Chương 1 TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO BỘ PHẬN
2.1.2. Nội dung cơ bản của các quy định về báo cáo bộ phận tại Việt Nam
Mục đích của Chuẩn mực 28 là quy định nguyên tắc và phương pháp lập báo cáo thơng tin tài chính theo bộ phận, lĩnh vực kinh doanh và các khu vực địa lý khác nhau của doanh nghiệp nhằm hỗ trợ người sử dụng báo cáo tài chính:
- Hiểu rõ về tình hình hoạt động các năm trước của doanh nghiệp; - Đánh giá đúng về những rủi ro và lợi ích kinh tế của doanh nghiệp; - Đưa ra những đánh giá hợp lý về doanh nghiệp.
Phạm vi áp dụng: Chuẩn mực này được áp dụng cho DN đã phát hành, đã niêm yết hoặc chưa niêm yết trên TTCK và khuyến khích DN khơng phát hành chứng khốn cơng khai áp dụng.
Chuẩn mực kế toán số 28 xác định một bộ phận cần báo cáo là một bộ phận theo lĩnh vực kinh doanh hoặc một bộ phận theo khu vực địa lý được xác định dựa trên các định nghĩa sau:
- Bộ phận theo lĩnh vực kinh doanh: Là một bộ phận được xác định căn cứ các sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm có những đặc điểm tương đồng về tính chất, quy trình sản xuất, nhóm khách hàng, phương pháp phân phối.
- Bộ phận theo khu vực địa lý: Là một bộ phận xác định dựa vào môi trường kinh doanh có đặc điểm tương đồng về điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, vị trí địa lý.
Các loại báo cáo bộ phận
Báo cáo bộ phận được chia làm 2 loại: Báo cáo bộ phận chính yếu và báo cáo bộ phận thứ yếu. Nếu báo cáo bộ phận chính yếu được lập theo lĩnh vực kinh doanh, thì báo cáo bộ phận thứ yếu được lập theo khu vực địa lý. Nếu báo cáo bộ phận chính yếu được lập theo khu vực địa lý thì báo cáo bộ phận thứ yếu được lập theo lĩnh vực kinh doanh.
Điều kiện lập báo cáo bộ phận
Một lĩnh vực kinh doanh hay khu vực địa lý cần được xác định là một bộ phận phải báo cáo khi thoả mãn một trong các điều kiện sau:
- Doanh thu của bộ phận từ việc bán hàng ra ngoài và từ giao dịch với các bộ phận khác phải chiếm từ 10% trở lên trên tổng doanh thu của tất cả bộ phận, hoặc:
- Kết quả kinh doanh của bộ phận, bất kể lãi (hay lỗ) chiếm từ 10% trở lên trên tổng lãi của tất cả các bộ phận có lãi (hoặc trên tổng lỗ của tất cả các bộ phận lỗ) nếu đại lượng nào có giá trị tuyệt đối lớn hơn, hoặc: - Tài sản của bộ phận chiếm từ 10% trở lên trên tổng tài sản của tất cả
các bộ phận.
Đối với các bộ phận có mức dưới 10% theo quy định trên thì bộ phận có thể được báo cáo, khi:
- Thơng tin của bộ phận nào đó là cần thiết cho người sử dụng báo cáo tài chính;
- Nếu bộ phận nào có thể được kết hợp với các bộ phận tương đương khác mà thoả mãn ngưỡng 10% thì sẽ được trình bày thành một bộ phận riêng;
- Các bộ phận còn lại được báo cáo thành một khoản mục riêng. Trình bày báo cáo bộ phận
Chuẩn mực quy định nếu báo cáo đối với bộ phận chính yếu được lập theo lĩnh vực kinh doanh thì báo cáo bộ phận thứ yếu phải lập theo khu vực địa lý. Các nội dung cần trình bày trên cả hai loại báo cáo bao gồm chỉ tiêu doanh thu, chi phí và kết quả bộ phận, các chỉ số về giá trị TSCĐ, nợ phải trả bộ phận.
Nhìn chung, chuẩn mực về BCBP của Việt Nam dựa trên nền tảng của IAS 14, trước khi chuẩn mực này được thay thế bằng IFRS 8.