Quy trình xác định bộ phận báo cáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện báo cáo bộ phận trong kế toán việt nam theo hướng phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế (Trang 62 - 76)

hành chứng khoán trên thị trường chứng khốn. Khuyến khích các doanh nghiệp không phát hành hoặc khơng có chứng khốn trao đổi cơng khai áp dụng chuẩn mực này.”. Một trong những cơ sở để xác định doanh nghiệp cần lập BCBP là mức

độ khác biệt về tính chất và đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh hoặc khu vực địa lý mà doanh nghiệp hoạt động. Từ đây, đặt ra cho các cơ quan chức năng vấn đề cần phải xây dựng hệ thống mã ngành cho doanh nghiệp, dựa trên tính chất và đặc điểm của ngành nghề để thiết lập hệ thống mã ngành. Như vậy, dựa vào hệ thống này, bản thân doanh nghiệp sẽ xác định được mình có thuộc đối tượng lập BCBP hay không, đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan nhà nước quản lý tình hình kinh doanh và sự tuân thủ quy định CMKT của mỗi doanh nghiệp.

3.2. Giải pháp hoàn thiện việc lập BCBP tại Việt Nam

3.2.1. Các giải pháp đối với doanh nghiệp

Các doanh nghiệp với vai trò là đối tượng cung cấp thơng tin có trách nhiệm quan trọng trong vấn đề đảm bảo tính hữu ích của các thơng tin kinh tế tài chính cơng bố trên thị trường. Để thực hiện được nhiệm vụ này, vấn đề cốt lõi là nhà quản lý các doanh nghiệp cần thấu hiểu vai trị của BCBP, xác định được những lợi ích có được từ các thơng tin chi tiết về bộ phận so với những chi phí mà doanh nghiệp phải gánh chịu. Các nhà quản lý phải vượt qua được rào cản trong quan điểm cho rằng việc lập BCBP sẽ ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của doanh nghiệp, bởi sẽ tiết lộ các thông tin nội bộ cho đối thủ cạnh tranh. Với những nội dung quy định trong IFRS 8, cơ sở cho việc xác định bộ phận hoạt động cần báo cáo chủ yếu dựa vào phương thức mà các nhà quản lý sử dụng để đánh giá hoạt động kinh doanh và phân bổ các nguồn lực kinh tế cho từng hoạt động. Như vậy, các doanh nghiệp cho dù kinh doanh trong cùng ngành nghề lĩnh vực nhưng vẫn có khả năng xác định các bộ phận hoạt động khác nhau và tất yếu thông tin cung cấp cũng khác nhau; điều này hồn tồn đảm bảo tính cạnh tranh và việc bảo mật thơng tin nội bộ của từng doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cũng cần tổ chức q trình ghi nhận và xử lý thơng tin của kế tốn để có thể hỗ trợ cho việc cung cấp thơng tin theo bộ phận hoạt động. Hệ thống kế toán chi tiết, cụ thể là hệ thống tài khoản và sổ sách kế toán, cần được tổ chức theo các hoạt động mà doanh nghiệp xác định là các bộ phận hoạt động cần báo cáo. Điều này sẽ giúp quá trình lập BCBP được thuận tiện hơn, giảm bớt chi phí xử lý thơng tin cho doanh nghiệp.

3.2.2. Các giải pháp mang tính chính sách

Việc cung cấp và trình bày thơng tin về tình hình hoạt động kinh doanh một cách đầy đủ, chính xác là trách nhiệm của các doanh nghiệp - đối tượng cung cấp thông tin. Tuy nhiên, vẫn cần sự hỗ trợ từ phía nhà nước, trong đó có BTC và UBCKNN, cần đưa ra các hướng dẫn cụ thể, dễ hiểu giúp doanh nghiệp thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Bên cạnh đó, các đối tượng sử dụng thơng tin cũng có thể góp phần tăng thêm tính đầy đủ và minh bạch của BCTC thông qua vai trị, chức năng của mình.

3.2.2.1 Tăng cường khả năng giám sát của cổ đông thiểu số

Trong các công ty cổ phần, đặc biệt là công ty đại chúng, cổ đông thiểu số chiếm một tỷ lệ không nhỏ, nhưng vì xuất phát từ nhiều thành phần xã hội khác nhau, có trình độ nhận thức khác nhau và chủ yếu đầu tư với mục đích kiếm lời nên họ có tâm lý thờ ơ với các vấn đề hoạt động kinh doanh của cơng ty. Hoặc nếu có ý thức về quyền lợi của mình, thì với số vốn sở hữu ít ỏi cùng với sự thiếu liên kết với các cổ đông khác, các cổ đông thiểu số không thể đưa ra những quyết định hay chi phối hoạt động của công ty.

Khi ý thức tự bảo vệ quyền lợi của các cổ đơng thiểu số cịn hạn chế và bản thân họ khơng có khả năng giải quyết thực trạng quyền lợi của mình thì các cơ quan nhà nước, cụ thể là UBCKNN, cần phải bằng pháp luật đặt ra các nguyên tắc, xây dựng nên các công cụ pháp lý tạo điều kiện cho cổ đông thiểu số thực hiện hiệu quả

quyền cổ đơng, trong đó có quyền giám sát hoạt động của công ty – thể hiện thông qua số liệu BCTC mà cơng ty cung cấp. Điều này khơng chỉ có giá trị trực tiếp bảo vệ được quyền lợi của cổ đơng thiểu số mà cịn đảm bảo được các lợi ích cao hơn cho xã hội.

3.2.2.2 Tăng cường khả năng giám sát về kế tốn của UBCKNN

Bộ Tài Chính đã ban hành Thông tư số 09/2010/TT-BTC ngày 15/01/2010 hướng dẫn thực hiện công bố thông tin trên thị trường chứng khốn, trong đó quy định “Nội dung cơng bố thơng tin định kỳ về BCTC năm bao gồm các BCTC theo quy định của pháp luật về kế toán và Báo cáo kiểm tốn. Thuyết minh BCTC phải trình bày đầy đủ tất cả nội dung theo quy định của pháp luật về kế toán... Thuyết minh BCTC phải có báo cáo bộ phận theo quy định Chuẩn mực kế tốn số 28 và Thơng tư hướng dẫn Chuẩn mực...”, bên cạnh đó Thơng tư cũng quy định về thời

hạn và các thủ tục công bố thông tin của từng đối tượng cụ thể. Như vậy, xét về cơng tác kế tốn, UBCKNN và BTC vẫn còn thiếu sự giám sát chặt chẽ về nội dung thông tin công bố của các công ty đại chúng và cơng ty phát hành chứng khốn.

3.2.2.3 Tăng cường vai trị của cơng ty kiểm tốn

- Về phía Hội Kiểm tốn viên hành nghề Việt Nam (VACPA): cần có các quy định về trách nhiệm của cơng ty kiểm tốn, cần tổ chức những cuộc điều tra để đánh giá chất lượng của cuộc kiểm toán, đặc biệt là tính tuân thủ của BCTC.

- Về phía cơng ty cổ phần: Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của HĐQT, ban kiểm soát và Ban giám đốc điều hành. Trách nhiệm không rõ ràng dẫn đến sự chồng chéo giữa HĐQT và Ban giám đốc điều hành. Chức năng của HĐQT phải là chức năng giám sát Ban giám đốc điều hành. Nhưng trên thực tế, thành viên HĐQT lại nắm giữ một số vị trí trọng trách trong Ban giám đốc, tham gia vào nhiều hoạt động tác nghiệp hàng ngày. Sự chồng chéo này dẫn đến việc không phân định rõ ràng trách nhiệm, trách nhiệm mang tính

chất tập thể nhiều hơn trách nhiệm cá nhân. Sự tách bạch giữa HĐQT và Ban giám đốc điều hành được đảm bảo sẽ khiến cho HĐQT cần đến các nhà chuyên môn sâu về kế toán, kiểm toán thực hiện kiểm tra và xác nhận kết quả hoạt động điều hành của Ban giám đốc. Khi đó chắc chắn vai trị của kiểm tốn sẽ được nâng lên.

3.2.2.4 Tăng cường đào tạo về phân tích tài chính cho các bên sử dụng

thông tin trên BCTC

Thị trường chứng khoán tại Việt Nam cho thấy thực trạng chung là các cổ đông chủ yếu đầu tư theo phong trào, chính vì vậy đã gây ra nhiều thiệt hại cho nhà đầu tư khi có biến động bất thường của giá cổ phiếu trong thời gian qua. Nhằm đảm bảo quyền lợi của mình, các đối tượng sử dụng thơng tin, trong đó quan trọng là các nhà đầu tư – các cổ đơng, cần có trình độ nhất định về kinh tế nói chung, kế tốn tài chính nói riêng để có thể phân tích và đánh giá số liệu trên BCTC do các công ty cung cấp, hỗ trợ cho những quyết định đầu tư hiệu quả.

Kết luận chương 3

Việc cung cấp thơng tin tài chính một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời, để BCTC trở thành cơng cụ hữu ích và có ý nghĩa hỗ trợ cho q trình ra quyết định của người sử dụng là trách nhiệm quan trọng của nhà quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần sự trợ giúp từ các cơ quan chức năng của nhà nước – đối tượng chịu trách nhiệm ban hành các văn bản pháp quy, của các công ty kiểm tốn – đối tượng có nhiệm vụ đảm bảo tính trung thực của số liệu BCTC và tính tn thủ của doanh nghiệp. Trách nhiệm cịn từ phía những người sử dụng thơng tin trên BCTC, trong đó có cổ đơng và nhà đầu tư, cần phải có một trình độ hiểu biết nhất định về kinh tế nói chung, kế tốn tài chính nói riêng để có thể phân tích đánh giá chất lượng của thơng tin do doanh nghiệp cung cấp, điều này không chỉ để bảo vệ lợi ích của chính nhà đầu tư mà cịn góp phần tạo động lực để doanh nghiệp nhìn nhận rõ vai trị của người cung cấp thơng tin.

KẾT LUẬN

CMKTVN số 28 quy định về việc lập và trình bày BCBP của các tổ chức niêm yết đã ban hành từ năm 2005. Dù qua hơn 05 năm có hiệu lực và được áp dụng, nhưng trên thực tế việc tuân thủ đầy đủ chuẩn mực vẫn còn nhiều hạn chế. Các đối tượng cung cấp thông tin lẫn đối tượng sử dụng thông tin trên BCTC cần phải nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của BCBP. Bộ Tài Chính cần dựa trên các Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế được chấp nhận rộng rãi để hoàn thiện CMKT cho phù hợp với đặc điểm kinh tế, chính trị của Việt Nam trong xu thế hội nhập toàn cầu.

Với những giả thiết và mục tiêu đặt ra, tác giả đã tìm hiểu vai trị của thơng tin bộ phận trong các quyết định của những đối tượng sử dụng, đồng thời đánh giá thực trạng cung cấp thông tin bộ phận của các cơng ty niêm yết, từ đó nhận định các yếu tố chi phối việc lập BCBP của các cơng ty. Từ việc phân tích thực trạng và đề ra giải pháp nêu trên, đề tài sẽ góp phần hồn thiện hoạt động cung cấp thơng tin tài chính nói chung, trong đó bao gồm thơng tin bộ phận nói riêng nhằm phục vụ tốt nhất cho những đối tượng sử dụng thông tin theo đúng ý nghĩa và vai trò của BCBP. Theo sự đánh giá chủ quan, mặc dù đề tài đã giải quyết được một số nội dung như đã đặt ra ban đầu, nhưng vẫn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế vì nhiếu lý do khách quan và chủ quan. Do đó, với thời gian nghiên cứu sâu hơn, đề tài có thể mở rộng theo hướng:

- Tìm hiểu sâu hơn những nghiên cứu trước đây để xác định các yếu tố khác ảnh hưởng đến việc lập BCBP.

- Thực hiện việc khảo sát để đánh giá thực trạng lập BCBP và mục đích sử dụng BCBP từ phía những đối tượng sử dụng, đặc biệt là nhà đầu tư, với cỡ mẫu lớn hơn.

Cuối cùng, hy vọng rằng luận văn sẽ góp phần có ý nghĩa vào thực tiễn cung cấp thơng tin tài chính, hồn thiện hệ thống văn bản pháp lý liên quan đến việc lập BCBP ngày càng hiệu quả hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bộ Tài Chính (2005), Chuẩn mực kế toán số 28, Quyết định số 12/2005/QĐ-

BTC, Hà Nội.

2. Bộ Tài Chính (2006), Thơng tư số 20/2006/TT-BTC, Hà Nội. 3. Bộ Tài Chính (2010), Thơng tư 09/2010/TT-BTC, Hà Nội.

4. Cty CP Tài Việt (Vietstock) (2010), Niên giám Doanh nghiệp niêm yết 2010,

NXB Thông Tấn.

5. Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh -

thiết kế và thực hiện, NXB Lao động Xã hội.

6. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với

SPSS, NXB Hồng Đức.

Tiếng Anh

7. Dan S. Dhaliwal, Fratern M. Mboya and Russell M. Barefield (1983), Utilization of SFAS No. 14 Disclosures in Assessing Operating Risk, Journal of Accounting and Public Policy 2, 83-98.

8. Emmanuel, Gray (1977), Segmental disclosures and the segment identification problem, Accounting and Business Research.

9. Emmanuel, Gray (1978), Segmental disclosures by multibusiness multinational companies: A proposal, Accounting and Business Research.

10. Gary J. Kelly (1994), Unregulated segment reporting: Australian evidence,

British Accounting Review 26.

11. Gray, Radebaugh (1984), International segment disclosures by U.S. and U.K. multinational enterprises: A decripstive study, Journal of Accounting Research.

13. Laureen A. Maines, Linda S. McDaniel and Mary S. Harris (1997), Implications of Proposed Segment Reporting Standards of Financial Analysts’ Investment Judgments, Journal of Accounting Research 35.

14. Mary Standford Harris (1998), The Association between Competition and Managers' Business Segment Reporting Decisions, Journal of Accounting Research 36.

15. McKinnon J.L., Dalimunthe L. (1993), Voluntary disclosure of segment information by Australian diversified companies, Accounting and Finance.

16. Roger Y.W. Tang and Jie Zhao (1999), A look at the segment reporting practices of some Fortune 500 companies, John Wiley & Sons, Inc.

17. Solomons (1968), Accounting problems and some proposed solutions, Public

reporting by Conglomerates, Prentice Hall;

18. The Creative Studio at Deloitte (2007), International Financial Reporting Standard 8 "Operating segments" - A disclosure checklist, London.

19. W.David Albrecht, Niranjan ChipalkattiIn Brief (1998), New segment reporting,

The CPA Journal.

20. Wan Nordin Wan-Hussin (2009), The impact of family-firm structure and board composition on corporate transparency: Evidence based on segment disclosures in Malaysia, The internation Journal of Accounting 44.

Website

21. Bộ Tài Chính: www.mof.gov.vn

22. Công ty CP Truyền Thông Việt Nam CafeF: www.cafef.vn 23. Deloitte Global Services Limited: www.iasplus.com

PHỤ LỤC

1. Phân loại công ty lập BCBP theo các nhân tố

Quy mô

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative Percent Valid <=14.00 27 56.2 56.2 56.2 >14.00 21 43.8 43.8 100.0 Total 48 100.0 100.0 Cơng ty kiểm tốn

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative Percent Valid non-big4 36 75.0 75.0 75.0 Big4 12 25.0 25.0 100.0 Total 48 100.0 100.0 Nhóm quyền sở hữu

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative Percent Valid <= 10.00 6 12.5 12.5 12.5 10.01 - 30.00 12 25.0 25.0 37.5 30.01 - 50.00 19 39.6 39.6 77.1 50.01 - 70.00 8 16.7 16.7 93.8 > 70.00 3 6.2 6.2 100.0 Total 48 100.0 100.0

Nhóm ROI

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative Percent Valid <= 10.00 46 95.8 95.8 95.8 10.01 - 20.00 2 4.2 4.2 100.0 Total 48 100.0 100.0 Nhóm địn bẩy tài chính

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative Percent

Valid <= 1.00 47 97.9 97.9 97.9

> 3.00 1 2.1 2.1 100.0

Total 48 100.0 100.0

2. Kiểm định hệ số tương quan giữa các nhân tố với việc lập BCBP

Correlations Báo cáo bộ phận Quy mơ Nhóm địn bẩy tài chính Nhóm ROI Nhóm quyền sở hữu Cơng ty kiểm tốn Báo cáo bộ phận Pearson

Correlation 1 .141 -.410

**

-.627** -.211* .042

Sig. (2-tailed) .128 .000 .000 .022 .653

N 118 118 118 118 118 118

Quy mô Pearson

Correlation .141 1 .234 * -.085 -.072 .480** Sig. (2-tailed) .128 .011 .359 .438 .000 N 118 118 118 118 118 118 Nhóm địn bẩy tài chính Pearson Correlation -.410 ** .234* 1 .146 .178 .047 Sig. (2-tailed) .000 .011 .116 .054 .617

Nhóm ROI Pearson Correlation -.627 ** -.085 .146 1 .048 .028 Sig. (2-tailed) .000 .359 .116 .602 .766 N 118 118 118 118 118 118

Nhóm quyền sở hữu Pearson

Correlation -.211

*

-.072 .178 .048 1 -.007

Sig. (2-tailed) .022 .438 .054 .602 .937

N 118 118 118 118 118 118

Cơng ty kiểm tốn Pearson

Correlation .042 .480

**

.047 .028 -.007 1

Sig. (2-tailed) .653 .000 .617 .766 .937

N 118 118 118 118 118 118

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2- tailed).

*. Correlation is significant at the 0.05 level (2- tailed).

3. Kiểm định giá trị trung bình của hai nhóm cơng ty

Group Statistics

Báo cáo bộ phận N Mean Std. Deviation Std. Error Mean

Nhóm ROI Khơng lập BCBP 70 2.61 1.243 .149

Có lập BCBP 48 1.04 .202 .029

Nhóm quyền sở hữu Khơng lập BCBP 70 3.2286 .95054 .11361

Có lập BCBP 48 2.7917 1.07106 .15459

Nhóm địn bẩy tài chính Khơng lập BCBP 70 1.51 .631 .075

Có lập BCBP 48 1.04 .289 .042

Cơng ty kiểm tốn Không lập BCBP 70 .21 .413 .049

Có lập BCBP 48 .25 .438 .063

Quy mô Không lập BCBP 70 1.3000 .46157 .05517

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện báo cáo bộ phận trong kế toán việt nam theo hướng phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế (Trang 62 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)