Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của Ngành thủy sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạch định cấu trúc tài chính cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 51 - 54)

2.3. Thực trạng về tình hình hoạt động của ngành thủy sản của tỉnh Bà Rịa

2.3.3. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của Ngành thủy sản

2.3.3.1. Thuận lợi

Bà Rịa Vũng Tàu có khí hậu ấm áp, số giờ năng cao, ít chịu ảnh hưởng của bão, vùng biển có trữ lượng thủy hải sản dồi dào, phong phú nhiều lồi có

giá trị kinh tế cao, thuận lợi cho việc khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản xuất khẩu.

Là Tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một trong những vùng kinh tế phát triển năng động nhất vùng, có kết cấu hạ tầng kỹ thuật thuận lợi như hệ thống giao thông, cảng biển, các dịch vụ hậu cần phong phú,…nguồn lao động dồi dào và là trung tâm tiêu thụ hàng hóa lớn trong vùng.

Hoạt động chế biến thủy sản của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã trải qua một giai đoạn tăng trưởng nhanh, nhất là chế biến hàng xuất khẩu đã trở thành một khâu trọng tâm, có rất nhiều yếu tố thuận lợi cho sự phát triển lâu dài. Những kết quả nêu trên là bằng chứng sinh động thể hiện sự quan tâm đúng

đắn của các chủ trương, chính sách mà Đảng và Nhà nước đã ban hành, cùng

với sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của Tỉnh, của Ngành. Cụ thể các doanh nghiệp chế biến của Tỉnh đã tiến hành đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư trang thiết bị

để tăng năng lực sản xuất, mở rộng cơ cấu mặt hàng, nâng cao chất lượng sản

phẩm và tăng gia trị kim ngạch xuất khẩu như Công ty Baseafood, Công ty cổ phần Hải Việt, Công ty thủy sản và xuất nhập khẩu Cơn Đảo, Xí nghiệp chế biến thủy sản Phước Cơ, Doanh nghiệp tư nhân Mai Linh, Công ty trách nhiệm hữu hạn Đơng Đơng Hải,…

2.3.3.2 Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi và thành tựu đạt được, công nghiệp chế biến thuỷ sản Bà Rịa –Vũng Tàu còn tồn tại một số khó khăn và hạn chế như sau:

Mặc dù tỉnh đã có chủ trương quy hoạch khu chế biến tập trung (tại xã Tân Hải, huyện Tân Thành) nhưng việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật để di dời các nhà máy chế biến thủy sản ra khỏi thành phố Vũng Tàu và nằm trong các khu

dân cư tập trung ở các huyện và thị xã trên địa bàn cịn chậm và chưa có lộ

nghiệp.

Nguồn vốn đầu tư cho chế biến thuỷ sản còn hạn chế, đặc biệt là các khâu trong việc cho vay vốn của ngân hàng còn nhiều vướng mắc và như vậy

chưa đảm bảo cho các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tư công nghệ mới, nhất là đối với các dự án lớn và vừa.

Trình độ cơng nghệ chế biến thuỷ sản cịn lạc hậu, mức độ cơ giới hố

chưa vượt quá 50%, nhiều khâu lao động thủ công, hệ số đổi mới thiết bị thấp dưới 10%/năm. Máy móc thiết bị sản xuất phần lớn thuộc thế hệ cũ, tính năng

cơng nghiệp thấp; đầu tư chắp vá, khơng đồng bộ, mất cân đối, thiếu các thiết bị kiểm nghiệm, kiểm tra chất lượng sản phẩm… nhiều dây chuyền công nghệ

được nhập từ nước ngồi có cơng suất lớn nhưng thực tế mới chỉ khai thác được 50 – 60% công suất thiết kế; mức tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng cho

một đơn vị sản phẩm thường vượt từ 1,2 – 1,5 lần so với mức trung bình ở nước ngồi.

Sản phẩm chế biến chủ yếu dưới dạng thô, sơ chế, cấp đơng dạng block có giá trị gia tăng thấp, chất lượng sản phẩm chưa đồng nhất; sản phẩm chưa tạo được thương hiệu và hầu như chưa có danh tiếng. Chỉ có khoảng 60% các nhà máy chế biến đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh và các qui định về an tồn;

khó khăn trong việc kiểm soát dư lượng kháng sinh, vi sinh trong thuỷ sản

xuất khẩu,...

Tình hình phân phối, bảo quản nguyên liệu và sản phẩm thủy sản còn nhiều khó khăn và hạn chế như: Sản phẩm làm ra do phải vận chuyển xa và

thường khơng có đủ thiết bị bảo quản nên tỷ lệ hư hỏng cao, chất lượng

nguyên liệu kém; Cơ chế phân phối nguyên liệu thông qua nậu vựa dẫn đến tình trạng ép giá, hạ loại; Thiếu chợ đầu mối thuỷ sản; Cơ chế điều hành xuất nhập khẩu thiếu sự ổn định, những năm qua thay đổi liên tục đã làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu bị động, lúng túng. Chính sách hỗ trợ xuất khẩu của

Tỉnh tuy đã được quan tâm, song chưa thực sự thuận lợi để thúc đẩy xuất

khẩu thủy sản phát triển.

Sản phẩm thuỷ sản ngày càng phải đối mặt với các xu thế và yêu cầu khắt khe hơn của thị trường thế giới về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm; bảo vệ môi trường; truy nguyên nguồn gốc sản phẩm,...

Về vấn đề ô nhiễm môi trường: Hầu hết các doanh nghiệp chỉ mới dừng lại ở việc đầu tư cho hệ thống xử lý nước thải nhưng chưa đồng bộ và hoàn

thiện. Có tới khoảng 50% số nhà máy xử lý nước thải chủ yếu bằng phương pháp lắng, lọc thô sơ hoặc thải trực tiếp ra ao hồ hoặc thải theo đường nước sinh hoạt xuống cống rãnh gây tình trạng ơ nhiễm môi trường nghiêm trọng

trong các khu dân cư, ảnh hưởng tới phát triển du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạch định cấu trúc tài chính cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)