Bảng 2.14 Khó khăn trong việc lập BCTC
1.4. Cơ sở lập và trình bày BCTC của một số nước trên thế giới – Bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam
1.4.1. Đối với Singapore
Kinh nghiệm của Singapore cho thấy, các tổ chức chuyên nghiệp muốn tham gia vào quá trình niêm yết phải tiến hành các sốt xét và phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin được yêu cầu; trường hợp vi phạm sẽ phải đối mặt với trách nhiệm dân sự, thậm chí hình sự, từ hình thức phạt hành chính cho đến phạt tù. Những hình phạt này cũng áp dụng đối với ban lãnh đạo công ty nếu họ vi phạm. Tại Singapore, để tạo điều kiện cho công chúng đầu tư thẩm định chất lượng thông tin, cơ quan quản lý cịn u cầu các cơng ty này phải đăng tải bản cáo bạch của họ trên trang mạng.
Các Ngân hàng Thương mại phải tuân thủ các chuẩn mực về báo cáo tài chính của Singapore. Các chuẩn mực này được phát triển dựa trên các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS). Ngồi ra, yêu cầu ngân hàng thương mại niêm yết phải có ít nhất hai giám đốc không trực tiếp điều hành, độc lập trong quan hệ tài chính và kinh doanh.
1.4.2. Đối với Malaysia
Yêu cầu BCTC phải thực hiện đầy đủ theo tiêu chuẩn báo cáo tài chính quốc tế. Việc trình bày các thơng tin trên báo cáo tài chính phải dựa trên nguyên tắc trọng yếu, tuân thủ theo IFRS, mọi khía cạnh trọng yếu về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, luồng tiền, chính sách kế toán áp dụng sẽ được phản ánh một cách đầy đủ. BCTC khi được trình bày theo IFRS, người đầu tư sẽ có đầy đủ các thơng tin cần thiết để xem xét trong việc đưa ra quyết định kinh tế của mình.
Yêu cầu các Ngân hàng niêm yết phải có một cơ chế quản trị kinh doanh thật hiệu quả và minh bạch trong nghĩa vụ cung cấp thông tin đối với công chúng.
1.4.3 Đối với Hồng Kơng
Báo cáo tài chính phải tuân thủ theo chuẩn mực báo cáo tài chính của Hồng Kơng và chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS), đồng thời cần có báo cáo kế tốn hồn chỉnh cho ít nhất ba năm tài khóa trước khi cơng bố bản cáo bạch. Ngoài ra, ngân hàng thương mại niêm yết:
• u cầu phải có ba giám đốc độc lập, khơng trực tiếp điều hành. • Yêu cầu kế toán viên đủ năng lực.
• u cầu có ủy ban kiểm tốn và nhân viên giám sát.
• Yêu cầu chỉ định một nhà tài trợ vào vị trí tư vấn từ đầu năm dự định niêm yết cho tới khi hồn thành báo cáo tài chính cho năm tài khóa đầu tiên sau niêm yết.
1.4.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
NHTMCP niêm yết phải có hai hoặc ba giám đốc độc lập, không trực tiếp điều hành chịu trách nhiệm thông tin trên BCTC.
Nâng cao năng lực quản lý, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài chính ngân hàng cả phương diện vi mô lẫn vĩ mô.
Nâng mức xử phạt đối với những trường hợp vi phạm BCTC.
Việc lập báo cáo tài chính tuân thủ tuyệt đối theo tiêu chuẩn kế toán Việt Nam (VAS) và phải tiến dần đến chuẩn mực kế toán quốc tế.
Các Ngân hàng niêm yết phải có một cơ chế quản trị kinh doanh thật hiệu quả và minh bạch trong nghĩa vụ cung cấp thông tin đối với công chúng.
Gần đây một số ngân hàng thương mại và một số tập đoàn lớn ở Việt Nam đã bắt đầu lập các báo cáo tài chính theo các Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS). Câu chuyện của Tập đoàn Bảo Việt là một minh chứng tiêu biểu của việc lập báo cáo tài chính song song theo VAS và IFRS để các NHTMCP niêm yết học hỏi kinh
nghiệm. Cùng với việc lập báo cáo tài chính theo tiêu chuẩn kế tốn Việt Nam (VAS), từ năm 2009, Tập đoàn Bảo Việt VN đã bắt đầu thực hiện báo cáo tài chính theo IFRS. Đến nay, Bảo Việt đã lập báo cáo tài chính theo IFRS được 4 năm với các cấp độ khác nhau và để có được bản báo cáo đúng theo chuẩn mực quốc tế thì các cán bộ của Bảo Việt đã trải qua khơng ít khó khăn như: nguồn nhân lực am hiểu về IFRS ở Việt Nam còn rất hạn chế, các thơng tin, cơng cụ phục vụ tính tốn và lập báo theo IFRS cịn tương đối thủ cơng… Hiện tại, báo cáo tài chính IFRS của Tập đồn Bảo Việt tuân thủ nghiêm ngặt các quy định và yêu cầu của các chuẩn mực IFRS, được thực hiện thường xuyên và liên tục như một quy trình tuân thủ nội bộ, được ban hành định kỳ và được kiểm toán chấp nhận. Do vậy, trong báo cáo IFRS có thuyết minh sâu và cụ thể về tình hình hoạt động của Tập đoàn, chẳng hạn như thuyết minh về cơ chế quản lý rủi ro, quản lý rủi ro bảo hiểm và rủi ro tài chính.
Theo TS. Hoàng Việt Hà - Giám đốc Hoạt động của Tập đoàn Bảo Việt: “Ban Lãnh đạo đã quyết định soạn thảo Báo cáo Tài chính theo chuẩn mực IFRS để tăng cường sự minh bạch về thơng tin tài chính được cơng bố. Báo cáo tài chính theo chuẩn mực IFRS sẽ giúp người đọc so sánh kết quả tài chính của Tập đồn với các tổ chức tài chính khác trong khu vực soạn lập báo cáo theo Chuẩn mực này. Chúng tôi tin tưởng rằng quy định về kế toán tại Việt Nam cũng sẽ tiến tới áp dụng IFRS trong thời gian tới và mong muốn xây dựng trong nội bộ những kiến thức và kỹ năng nền tảng cho mục đích này. Với định hướng phát triển thành Tập đồn tài chính Bảo hiểm hàng đầu Việt Nam và vươn tầm ra ngoài khu vực, việc lập báo cáo tài chính IFRS giúp Tập đoàn Bảo Việt tiệm cận tới những chuẩn mực quốc tế để được xếp hạng định mức tín nhiệm, mở rộng hoạt động kinh doanh và niêm yết trên thị trường chứng khốn nước ngồi vào thời điểm phù hợp”.
Đại diện của Tập đoàn Bảo Việt cũng cho biết, sau một thời gian áp dụng hai hệ thống báo cáo tài chính, thơng qua tình hình tài chính theo chuẩn mực IFRS, công tác
quản lý, điều hành của Bảo Việt cũng được hỗ trợ để tiến dần đến các chuẩn mực quốc tế trong mọi mặt hoạt động của Bảo Việt. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân sự tài chính cũng cơ hội tiếp cận với những kiến thức, quy chuẩn quốc tế, qua đó tự nâng cao trình độ của mình. Đây được xem là khoản đầu tư của DN chuẩn bị cho quy trình báo cáo trong tương lai.
Với quan điểm và định hướng rõ ràng như vậy, nên mới đây Báo cáo thường niên năm 2011 của Tập đoàn Bảo Việt đã tạo được sự quan tâm đặc biệt và gây ấn tượng đối với với các thành viên ban giám khảo, nhờ đó đã giành Giải Đặc biệt Cuộc bình chọn Báo cáo thường niên 2012 và đồng thời cũng đạt giải Vàng cho báo cáo thường niên xuất sắc nhất trong ngành, lọt vào Top 50 báo cáo thường niên tốt nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do Hiệp hội Truyền thông chuyên nghiệp Hoa Kỳ (LACP) bình chọn.. Nhiều chun gia tài chính nhận xét: “Bản báo cáo dài 236 trang, trong đó hơn một nửa số trang là thuyết minh về tình hình tài chính. Việc đưa ra thuyết minh cặn kẽ thể hiện mong muốn của lãnh đạo Tập đoàn Bảo Việt trong việc chia sẻ, minh bạch thơng tin tài chính với các NĐT. Qua đó, nâng cao uy tín của Bảo Việt và mối quan hệ với cộng đồng tài chính, đưa DN tiệm cận với những chuẩn mực và thông lệ quốc tế”.
Kết luận chương 1
Sau khi trình bày khái quát những vấn đề lý luận về NHTMCP niêm yết, hệ thống báo cáo tài chính của các NHTMCP niêm yết; phân tích các nhân tố ảnh hưởng trong quá trình lập và trình bày BCTC cũng như ý nghĩa của việc hoàn thiện BCTC của các NHTMCP niêm yết; tác giả đã điểm qua một số cơ sở trình bày BCTC của một số nước trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Đây là cơ sở khoa học nhằm định hướng cho quá trình nghiên cứu các mục tiêu của đề tài.
Chương 2 sẽ vẽ ra một bức tranh toàn cảnh về thực trạng hệ thống BCTC của các NHTMCP niêm yết tại SGDCK Tp.HCM, để từ đó đưa ra những mặt tích cực,
những mặt hạn chế cịn tồn tại cũng như những nguyên nhân sâu xa tác động đến với BCTC của các NHTMCP niêm yết tại SGDCK Tp.HCM
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÁC NHTMCP NIÊM YẾT TẠI SGDCK TP. HCM