đó. Điểm tổng hợp để xếp hạng khách hàng

được tính theo trọng số của các điểm số ban đầu, tương ứng với mức độ quan trọng của từng

chỉ tiêu chấm điểm được xét trên góc độ tác động rủi ro tín dụng của các chỉ tiêu đó ứng với từng loại hình DN và báo cáo tài chính được kiểm tốn hay khơng.

2.2.2. Hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của Trung tâm Thơng tin Tín dụng CIC CIC

Trung tâm Thơng tin Tín dụng CIC (thuộc NHNN) là tổ chức xếp hạng thuộc NHNN bên cạnh cung cấp báo cáo thơng tin về tình hình dư nợ, chất lượng tín dụng cịn thực hiện xếp hạng DN (loại trừ các TCTD) theo hướng dẫn của NHNN. Có thể nói CIC chỉ thuần túy xếp hạng các khác hàng của các TCTD, do vậy kết quả này chủ yếu được CIC cung cấp cho các TCTD phục vụ cho việc cấp vốn, cho vay của các tổ chức này. Mặt khác, căn cứ vào kết quả XHTD của các DN, các nhà đầu tư có thể tham khảo được chất lượng, năng lực kinh doanh và tình trạng hoạt động của DN, để từ đó có thể đưa ra quyết định đầu tư.

Công việc xếp hạng sẽ căn cứ vào các chỉ tiêu tài chính theo báo cáo tài chính của DN và chỉ tiêu phi tài chính như quản trị điều hành, cơ cấu DN,... để đánh giá, xếp hạng. Các chỉ

tiêu được chuẩn hóa và đưa ra thành điểm. Từ tổng điểm của các chỉ tiêu, cộng lại thành khung điểm và chia thành 9 loại DN, được xếp hạng từ AAA đến C.

Phương pháp XHTD của CIC có thể được khái quát như sau:

Đối tượng phân tích, XHTD: Các DN thuộc mọi thành phần kinh tế bao gồm

DNNN, công ty TNHH, công ty cổ phần, cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi, cơng ty hợp

Phương pháp phân tích: Do đặc điểm hoạt động, CIC đã thu thập một số lượng lớn

thông tin về DN, chủ yếu là thơng tin tài chính, số liệu được lưu giữ qua nhiều năm nên việc phân tích chủ yếu dựa vào thơng tin tài chính DN, chuyển hóa các yếu tố định lượng đơn

thuần thành các yếu tố định lượng có tính khái qt hơn, từ đó có thể đưa ra những nhận xét,

kết luận về tình hình tài chính DN hoặc xem xét mối tương quan ngành, quy mô DN trong

các điều kiện cụ thể. Với đặc điểm và mục đích như trên để đảm bảo phân tích, nên phương pháp được CIC sử dụng là kết hợp cả hai phương pháp:

- Phương pháp xếp loại

- Phương pháp so sánh

Quy trình XHTD của CIC bao gồm các bước sau:

Bước 1: Thu thập đầy đủ thông tin, dữ liệu có liên quan cho việc phân tích, xếp hạng

như: các chỉ tiêu tài chính, các chỉ tiêu về quan hệ tín dụng ngân hàng và chi phí trả vay gồm

tổng dư nợ tại các ngân hàng, danh sách các TCTD đang quan hệ, diễn biến dư nợ trong kỳ, khả năng trả lãi, dư nợ trên nguồn vốn chủ sở hữu, sự cố trong thanh toán tiền vay ngân hàng (lịch sử vay nợ tại ngân hàng của DN trong thời gian 3 năm liên tục trở về trước tính từ năm

được xếp hạng) và các chỉ tiêu phi tài chính như thời gian hoạt động của DN; loại hàng kinh

doanh xuất, nhập khẩu; thị trường tiêu thụ; kinh nghiệm và trình độ quản lý của người đứng

đầu DN,...

Bước 2: Xác định ngành kinh tế của DN theo danh sách các ngành kinh tế (chi tiết tại Phụ lục 02: Hệ thống XHTD của Trung tâm Thơng tin Tín dụng CIC).

Bước 3: Xác định quy mô của DN theo 3 loại: quy mơ lớn, quy mơ trung bình và quy

mơ nhỏ.

Bước 4: Xây dựng các chỉ tiêu phân tích cơ bản bao gồm: chỉ tiêu thanh khoản, chỉ

tiêu hoạt động, chỉ tiêu về cân nợ, chỉ tiêu về thu nhập.

Bước 5: Xây dựng bảng tính điểm theo ngành kinh tế và theo quy mơ được xác định

tại các bước trên.

Bước 6: Tổng hợp kết quả tính điểm: Căn cứ vào hệ số của các chỉ tiêu, đối chiếu với

Bước 7: Đưa ra hệ thống xếp loại tín dụng DN: Từ kết quả tổng số điểm có được, các

DN sẽ được phân vào các loại XHTD ứng với tổng điểm mà DN đạt được.

Bảng 2.2: Phân loại XHTD DN theo CIC

Phân loại XHTD Thang điểm

AAA (Loại tối ưu) Từ 139 điểm trở lên

AA (Loại ưu) Từ 124 điểm đến 138 điểm A (Loại tốt) Từ 109 điểm đến 123 điểm BBB (Loại khá) Từ 94 điểm đến 108 điểm BB (Loại trung bình khá) Từ 79 điểm đến 93 điểm B (Loại trung bình) Từ 64 điểm đến 78 điểm CCC (Loại trung bình yếu) Từ 49 điểm đến 63 điểm CC (Loại yếu) Từ 34 điểm đến 48 điểm C (Loại yếu kém) Dưới 33 điểm

Nguồn: Theo “XHTD Top 1000 DN Việt Nam năm 2012”

Ý nghĩa của các mức phân loại XHTD trên được trình bày chi tiết tại Phụ lục 02: Hệ thống XHTD của Trung tâm Thơng tin Tín dụng CIC.

Bước 8: Áp dụng kỹ thuật tin học để tính tốn, XHTD DN như: mã hóa các chỉ tiêu

thu nhập, phân tích thơng tin và lập chương trình phần mềm thích hợp.

Bước 9: So sánh kết quả phân tích, xếp loại tín dụng DN qua các năm. Đưa ra một số

nhận xét về điểm mạnh, yếu của DN, kiến nghị đề xuất.

Ngoài CIC, các TCTD (các NHTM, cơng ty chứng khốn) và một số tổ chức độc lập khác cũng tiến hành XHTD các DN theo tiêu chuẩn đánh giá tín dụng DN của ngành Ngân

hàng theo hướng dẫn của NHNN và hệ thống XHTD nội bộ của các tổ chức này. Về phương pháp cũng tương tự như đối với CIC và đã được điều chỉnh nhằm phù hợp với mục đích xếp hạng của các TCTD này.

Hai trong số các tổ chức độc lập thực hiện việc xếp hạng các DN được nhắc đến nhiều nhất là Cơng ty Thơng tin tín nhiệm và Xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam và Trung tâm

- Công ty Thông tin tín nhiệm và Xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam (Vietnam

Credit): được tách ra từ Công ty Giải pháp Việt Nam vào năm 2004, Vietnam Credit là DN tư nhân đầu tiên tại Việt Nam cung cấp các loại báo cáo tín nhiệm

dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá của các tổ chức lớn trên thế giới như Standard & Poor’s, Moody’s, Fitch… VietnamCredit là thành viên chính thức duy nhất tại Việt Nam của Cổng thơng tin tín nhiệm Châu Á – ASIAGATE (Asian Credit Information Gateway).

- Trung tâm Đánh giá tín nhiệm Doanh nghiệp (Credit Ratings Vietnamnet Center

- CRVC) ra đời vào tháng 6/2005, thuộc Công ty Phần mềm và Truyền thông

VASC. CRVC là tổ chức chuyên cung cấp cho DN các dịch vụ thu thập thông tin,

đánh giá xếp hạng, định mức tín nhiệm của các tổ chức tài chính, xếp hạng DN. Trên cơ sở nghiên cứu, tham khảo quy trình đánh giá của các tổ chức định giá tín

nhiệm lớn trên thế giới như Standard & Poor’s; Moody’s,... CRVC xây dựng cho mình một quy trình đánh giá phù hợp với thực tiễn Việt Nam.

So với thế giới, những tổ chức xếp hạng này đều còn rất non trẻ, để xây dựng được một hệ thống cơ sở dữ liệu thật sự đủ lớn, đa dạng, có chất lượng và được chấp nhận rộng rãi thì sẽ phải mất một khoảng thời gian đáng kể. Đó là chưa nói đến những tiêu chuẩn và hệ thống xếp loại của các tổ chức này đều đang tạm thời sử dụng từ các tổ chức khác nhau trên thế giới và chưa thể xây dựng được một hệ thống chỉ tiêu thống nhất cho Việt Nam. Ngoài ra, hoạt động XHTD cũng địi hỏi những chun gia phân tích có kinh nghiệm, có tầm nhìn sâu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, do đó, các sản phẩm XHTD vẫn cịn khá mới mẻ với thị

trường tài chính Việt Nam.

Bên cạnh các tổ chức trên thì bản thân mỗi NHTM Việt Nam cũng từng bước xây dựng một hệ thống XHTD riêng, tuy nhiên, nhìn chung các NHTM Việt Nam vẫn đang trong q trình xây dựng, hồn thiện và đưa vào sử dụng các hệ thống tiêu chuẩn XHTD nội bộ. Sau đây là một vài mơ hình, quy trình XHTD của các NHTM tại Việt Nam đang áp dụng.

2.2.3. Hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của một số ngân hàng thương mại

Năm 2005, khi NHNN ban hành Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN về việc “Phân

hàng”. Với qui định tại điều 7 của Quyết định này, NHNN đã có định hướng khuyến khích

các NHTM chủ động nghiên cứu triển khai XHTD, làm cơ sở để phân loại nợ và trích lập dự phịng theo phương pháp định tính. Đây là căn cứ để các NHTM xây dựng và triển khai

XHTD, phục vụ quản lý rủi ro tín dụng và thực hiện chính sách khách hàng. Sau một thời gian thực hiện XHTD khách hàng đã đạt được một số kết quả bước đầu.

Hầu hết các NHTM lớn tại Việt Nam đã nhận thức được tầm quan trọng của XHTD, chủ động nghiên cứu triển khai trong hoạt động tín dụng.Về cơ bản việc XHTD tại các NHTM đều đã tính đến yếu tố định tính và định lượng, chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của

khách hàng. Kết quả XHTD tại một số ngân hàng đã được sử dụng đề xuất cấp tín dụng và

đưa ra chính sách lãi suất với khách hàng (trên cơ sở chấm điểm tín dụng dựa trên tính chất

tài sản bảo đảm, hạng rủi ro tín dụng của khách hàng, mức độ rủi ro của ngành hàng). Một số

NHTM đã được NHNN phê duyệt XHTD và cho phép thực hiện phân loại nợ theo định tính.

Nhờ đó việc quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả hơn, khả năng phịng ngừa rủi ro tín dụng cũng

được cải thiện và dần tiệm cận với thông lệ quốc tế.

Trong số các ngân hàng đi đầu trong việc thực hiện XHTD khách hàng thì ngồi

Vietcombank thì BIDV, Vietinbank và ACB là 3 ngân hàng có hệ thống XHTD hoàn chỉnh

và được áp dụng thống nhất trên toàn hệ thống. Hệ thống XHTD của 3 ngân hàng này sẽ được trình bày chi tiết trong Phụ lục 03: Hệ thống XHTD DN của một số NHTM tại Việt

Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh TPHCM (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)