Việc tuân thủ chính sách tín dụng chưa triệt để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 66 - 67)

2.3 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại VietinBank – Chi nhánh TP.Hồ

2.3.2.1 Việc tuân thủ chính sách tín dụng chưa triệt để

Chi nhánh đã xây dựng một chính sách tín dụng an tồn và hiệu quả. Chính sách tín dụng đúng đã giúp cho việc ra quyết định đúng và có định hướng đúng trong công tác cho vay. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, việc thực thi đúng chính sách tín dụng của Chi nhánh cịn chưa cao. Qua nghiên cứu, đồng thời đúc kết từ những trường hợp rủi ro trong thực tế, những rủi ro xảy ra xuất phát từ việc chưa tuân thủ chính sách tín dụng là rất phổ biến.

Chi nhánh đặt ra một chính sách tín dụng với mục tiêu lợi nhuận là hàng đầu. Tuy nhiên, trong hoạt động kinh doanh tín dụng thì việc tn thủ chính sách chưa triệt để theo nguyên tắc thị trường là lợi nhuận mong muốn phải đánh đổi bằng mức rủi ro có thể chấp nhận được. Thực tế, ln có tư tưởng để mức rủi ro càng thấp càng tốt, bị cuốn theo các hội chứng kinh tế, theo khẩu hiệu phát triển kinh tế. Nhận định này được chứng minh bởi từ sau các vụ án kinh tế lớn có liên quan thì Chi nhánh đã chuyển hướng cho vay vào các Tổng Công ty Nhà Nước mà thực lực tài chính yếu kém. Hiện tại, VietinBank – Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh nói riêng và VietinBank nói chung vẫn cịn tồn tại hội chứng đầu tư vốn vào các Tập đoàn kinh tế nhà nước mà bản chất chúng ta đều biết phần lớn việc ra đời các tập đoàn kinh tế này là theo quy định hành chính. Trong khi khu vực kinh tế ngồi quốc doanh đã có những bước phát triển khá mạnh, có nhiều doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và trở thành khách hàng đầy tiềm năng cho các NHTM.

Những năm gần đây, Chi nhánh đã có chính sách tập trung tăng trưởng tín dụng cho đối tượng khách hàng là DNVVN, tuy nhiên xu hướng này gia tăng còn chậm và gặp phải sức cạnh tranh gay gắt của các NHTM trên địa bàn. Trong hoạt động tín dụng, Chi nhánh thực hiện cho vay một cách dàn trãi, danh mục cho vay đều có mặt hầu hết các ngành hàng và nhóm khách hàng, chưa chú trọng tập trung mạnh vào các lĩnh vực có sở trường. Tham gia cạnh tranh giành giật thị phần ở các

ngành, ở nhóm khách hàng mà Chi nhánh khơng có sở trường, điều này làm cho cơng tác quản trị rủi ro gặp khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

VietinBank – Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh cịn chú trọng nhiều vào tài sản đảm bảo nợ vay, gần như xem đó là một phương tiện đảm bảo hữu hiệu nhất. Tuy nhiên trên thực tế, hiệu quả của tài sản đảm bảo trong công tác quản trị rủi ro tín dụng vẫn cịn gặp nhiều hạn chế. Quản trị, đánh giá, lựa chọn về tài sản đảm bảo tại Chi nhánh mới chỉ ở mức “có cịn hơn khơng”. Quản trị danh mục tài sản đảm bảo là yêu cầu khách quan trong công tác quản trị tín dụng, nó là một mắt xích quan trọng trong quy trình cho vay thu hồi nợ, xử lý nợ có vấn đề. Tuy nhiên, Chi nhánh thực hiện công tác đánh giá, phân loại, dự báo, cảnh báo về danh mục những tài sản chưa được làm thường xun, chưa có tính hệ thống mà chỉ dừng ở mức kiểm tra trên hồ sơ pháp lý, định kỳ định giá lại giá trị tài sản đảm bảo để điều chỉnh mức dư nợ cho vay hoặc yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo. Ngồi ra, trong q trình quyết định cấp tín dụng thì Chi nhánh cũng ưu tiên xem xét khách hàng có tài sản đảm bảo mặc dù các điều kiện cho vay chưa đáp ứng đúng và đầy đủ theo Quy chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)