Thiếu vắng các nhà tạo lập thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động vốn qua phát hành trái phiếu của các doanh gnhiệp bất động sản (Trang 88 - 91)

2.3. Thực trạng huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu của các DN Bất động sản

2.3.4.7. Thiếu vắng các nhà tạo lập thị trường

Với sự bùng nổ của thị trường chứng khoán vào năm 2006 và đầu năm 2007, tất cả các cơng ty chứng khốn bị hấp dẫn bởi các khoản hoa hồng và lợi nhuận từ việc kinh doanh cổ phiếu, họ dường như khơng cịn hứng thú với việc mua bán và kinh doanh trái phiếu. Trong tương lai gần, khi thị trường trái phiếu tách bạch với thị trường cổ phiếu, họ hy vọng sẽ đa dạng hoá được danh mục đầu tư chứng khốn, từ đó đóng góp vào sự phát triển của các nhà tạo lập thị trường.

Hiện nay, các thành viên của thị trường trái phiếu bao gồm các ngân hàng thương mại, cơng ty chứng khốn, bảo hiểm, các quỹ đầu tư, các cơng ty tài chính và các tổ chức tài chính trung gian khác. Tuy nhiên, các nhà tạo lập thị trường có tiềm lực nhất vẫn là các ngân hàng thương mại và các cơng ty chứng khốn. Đứng đầu là các nhà đầu tư lớn trên thị trường phát hành và mua bán trái phiếu. Họ có thể là những nhà tạo lập thị trường cũng như người mơi giới hay bảo lãnh. Tính cho đến thời điểm này ở Việt Nam mới chỉ có Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank -VCB) và Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) hoạt động như những công ty môi giới và bảo lãnh trái phiếu chuyên nghiệp. Hai

ngân hàng thương mại thuộc sở hữu nhà nước khác là VBARD và BIDV, một số ngân hàng cổ phần và ngân hàng nước ngoài như CitiBank, HSBC, Deutsch Bank, Standard Chartered Banks cũng đang ở bước đầu thực hiện hoạt động này.

Bảng 2.9: Số lượng thành viên thị trường trái phiếu năm 2009

Thị trường sơ cấp Thị trường thứ cấp

Thành viên thị trường 86 27 Cơng ty Chứng khốn 105 105 Các tổ chức tài chính thích hợp khác(*) 111 111

(Nguồn: HNX, SBV; (*) Ngân hàng thương mại gồm: quốc doanh, cổ phần, liên doanh, ngân hàng nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, và các cơng ty tài chính, và các tổ chức phi tín dụng)

Kết luận Chương 2.

Chương 2 nêu lên tình hình thị trường bất động sản, các hình thức huy động vốn của các doanh nghiệp bất động sản, thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam nói chung và tình hình phát hành trái phiếu doanh nghiệp của các doanh nghiệp bất động sản nói riêng. Các doanh nghiệp bất động sản đã sáng tạo và mạnh dạn sử dụng các hình thức huy động vốn khác nhau, trong đó việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp bước đầu đạt hiệu quả khá cao. Tuy nhiên, quy mô và phạm vi sử dụng hình thức huy động vốn này cịn thấp. Các doanh nghiệp phát hành chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp lớn có tên tuổi trong ngành.

Nguyên nhân của việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp chưa phát triển phải nói đến là do nhận thức về chứng khoán và đặc biệt về trái phiếu doanh nghiệp và cơng chúng đầu tư cịn hạn chế; doanh nghiệp phát hành thiếu cơ sở để đưa ra mức lãi suất huy động do chưa có đường cong lãi suất; thiếu các tổ chức định mức tín nhiệm để đánh giá về các tổ chức phát hành, tính thanh khoản của trái phiếu thấp...

Trong năm 2008, kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng có nhiều sự biến động ngồi dự đốn như tình hình lạm phát nghiêm trọng, nền kinh tế Mỹ suy thoái ảnh hưởng chung đến nền kinh tế thế giới. Trong nước, thị trường cổ phiếu “tuột dốc” bất chấp những nỗ lực của các nhà quản lý, thị trường địa ốc sụt giảm, lãi suất huy động và cho vay tăng đột biến... Trong tình hình như vậy phát hành trái phiếu doanh nghiệp là giải pháp rất phù hợp và đem lại hiệu quả cao. Nhiều doanh nghiệp bất động sản bắt đầu có cái nhìn mới về trái phiếu doanh nghiệp và đã lựa chọn phát hành trái phiếu để huy động vốn trong tình hình khó khăn hiện nay. Tương tự vậy trong năm 2010, nỗi lo lạm phát khiến Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra thơng điệp thắt chặt tín dụng ngay từ đầu năm, lãi suất vay vốn ở mức cao và điều kiện vay vốn khó khăn, phát hành trái phiếu tiếp tục là lựa chọn tối ưu cho các doanh nghiệp bất động sản. Tuy nhiên, để trái phiếu doanh nghiệp phát huy được mặt tích cực của nó và thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển đúng tầm thì cần phải có nhiều giải pháp tích cực, các giải pháp này sẽ được phân tích kỹ hơn ở chương 3.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CHO CÁC DOANH NGHIỆP BẤT ĐỘNG SẢN THÔNG QUA PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động vốn qua phát hành trái phiếu của các doanh gnhiệp bất động sản (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)