Xây dựng giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện báo cáo bộ phận trong kế toán việt nam theo hướng phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế (Trang 39 - 43)

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO BỘ PHẬN

2.2. Thực trạng lập và công bố thông tin bộ phận tại Việt Nam

2.2.1.2. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu

Nội dung phần này tác giả trình bày cơ sở lựa chọn các yếu tố ảnh hưởng đến việc lập báo cáo bộ phận, từ đó xây dựng các giả thuyết nghiên cứu và xác định các biến số cho phần khảo sát. Cụ thể, đề tài tập trung khảo sát các yếu tố ảnh hưởng bao gồm quy mơ cơng ty, địn bẩy tài chính, khả năng sinh lời, độ phân tán quyền sở hữu và công ty kiểm tốn.

- Quy mơ cơng ty

Kết quả của nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy có những bằng chứng xác thực về mối quan hệ giữa quy mơ cơng ty với việc trình bày và cung cấp thông tin bộ phận.

Ball và Foster (1982)11 lưu ý rằng yếu tố quy mơ có thể đại diện cho các thuộc tính của cơng ty bao gồm chi phí cung cấp thơng tin, chi phí cạnh tranh và chi

11

phí thuộc về chính trị. Những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo bộ phận. Firth (1979)12 cũng khẳng định rằng các cơng ty có quy mơ lớn sẽ cung cấp thông tin bộ phận chi tiết hơn so với các công ty quy mô nhỏ. Tác giả lập luận rằng việc thu thập và cung cấp thông tin rất tốn kém chi phí và chỉ có các cơng ty lớn mới đủ khả năng thực hiện.

Crasswell và Taylor (1992)13 đưa ra sự giải thích cho mối liên hệ giữa yếu tố quy mô công ty và việc thuyết minh thơng tin bộ phận dựa vào chi phí độc quyền. Nhóm tác giả lưu ý trong một ngành đặc thù thì chi phí độc quyền có quan hệ nghịch với yếu tố quy mơ, nghĩa là trong một số ngành đặc thù có tính cạnh tranh thấp thì việc cung cấp đầy đủ thơng tin sẽ đặt các cơng ty nhỏ vào tình trạng bất lợi cạnh tranh. Nói cách khác, trong những ngành nghề có tính cạnh tranh thấp, các cơng ty lớn sẽ có xu hướng cung cấp nhiều thông tin bộ phận hơn.

Watts và Zimmerman (1978, 1986)14 cho rằng yếu tố chính trị có ảnh hưởng lớn đến sự lựa chọn các chính sách kế tốn của nhà quản trị. Cơng ty phải chịu các chi phí mang tính chính trị từ các nhóm lợi ích thuộc khu vực tư nhân (ví dụ cơng đoàn), các cơ quan nhà nước và cơ quan thuế. Phương pháp để giảm chi phí chính trị đó là cơng ty phải thuyết minh các thông tin chi tiết hơn nhằm nâng cao hình ảnh doanh nghiệp (Craswell và Taylor, 1992).

Từ những lý do trên, đề tài xây dựng giả thuyết nghiên cứu sau:

Giả thuyết H1: Chất lượng báo cáo bộ phận bị ảnh hưởng bởi yếu tố quy mô

công ty.

12

Firth, M. 1979. The impact of size, stock market listing and auditors on voluntary disclosure in corporate

annual reports. Accounting and Business Research.

13

Craswell, A.T. và S.L. Taylor. 1992. Discretionary disclosure of reserves by oil and gas companies: An

economic analysis. Journal of Business Finance and Accounting.

14

Watts, R.L. và J.L. Zimmerman. 1978. Towards a positive theory of the determination of accounting

standards. The accounting review.

- Mức độ phân tán quyền sở hữu (ownership diffusion)

Quyền sở hữu của công ty càng phổ biến trong các nhà đầu tư trên thị trường thì khoảng cách giữa người sở hữu và người quản lý, điều hành công ty càng lớn, dẫn đến tình trạng thơng tin bất cân xứng giữa hai đối tượng này càng cao. Việc báo cáo thông tin bộ phận, cũng giống như tất cả thơng tin kế tốn tài chính khác, được nhận định là một biện pháp để giảm thiểu sự bất cân xứng thông tin. Việc tồn tại mối quan hệ chắc chắn giữa quyền sở hữu phân tán và việc cung cấp thông tin bộ phận đã được chứng thực trong các nghiên cứu trước đây của McKinnon và Dalimunthe (1993), Giner (1997) và Wan-Hussin (2009).15

Giả thuyết H2: Cơng ty có cổ phiếu sở hữu càng phân tán sẽ cung cấp thông

tin bộ phận chi tiết hơn các cơng ty có cổ phiếu sở hữu tập trung. - Địn bẩy tài chính (financial leverage)

Địn bẩy tài chính thể hiện khả năng thanh tốn các khoản nợ của công ty, hệ số này càng cao thì khả năng thanh tốn nợ của công ty càng thấp. Do đó, đây là một trong các chỉ tiêu quan trọng đối với các chủ nợ. Địn bẩy tài chính giúp các chủ nợ đánh giá rủi ro và mức độ sinh lời của công ty. Tuy nhiên, theo lý thuyết đại diện, có sự bất cân xứng thông tin giữa chủ nợ và cổ đông, dẫn đến tình trạng mâu thuẫn lợi ích giữa hai nhóm đối tượng này. Các cổ đơng ln muốn tối đa hóa giá trị tài sản của mình bằng cách yêu cầu công ty đầu tư vào những hoạt động có khả năng sinh lời cao, nhưng đồng thời cũng mang nhiều rủi ro kinh doanh. Cổ đông sẽ được hưởng càng nhiều lợi ích từ các hoạt động có khả năng sinh lời càng cao, trong khi lợi ích của chủ nợ khơng tăng theo mức lời của công ty. Nhưng nếu các hoạt động đầu tư không gặp thuận lợi, các chủ nợ sẽ cùng chia sẻ rủi ro với các cổ đông. Sự bất cân xứng thông tin giữa chủ nợ và cổ đông trở thành động lực thúc đẩy

15

McKinnon, J.L. & Dalimunthe, L. 1993. Voluntary disclosure of segment information by Australian

diversified companies. Accounting and Finance.

Wan Nordin Wan-Hussin. 2009. The impact of family-firm structure and board composition on corporate

transparency: Evidence based on segment disclosures in Malaysia. The internation Journal of Accounting

các công ty cung cấp thông tin bộ phận. Các nghiên cứu của Salamon và Dhaliwal (1980), Bradbury (1992) và Giner (1997)16 đã đưa ra bằng chứng về mối quan hệ giữa chỉ tiêu địn bẩy tài chính và việc cung cấp thơng tin bộ phận.

Giả thuyết H3: Các cơng ty có chỉ tiêu địn bẩy tài chính càng cao sẽ cung

cấp nhiều thông tin bộ phận hơn so với các cơng ty có địn bẩy tài chính thấp. - Khả năng sinh lời (profitability)

Khả năng sinh lời được xem là một chỉ tiêu biểu thị cho chất lượng của khoản đầu tư. Do đó, nhà đầu tư ln muốn có càng nhiều thơng tin chi tiết về hoạt động của công ty nhằm giảm thiểu rủi ro từ thị trường, từ đó tăng khả năng sinh lời. Mặt khác, việc cung cấp nhiều thơng tin chi tiết sẽ đặt cơng ty vào tình thế bất lợi cạnh tranh cao hơn. Như vậy, có một mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và việc cung cấp thông tin bộ phận. Tác giả Kelly (1994)17 trong một nghiên cứu của mình đã cho thấy có mối quan hệ nghịch giữa khả năng sinh lời và chất lượng thông tin bộ phận của công ty.

Giả thuyết H4: Cơng ty có khả năng sinh lời càng cao sẽ có xu hướng ít

cung cấp thông tin bộ phận. - Công ty kiểm toán

Theo quy định về cơng bố thơng tin trên TTCK của Bộ Tài Chính, các cơng ty niêm yết phải công bố thông tin về BCTC đã được kiểm tốn bởi các cơng ty kiểm toán được chấp thuận. Quy định này nhằm tăng tính trung thực và chính xác của số liệu BCTC, đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng thơng tin. Do đó, tác giả nhận định việc lập BCBP của các cơng ty niêm yết có sự tác động bởi cơng ty kiểm

16

Salamon, G.L. & Dhaliwal, D.S. 1980. Company size and financial disclosure requirements with evidence

from the segmental reporting issue. Journal of Business Finance and Accounting.

Bradbury, M.E. 1992. Voluntary disclosure of financial segment data: New Zealand evidence. Accounting and Finance.

17

toán. Trong phần khảo sát, tác giả phân loại các cơng ty kiểm tốn thành hai nhóm: các cơng ty Big4 (bao gồm Ernst & Young, Deloitte, KPMG và Pricewaterhouse Coopers) và các cơng ty khơng thuộc nhóm Big4 (gọi tắt là non-Big4).

Giả thiết H5: Cơng ty có BCTC được kiểm tốn bởi các cơng ty Big4 sẽ

trình bày thơng tin bộ phận nhiều hơn các cơng ty được kiểm tốn bởi cơng ty non- Big4.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện báo cáo bộ phận trong kế toán việt nam theo hướng phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)