Hiểu biết về hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện báo cáo bộ phận trong kế toán việt nam theo hướng phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế (Trang 29 - 30)

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO BỘ PHẬN

1.3. Các nghiên cứu thực nghiệm về báo cáo bộ phận

1.3.1. Hiểu biết về hoạt động kinh doanh

Mary Standford Harris (1998) cho rằng có mối liên hệ giữa mức độ cạnh tranh của ngành và sự lựa chọn bộ phận cần báo cáo của nhà quản trị6. Tác giả tìm kiếm các bằng chứng thực nghiệm rằng tình hình cạnh tranh liệu có ảnh hưởng đến việc báo cáo bộ phận hay khơng; thí dụ nếu cạnh tranh cao trong ngành, liệu doanh nghiệp có che giấu các thơng tin bộ phận để tránh các đối thủ cạnh tranh hay không.

Để khảo sát mối quan hệ trên, tác giả đưa ra một mơ hình liên kết giữa các quyết định của nhà quản trị về bộ phận báo cáo với tính cạnh tranh của ngành, trong đó:

- Sự lựa chọn thông tin bộ phận thể hiện qua mức độ doanh nghiệp cung cấp thông tin bộ phận trong các lĩnh vực mà mình có hoạt động (được phản ảnh qua số SIC7

của doanh nghiệp).

- Tình hình cạnh tranh của ngành được thể hiện qua hai thước đo:

o Tỷ lệ tập trung các công ty lớn trong ngành được đo bằng tỷ trọng doanh thu của bốn doanh nghiệp lớn nhất trong ngành so với doanh thu toàn ngành (được gọi là four-firm concentration ratio – viết tắt là C4). Tỷ trọng này càng lớn có nghĩa là mức tập trung trong ngành càng cao nên tính cạnh tranh sẽ giảm xuống, đặc biệt là giữa doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ.

o Tốc độ điều chỉnh lợi nhuận (the speed of profit adjustment). Thước đo này dựa trên mức độ duy trì một tỷ suất sinh lời (thường đo bằng

6

Mary Standford Harris, The Association between Competition and Managers' Business Segment Reporting

Decisions. Journal of Accounting Research Vol. 36 No. 1 Spring 1998.

7

ROA) cao bất thường và tốc độ suy giảm mức sinh lời này trở về mức bình thường. Tốc độ này càng cao có nghĩa là mức độ cạnh tranh càng mạnh mẽ trong toàn ngành (giữa doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp nhỏ, cũng như giữa doanh nghiệp lớn với nhau).

Với việc sử dụng số liệu về bộ phận kinh doanh trên báo cáo hàng năm của 929 công ty niêm yết với đa dạng ngành nghề khác nhau từ năm 1987 đến 1991, tác giả tìm thấy các bằng chứng thực nghiệm là các công ty hoạt động trong lĩnh vực có tính cạnh tranh thấp, thể hiện ở tốc độ điều chỉnh lợi nhuận bất thường thấp và tỷ lệ tập trung các cơng ty lớn cao hơn, sẽ ít cung cấp thơng tin về bộ phận hơn. Lý do có thể giải thích là nhằm tránh né tiết lộ khả năng sinh lợi cao, có thể thu hút thêm đối thủ cạnh tranh vào ngành.

Nghiên cứu của Harris có ý nghĩa trong việc đánh giá tầm quan trọng của thông tin bộ phận và sự cần thiết phải có những hướng dẫn chi tiết về báo cáo này, nhằm hạn chế việc né tránh cung cấp thông tin bộ phận để thực hiện các mục tiêu của nhà quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện báo cáo bộ phận trong kế toán việt nam theo hướng phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)