Đánh giá rủi ro bộ phận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện báo cáo bộ phận trong kế toán việt nam theo hướng phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế (Trang 30 - 32)

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO BỘ PHẬN

1.3. Các nghiên cứu thực nghiệm về báo cáo bộ phận

1.3.2. Đánh giá rủi ro bộ phận

Dan S. Dhaliwal, Fratern M. Mboya và Russell M. Barefield (1983) đã nghiên cứu về tính hữu dụng của các thuyết minh bộ phận được quy định trong SFAS 14 trong việc đánh giá rủi ro hoạt động của doanh nghiệp8. Đồng thời, nhóm tác giả cũng tìm kiếm các bằng chứng rằng các thuyết minh bộ phận này liệu có là nguyên nhân dẫn đến việc tái đánh giá rủi ro hoạt động của doanh nghiệp được thực hiện bởi các thành phần tham gia thị trường.

8

Dan S. Dhaliwal, Fratern M. Mboya and Russell M. Barefield, Utilization of SFAS No. 14 Disclosures in

Để đo lường mức độ thay đổi trong việc đánh giá rủi ro hoạt động của công ty khi SFAS 14 được ban hành, nhóm tác giả đã kế thừa kết quả nghiên cứu của Hamada (1972)9 khi thể hiện mối quan hệ giữa rủi ro hệ thống với đặc điểm hoạt động kinh doanh và cơ cấu vốn của cơng ty. Nhóm tác giả cho rằng rủi ro hoạt động của cơng ty phát sinh từ rủi ro vốn có trong các quyết định sản xuất và đầu tư của cơng ty. Do đó, rủi ro hoạt động của cơng ty có thể được ước tính bằng cách tính tốn các biến số của rủi ro hệ thống, mức độ ảnh hưởng của thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, tỷ lệ nợ trên vốn và giá cổ phiếu ưu đãi của công ty:

- Rủi ro hệ thống là một tham số được bao gồm trong mơ hình thể hiện mối quan hệ tuyến tính giữa tỷ lệ hồn vốn của một loại cổ phiếu với tỷ lệ hoàn vốn chung của thị trường. Nói cách khác, rủi ro hệ thống có thể được tính tốn từ tỷ lệ hồn vốn cổ phiếu của cơng ty và tỷ lệ hồn vốn chung của thị trường. Để tính tốn rủi ro hệ thống, nhóm tác giả sử dụng số liệu về cổ phiếu được thu thập từ chỉ số Standard and Poor (S&P) của 500 công ty và băng từ CRSP.

- Tỷ lệ nợ trên vốn được tính từ tỷ lệ giữa giá trị ghi sổ của khoản nợ phải trả (sau khi loại trừ các khoản cho vay được vốn hóa) và vốn cổ phần của cơng ty được tính tốn căn cứ vào giá trị bình qn của số lượng cổ phiếu thường phát hành trong một năm tài chính.

- Sự ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp được tính từ tỷ lệ giữa chi phí thuế thu nhập (không bao gồm những thay đổi trong thuế thu nhập hoãn lại) và thu nhập trước thuế. Các số liệu này được lấy từ báo cáo thu nhập và bảng cân đối của công ty.

9 Hamada, R.S May 1972. The effect of the firm’s capital structure on the systematic risk of common stocks. Journal of Finance, 435 – 457.

- Giá cổ phiếu ưu đãi được xác định tương tự như phương pháp xác định giá trị vốn cổ phần của cơng ty, tức được tính từ giá trị ghi sổ bình quân của các cổ phiếu ưu đãi trong kỳ nghiên cứu (một năm tài chính)

Số liệu nghiên cứu được nhóm tác giả thu thập từ báo cáo hàng năm của 98 cơng ty có chứng khốn niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán New York (1977) và từ sổ tay các nhà đầu tư trên thị trường Dow Jones (1978). Các cơng ty này được chia thành ba nhóm: nhóm cơng ty xử lý (treatment group) là các cơng ty cung cấp thông tin bộ phận lần đầu tiên ngay sau khi SFAS 14 có hiệu lực; nhóm kiểm sốt đa bộ phận (multisegment control group) bao gồm các công ty đã thực hiện báo cáo bộ phận trước khi SFAS 14 được ban hành và nhóm kiểm sốt bộ phận đơn nhất (single-segment group) là các cơng ty không báo cáo bộ phận ngay cả trước và sau khi SFAS 14 được ban hành.

Nhóm tác giả đã khảo sát sự thay đổi trên báo cáo tài chính của các cơng ty thuộc mẫu nghiên cứu trong khoảng thời gian một năm tài chính trước và sau khi SFAS 14 có hiệu lực, tức từ năm 1977 đến 1978. Kết quả cho thấy khơng có khác biệt trong sự đánh giá rủi ro hoạt động của công ty trước và sau khi SFAS 14 có hiệu lực. Tuy nhiên, trước khi có chuẩn mực, thơng tin về bộ phận được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, thông qua các kỹ thuật xử lý và tổng hợp thông tin để đánh giá rủi ro. Sau khi chuẩn mực được ban hành, việc thu thập các thông tin bộ phận trở nên thuận tiện hơn, từ đó giúp tiết kiệm chi phí xã hội. Mặt khác, nghiên cứu cũng cho thấy việc tiết lộ thông tin bộ phận không gây tổn thất cho doanh nghiệp vì người đọc vẫn có thể thu thập thơng tin từ các nguồn khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện báo cáo bộ phận trong kế toán việt nam theo hướng phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)