2.3 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại VietinBank – Chi nhánh TP.Hồ
2.3.3.1 Nguyên nhân từ môi trường kinh tế, pháp lý
- Nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập mạnh mẽ và không tránh khỏi bị ảnh hưởng do những trục trặc của tình kình kinh tế Thế giới. Những năm qua cho thấy môi trường kinh tế ngày càng khó khăn, chứa đựng nhiều nguy cơ tiềm ẩn, khó dự đoán. Các khách hàng của VietinBank – Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh, do đó ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng. Năm 2009 nhờ tác động của gói hỗ trợ kích cầu từ Chính phủ mà rất nhiều khách hàng của Chi nhánh vượt qua được khó khăn, duy trì hoạt động kinh doanh trả nợ đúng hạn. Tuy nhiên cũng có nhiều khách hàng do không được hỗ trợ và do tiềm lực kinh tế yếu đã không vượt qua được những khó khăn, làm phát sinh nợ xấu, ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách tín dụng, điều hành cộng tác
quản trị rủi ro tín dụng của VietinBank nói chung và của VietinBank – Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh nói riêng.
- Các quy định về việc xử lý Tài sản đảm bảo khi khách hàng không trả được nợ dù có nhiều cải tiến so với trước nhưng áp dụng trong thực tế còn vướng nhiều quy định chi phối, liên quan đến nhiều đơn vị chức năng làm cho việc phát mãi tài sản đảm bảo để thu hồi nợ cho Ngân hàng gặp nhiều khó khăn, kéo dài.
- Hệ thống thơng tin tín dụng vừa thiếu và yếu, chất lượng và khả năng tiếp cận thơng tin cịn nhiều hạn chế như hiện nay nên việc quản trị rủi ro tín dụng cịn nhiều khó khăn. Khó khăn này, một phần là do các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức có trách nhiệm chưa hình thành và thiếu cơ chế hoạt động, không hỗ trợ cho các NHTM trong việc cung cấp thơng tin về q trình hoạt động, định hướng phát triển của các doanh nghiệp và việc đánh giá xếp loại doanh nghiệp. Nhà nước chưa có quy định và chế tài nghiêm khắc về việc minh bạch thông tin như buộc các doanh nghiệp phải kiểm tốn báo cáo tài chính đúng thời gian quy định và cơng khai thơng tin tài chính của họ. NHNN chưa đưa ra một hình phạt, chế tài cụ thể nào đối với các ngân hàng trong việc chậm trễ cung cấp thông tin về khách hàng vay vốn cho Trung tâm Thơng tin Tín dụng (CIC) của NHNN.
- Các chính sách quản lý rủi ro do NHNN ban hành cịn có nhiều vấn đề bất cập, thiếu dự báo dài hạn, chưa hợp lý ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách tín dụng của các TCTD và các yêu cầu cân đối giữa mục tiêu lợi nhuận và rủi ro. Cụ thể:
Về yêu cầu phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro:
Hiện nay các TCTD phải thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/01/2005. Cho đến nay, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN đã có những đổi mới cơ bản, hướng dần việc phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro theo các chuẩn mực quốc tế. Tuy nhiên, quyết định này còn một số hạn chế ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng tại VietinBank – Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh như sau:
9 Về tiêu chí phân loại nợ: mặc dù quyết định này đã phân các khoản nợ thành 5 nhóm phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, nhưng tiêu chí phân loại nợ vẫn dựa nhiều vào thời gian nợ quá hạn chứ chưa dựa trên đánh giá tình hình tài chính của khách hàng. Điều này dẫn đến hệ quả là nhóm nợ chưa thực sự phản ánh đúng chất lượng tín dụng.
9 Về cơ sở tính dự phịng rủi ro: Quyết định 493 đã tính đến giá trị tài sản đảm bảo trong cơng thức tính tốn dự phịng cụ thể, nhưng dự phịng cụ thể của các nhóm nợ vẫn được tính theo tỷ lệ dự phịng cố định, nghĩa là các khoản nợ thuộc cùng một nhóm thì áp dụng cùng một tỷ lệ trích lập dự phòng. Đây là yếu tố “cứng nhắc” khiến cho dự phòng các khoản nợ chưa phản ánh đúng mức độ rủi ro của nó. Ví dụ: nhóm 2 bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày sẽ được trích lập DPRR đồng bộ theo cùng tỷ lệ 5% trong khi trên thực tế hai khoản nợ quá hạn 91 ngày và 179 ngày có mức độ rủi ro rất khác nhau.
9 Về thời điểm trích lập dự phịng cho qu ý IV là dựa vào số dư cuối ngày
30/11:. Thực tế cho thấy, trong khoảng thời gian từ ngày 30/11 đến 31/12,
tình hình tài chính và hoạt động của các doanh nghiệp có thể có sự khác biệt đáng kể. Vì vậy, số dự phịng được tính tốn tại 30/11 sẽ được trình bày trên báo cáo tài chính nhưng khơng phản ánh chính xác mức độ rủi ro và chất lượng tín dụng tại thời điểm lập báo cáo.
9 Về cơ sở tính dự phịng chung: Theo quy định hiện tại là 0,75% tổng dư nợ
từ nhóm 1 đến nhóm 4. Như vậy, dư nợ các nhóm 2, 3, 4 được tính dự phịng 2 lần.
Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn:
Ngày 20/5/2010 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 13/2010/TT-NHNN quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng (thay thế cho quyết định 457/2005/QĐ-NHNN) sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/10/2010. Tuy chưa được áp dụng nhưng Thơng tư đã có những nội dung được coi là bất cấp và ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của các TCTD như:
9 Về tỷ lệ sử dụng vốn: Theo Thông tư, tỷ lệ sử dụng vốn được tính theo cơng thức: Cấp tín dụng / Nguồn vốn huy động là 80% đối với ngân hàng và là 85% đối với các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Theo Thơng tư, nguồn vốn huy động sử dụng để cho vay không bao gồm tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế, Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm Xã hội và các tổ chức khác. Quy định trên gây khó cho các NHTM, vì tiền gửi khơng kỳ hạn của những đối tượng trên thường chiếm tỷ lệ từ 15% - 20% trong tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng và có tính ổn định cao. Như vậy, ngồi tỷ lệ 20% của nguồn vốn huy động không được sử dụng để cho vay theo công thức trên, thì cịn khoảng 15% tiền gửi khơng kỳ hạn kể trên khơng được sử dụng để cho vay. Do đó, phần nguồn vốn để đảm bảo khả năng thanh toán là 35% trên tổng nguồn vốn huy động. Tỷ lệ này là khá cao.
9 Về nguồn vốn huy động: theo Thông tư, nguồn vốn huy động không bao
gồm tiền vay tổ chức tín dụng trong nước trong khi lại bao gồm tiền gửi của tổ chức tín dụng trong nước. Về bản chất 2 khoản mục này là tương đương về tính chất sử dụng, vì vậy nên bổ sung thêm khoản mục vay các tổ chức tín dụng trong nước vào nguồn vốn huy động. Theo quy định tại Điều 18 các loại vốn như vốn tự có (phần cịn lại sau khi đã trừ đi phần mua sắm tài sản cố định cho phép) và vốn khấu hao tài sản cố định, các quỹ… không được tính vào nguồn vốn huy động để cho vay. Những nguồn vốn này nên để các tổ chức tín dụng cho vay tạo nguồn thu, không nên để vốn nằm chết được, nhất là sắp tới vốn tự có và các quỹ của các TCTD ngày càng lớn.
9 Đánh đồng các rủi ro: Điều 5 Thông tư số 13 quy định về tỷ lệ an toàn
vốn riêng lẻ của tổ chức tín dụng. Trong đó, Khoản 5.6 quy định về các tài sản có hệ số rủi ro là 250%. Ở đây cũng có bất cập khi hệ số 250% đó là mẫu số chung cho các đối tượng khác nhau, các mức độ rủi ro khác nhau. Cụ thể, Điểm a Khoản 5.6 quy định các khoản cho vay để đầu tư chứng khốn có hệ số rủi ro bằng 250%, trong khi trên thực tế cho vay ứng trước tiền bán chứng khốn có mức độ rủi ro về tín dụng là khơng đáng kể. Tương tự, ở Điểm c
Khoản 5.6, việc quy định hệ số rủi ro 250% đối với tất cả các khoản vay kinh doanh bất động sản không phân biệt là bất động sản đã hình thành hay là tài sản hình thành trong tương lai, cũng khơng phù hợp với mức độ rủi ro đối với từng loại tài sản khác nhau.
9 Về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu: việc Thông tư số 13 quy định các NHTM
nâng tỷ lệ Car từ 8% lên 9% vào thời điểm 1/10/2010 có thể một số NHTM khơng thể thực hiện được do để tăng vốn chủ sở hữu hoặc giảm tài sản có rủi ro khơng thể thực hiện trong thời gian ngắn.
Tiếp đó vào ngày 27/9/2010, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 19/2010/TT/NHNN nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 13/2010/TT/NHNN. Thông tư số 19/2010/TT/NHNN cũng có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2010. Thông tư 19/2010/TT/NHNN ra đời đã sửa đổi một vài điểm bất hợp lý của Thông tư 13/2010/TT/NHNN như là: về các tỷ lệ bảo đảm an tồn Thơng tư 19/2010/TT/NHNN quy định “Tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động” thay cho “Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động”; sửa đổi một số nội dung liên quan đến việc xác định tổng tài sản “Có” thanh tốn ngay; sửa đổi bổ sung trong việc xác định nguồn vốn huy động làm cơ sở cấp tín dụng; sửa đổi một số điểm cho Phụ lục 2 trong Thông tư 13/2010/TT/NHNN về Bảng theo dõi tỷ lệ khả năng chi trả. Thông tư số 19/2010/TT/NHNN không đề cập đến các nội dung về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, hay hệ số rủi ro đối với các khoản cho vay đầu tư chứng khoán, kinh doanh bất động sản… Điều này đồng nghĩa với những quy định liên quan trong Thông tư 13/2010/TT/NHNN vẫn giữ nguyên, mặc dù có những ý kiến cho rằng cần xem xét lại trong thời gian qua.
2.3.3.2. Nguyên nhân xuất phát từ VietinBank – Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
- Quá coi trọng tài sản thế chấp trong thẩm định và quyết định cho vay
Trong giai đoạn hiện nay, chính sách tín dụng càng đặt biệt quan trọng bởi các ngân hàng phải thích ứng với sự thay đổi về môi trường pháp lý, môi trường
kinh doanh đầy mới mẻ, đối mặt với nhiều thách thức, thậm chí có những rủi ro trước nay chưa hề lường. Chính sách tín dụng phải làm sao đem lại sự thỏa mãn cao nhất cho khách hàng vừa đảm bảo 2 mục tiêu: Tỷ suất sinh lợi cao nhất và mức độ rủi ro chấp nhận được cho ngân hàng. Chính vì vậy, ngồi việc tn thủ các hướng dẫn về quy chế cho vay của NHNN trong chính sách cho vay, VietinBank – Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh cũng áp dụng hàng hoạt các quy định về an toàn trong cho vay của VietinBank.
Về mặt lý thuyết, khi quyết định cho vay thì tình hình hoạt động kinh doanh tạo ra nguồn trả nợ của khách hàng mới là điều kiện quan trọng nhất. Tuy nhiên, hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều ưu tiên cấp tín dụng có tài sản thế chấp, xem đó như là chiếc phao cuối cùng để thu hồi khoản vay trong trường hợp xảy ra khả năng vỡ nợ. Bên cạnh đó, với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các NHTM, để giữ được thị phần thì VietinBank – Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh đã tập trung triển khai đa dạng các danh mục cho vay, ưu tiên xem xét khách hàng về mặt tài sản đảm bảo nợ vay. Việc này cho thấy Chi nhánh chưa tuân thủ đúng theo qui chế cho vay, cũng như chưa tuân thủ nghiêm chính sách tín dụng.
Hàng loạt các điều kiện vay vốn quan trọng như tỷ lệ vốn tự có tham gia, hệ số tự tài trợ, vốn luân chuyển phải dương, phải thực hiện kiểm tốn báo cáo tài chính hàng năm… khách hàng phải đáp ứng đúng và đầy đủ để được vay vốn thì vấn đề được ưu tiên xét đến đầu tiên lại là tài sản đảm bảo nợ vay. Nếu một trong số các điều kiện trên có thể khơng đáp ứng mà khách hàng có tài sản đủ đảm bảo cho vốn vay thì Chi nhánh cũng ưu tiên xem xét thiết lập quan hệ tín dụng. Có thể nói Chi nhánh đã lựa chọn liệu pháp an tồn trong quản trị rủi ro tín dụng bằng việc lạm dụng tài sản thế chấp và công tác quản trị, đánh giá, lựa chọn về tài sản đảm bảo mới chỉ ở mức “có cịn hơn khơng” mà chưa chú trọng đúng mức đến việc xử lý phát mãi tài sản khi khách hàng vỡ nợ.
- Chất lượng đội ngũ chưa đồng đều, một bộ phận cán bộ tín dụng chưa đáp ứng nhu cầu
Trong những năm gần đây, đáp ứng nhu cầu trẻ hóa và phát triển mở rộng quy mô hoạt động của Chi nhánh, đã tạo điều kiện cho một bộ phận nhân sự chưa có kinh nghiệm và khơng đúng chun mơn được đào tạo gia nhập Chi nhánh. Sau thời gian thử việc ngắn ngủi, họ được giao công tác thẩm định, đề xuất cho vay, đã dẫn đến những khoản vay chứa đựng nhiều rủi ro. Mặc dù Chi nhánh đã rất tích cực trong việc đào tạo cán bộ nhưng đánh giá chung chất lượng đội ngũ cán bộ vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu bởi các lý do:
Trình độ cán bộ nghiệp vụ cịn hạn chế:
Việc thẩm định cơng nghệ, máy móc thiết bị của khách hàng và việc tính tốn, xác định định mức kinh tế kỹ thuật, giá cả của dự án cịn lúng túng, gặp khó khăn, thẩm định khơng chính xác do sự am hiểu của cán bộ thẩm định cịn hạn chế. Thêm vào đó, việc thẩm định phương diện kỹ thuật của dự án đặc thù như thủy điện, xi măng, máy bay, đóng tàu, . . . là vấn đề khó khăn đối với cán bộ tín dụng . Do cịn non kém kinh nghiệm nhưng phải đảm nhận những trọng trách lớn, đặc biệt là quyết định cho vay đã dẫn đến những rủi ro khó lường. Ví dụ: những dự án bất động sản thường có mức vốn đầu tư lớn mà việc thẩm định địi hỏi trình độ chun mơn rất cao, yêu cầu cán bộ tín dụng phải nắm vững các qui định pháp lý, hành chính, định mức xây dựng, đơn giá vật liệu, dòng tiền và nhiều những vấn đề khác liên quan đến dự án. Điều này phần lớn vượt quá khả năng, kinh nghiệm và năng lực giám sát của cán bộ tín dụng, những người có vai trị quyết định khoản vay trong ngân hàng.
Trình độ của các kiểm tốn viên nội bộ khơng đủ để đáp ứng yêu cầu công việc. Các kiểm toán viên nội bộ thiếu kiến thức về các kỹ thuật kiểm toán, về việc thu thập và xử lý thơng tin cần thiết, đơi khi họ cịn thiếu kiến thức khơng cập nhật được thường xun về các hình thức cấp tín dụng của ngân hàng do họ phần lớn là những nhân viên khơng đủ năng lực trình độ chuyên môn, đạo đức từ các bộ phận khác chuyển sang. Bởi vậy, hoạt động kiểm tốn khơng đem lại kết quả như mong muốn.
Năng lực quản trị điều hành còn nhiều hạn chế:
Hoạt động tín dụng của Chi nhánh chưa theo tín hiệu thị trường, việc mở rộng tín dụng cho khu vực kinh tế ngồi quốc doanh đã có những chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc. Đồng thời, thiếu chủ động trong mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng và dự án để tài trợ vốn nhất là đối với DNVVN. Do