Đánh giá thực trạng lập BCBP tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện báo cáo bộ phận trong kế toán việt nam theo hướng phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế (Trang 56 - 60)

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO BỘ PHẬN

2.2. Thực trạng lập và công bố thông tin bộ phận tại Việt Nam

2.2.3. Đánh giá thực trạng lập BCBP tại Việt Nam

CMKT số 28 quy định về BCBP đã được ban hành từ đầu năm 2005, nhưng cho đến năm 2010 (là năm được chọn để thu thập số liệu nghiên cứu), thơng tin bộ phận được trình bày trên BCTC của các công ty niêm yết vẫn rất hạn chế. Bằng chứng là trong số các công ty niêm yết trên Sàn Giao dịch Chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), với số lượng 118 cơng ty khảo sát, chỉ có 48 cơng ty có trình bày BCBP. Điều này cho thấy mặt hạn chế về phía CMKT cịn thiếu sự hướng dẫn chi tiết, sự thiếu hiểu biết của các doanh nghiệp – đối tượng cung cấp thông tin và

người sử dụng BCTC đối với vai trị của BCBP. Đồng thời, qua q trình tìm nguồn tài liệu cho đề tài, tác giả nhận thấy chưa có nhiều tài liệu và cơng trình nghiên cứu về BCBP tại Việt Nam – một vấn đề nghiên cứu còn bỏ ngỏ và lạ lẫm đối với nhiều nhà nghiên cứu kinh tế.

- Từ kết quả khảo sát, trong số các cơng ty có lập BCBP, chiếm hơn 50% là các doanh nghiệp sản xuất, số còn lại là các doanh nghiệp hoạt động thương mại và dịch vụ. Kết quả này cho thấy quan điểm và nhận định của các doanh nghiệp đối với khái niệm về bộ phận hoạt động cần báo cáo cũng như đối với CMKT số 28 cịn thiếu chính xác và chưa thống nhất.

- CMKT số 28 quy định về cách thức xác định bộ phận báo cáo theo lĩnh vực kinh doanh và theo khu vực địa lý và yêu cầu các doanh nghiệp phải trình bày cả hai loại báo cáo chính yếu và thứ yếu theo hai loại bộ phận trên. Tuy nhiên với kết quả nghiên cứu, hơn 60% doanh nghiệp lập BCBP chỉ trình bày báo cáo theo lĩnh vực kinh doanh và xác định doanh nghiệp chỉ hoạt động trên một khu vực địa lý duy nhất là lãnh thổ Việt Nam, dù thực tế rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trên nhiều khu vực địa lý khác nhau. Điều này đặt ra vấn đề cần làm rõ khái niệm khu vực địa lý khi xác định bộ phận cần báo cáo đối với doanh nghiệp trong nước.

- Từ quá trình đánh giá thực trạng BCBP tại Việt Nam, xuất hiện một tình trạng khơng hợp lý là các cơng ty quy mô nhỏ, hoạt động đơn ngành hoặc đa ngành nhưng doanh thu chưa đạt mức quy định của Chuẩn mực để lập BCBP (trên 10% tổng doanh thu tồn cơng ty) vẫn tách riêng thành nhiều bộ phận để trình bày (một điều cần lưu ý thêm là các cơng ty này đa phần được kiểm tốn bởi cơng ty TNHH Kiểm tốn và Tư vấn A&C). Ngược lại, có nhiều cơng ty quy mơ rất lớn, được kiểm tốn bởi các công ty Big4, đa dạng nhiều hoạt động ngành nghề khác nhau, nhưng lại không trình bày BCBP trên BCTC. Kết quả này đặt ra vấn đề cần làm rõ phạm vi lập BCBP để tránh tình trạng hao tổn chi phí vơ ích (đối với những công ty thật sự không cần lập

BCBP) và việc không tuân thủ Chuẩn mực cũng như thông tin cung cấp thiếu minh bạch của các công ty cần phải lập BCBP nhưng không lập.

- Địn bẩy tài chính xuất hiện khi doanh nghiệp quyết định tài trợ cho tài sản bằng vốn vay. Mặc dù địn bẩy tài chính giúp tăng lợi nhuận tiềm năng của doanh nghiệp, nhưng cũng đồng thời với rủi ro đầu tư và rủi ro thanh toán tăng lên. Với kết quả thể hiện sự tương quan ngược chiều giữa việc lập BCBP và địn bẩy tài chính, chứng tỏ các doanh nghiệp có chỉ tiêu địn bẩy tài chính cao sẽ càng ít cung cấp thơng tin bộ phận. Điều này cho thấy khả năng giám sát kém của các ngân hàng Việt Nam trong quá trình thẩm định cho vay.

- Kết quả chỉ tiêu độ phân tán quyền sở hữu quan hệ nghịch với việc lập BCBP cho thấy khả năng giám sát yếu của các cổ đông nhỏ lẻ, trình độ và khả năng phân tích tình hình kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các BCTC chưa cao. Đây là vấn đề quan trọng của TTCK Việt Nam, ảnh hưởng đến lợi ích của các cổ đơng thiểu số khi tham gia đầu tư vào công ty niêm yết. Điều này liên quan đến việc đào tạo cũng như các chính sách tăng cường khả năng giám sát của cổ đông thiểu số.

- Những nội dung thơng tin trình bày trên BCBP cịn rất sơ sài và chưa đầy đủ theo yêu cầu của chuẩn mực cho thấy chất lượng BCBP thấp. Qua đó, cho thấy việc giám sát về chun mơn của UBCK cịn hạn chế, đặc biệt về việc tuân thủ các CMKT.

- Chức năng của kiểm toán viên là xác minh những thông tin trong BCTC; đánh giá việc tuân thủ chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, các nguyên tắc và phương pháp kế toán được áp dụng, các ước tính và xét đốn quan trọng của Ban Giám Đốc công ty cũng như cách trình bày tổng quát các BCTC. Như vậy, với thực trạng lập BCBP từ kết quả khảo sát, vai trị của cơng ty kiểm tốn chưa thật sự hiệu quả. Vấn đề này có một phần trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc hướng dẫn và quy định cụ thể

các nội dung về BCBP, và phần trách nhiệm ở bản thân các cơng ty kiểm tốn chưa làm trịn nghĩa vụ và chức năng của mình.

Kết luận chương 2

Với những số liệu thứ cấp thu thập được từ BCTC của các công ty niêm yết trên SGDCK TP.HCM, kết quả đã thể hiện những vấn đề cơ bản về thực trạng lập và trình bày BCBP của các công ty niêm yết tại Việt Nam. Việc lập BCBP tại các cơng ty vẫn cịn nhiều bất cập và hạn chế, đa phần các cơng ty có lập BCBP như chỉ để “đối phó” với yêu cầu của CMKT mà chưa thực sự mang đúng ý nghĩa và tính hiệu quả của BCBP. Thực tế này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhiều đối tượng liên quan đến vấn đề lập và sử dụng số liệu về BCBP của doanh nghiệp. Những nguyên nhân này sẽ được tác giả trình bày cụ thể trong nội dung chương 3, từ đó sẽ đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện việc lập BCBP của các công ty niêm yết tại Việt Nam.

Chương 3

CÁC GIẢI PHÁP HỒN THIỆN VIỆC LẬP VÀ TRÌNH BÀY BCBP TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện báo cáo bộ phận trong kế toán việt nam theo hướng phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)