Thế chấp quyền đòi nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cho vay dựa trên hàng tồn kho và khoản phải thu đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh an phú (Trang 31)

1.2 Hoạt động cho vay dựa trên HTK và KPT đối với doanhnghiệp SME tạ

1.2.7.3 Thế chấp quyền đòi nợ

Xét về bản chất, thế chấp các khoản phải thu chính là thế chấp quyền địi nợ. Quyền địi nợ xét dưới góc độ luật hố khơng đưa ra một định nghĩa cụ thể nào, mà được hiểu như là một dạng của quyền yêu cầu quy định tại các điều từ Điều 309 đến Điều 314 của Bộ luật Dân sự 2005. Quyền đòi nợ là một loại quyền tài sản có đối tượng là một khoản nợ, tức là một khoản tiền. Quyền đòi nợ được liệt kê tại Điều 322 của Bộ luật này như một trong số các quyền tài sản có thể dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

dân sự∗. Không chỉ là đối tượng của giao dịch bảo đảm, quyền đòi nợ còn được mua, bán theo quy định tại Điều 449 về mua bán quyền tài sản∗∗.

Đề cập đến thế chấp quyền đòi nợ, Bộ luật Dân sự năm 1995 và Nghị định 165/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 về giao dịch bảo đảm áp dụng chế độ cầm cố đối với quyền đòi nợ. Khi Bộ luật Dân sự năm 2005 ra đời, do yếu tố để phân biệt cầm cố và thế chấp khơng cịn nằm ở chỗ tài sản là động sản hay bất động sản nữa mà là việc có chuyển giao hay không chuyển giao tài sản bảo đảm, chế định cầm cố quyền địi nợ khơng cịn phù hợp nữa và đã được thay thế bằng chế định thế chấp quyền địi nợ. Có hai lý do có thể giải thích sự thay đổi chế định pháp lý này của giao dịch bảo đảm đối với các quyền tài sản nói chung và quyền địi nợ nói riêng. Một là, quyền tài sản nói chung là các tài sản vơ hình và do đó, khơng thể chuyển giao về mặt vật chất cho bên nhận tài sản bảo đảm nên không thể là đối tượng của cầm cố. Hai là, trong giao dịch bảo đảm có đối tượng là quyền tài sản, bên thế chấp chỉ giao giấy tờ chứng minh quyền sở hữu của bên thế chấp đối với tài sản cho bên nhận thế chấp và trong quá trình thế chấp, bên thế chấp vẫn "nắm giữ " tài sản thế chấp và được thực hiện một số quyền của chủ sở hữu đối với quyền tài sản (Bùi Đức Giang, 2011)

1.2.8 Các phương thức quản lý TSBĐ là HTK và KPT tại NHTM:

1.2.8.1 Quản lý hàng hố trơng giữ tại kho cố định, có bảo vệ, xuất hàng theo lệnh của ngân hàng (phương thức “tiền vào, hàng ra”): Hàng hố phải có bảo vệ lệnh của ngân hàng (phương thức “tiền vào, hàng ra”): Hàng hố phải có bảo vệ chốt giữ, được trông giữ tại kho của khách hàng, kho của bên thứ ba hoặc kho riêng của

ngân hàng. Việc giải chấp một phần/toàn bộ hàng hoá chỉ được thực hiện sau khi khách

hàng nộp tiền vào ngân hàng để thanh toán khoản vay hoặc thay thế bằng tài sản bảo đảm khác đã được ngân hàng chấp thuận. Hàng hoá chỉ được xuất kho khi có lệnh của ngân hàng.

∗Tại Điều 1.1.d mục I, Thông tư số 04/2007/TT-BTP ngày 17/5/2007 của Bộ Tư Pháp có định nghĩa: Quyền địi nợ theo hướng liệt kê gồm các quyền đòi nợ phát sinh từ hợp đồng vay, hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê tài sản hợp đồng dịch vụ hoặc phát sinh từ các căn cứ hợp pháp khác. Song danh sách này đã huỹ bỏ bởi Thông tư số 05/2011/TT-BTP của Bộ Tư Pháp ngày 16/02/2011.

∗∗Xem thêm phụ lục 5

1.2.8.2 Quản lý hàng hố tồn kho tối thiểu: Hàng hố có bảo vệ chốt giữ được

quản lý tại kho của khách hàng, kho của bên thứ ba hoặc kho riêng của ngân hàng. Tại mọi thời điểm, giá trị hàng hố được duy trì đủ để đảm bảo cho khoản vay theo đúng tỷ lệ phê duyệt tín dụng. Phần hàng hố ngồi giá trị cần duy trì khách hàng vay vốn có quyền sử dụng mà khơng cần có sự đồng ý của ngân hàng.

1.2.8.3 Quản lý hàng hố tồn kho ln chuyển:Hàng hố khơng có bảo vệ chốt giữ, được quản lý tại kho của khách hàng, kho của bên thứ ba hoặc kho riêng của ngân hàng. Khách hàng có quyền sử dụng hàng hố này mà khơng cần có sự đồng ý của ngân

hàng. Ngân hàng chỉ quản lý hàng hố thơng qua sổ sách kế tốn, sổ theo dõi xuất/nhập

kho hàng và định kỳ kiểm tra hàng hoá theo qui định. Khách hàng có nghĩa vụ báo cáo hiện trạng hàng tồn kho định kỳ theo yêu cầu của ngân hàng và đảm bảo chất lượng

hàng hố, duy trì giá trị hàng hố trong kho đủ để đảm bảo cho dư nợ được đảm bảo

bằng hàng hoá theo tỷ lệ do phê duyệt tín dụng qui định. Khách hàng chịu mọi trách nhiệm trong trường hợp ngân hàng kiểm tra và phát hiện hàng hố khơng đủ đảm bảo cho dư nợ được đảm bảo bằng hàng hố theo tỷ lệ do phê duyệt tín dụng qui định.

1.2.8.4 Quản lý TSBĐ là quyền đòi nợ

Việc nhận và quản lý TSBĐ là quyền đòi nợ để đảm bảo cho các nghĩa vụ tín dụng của khách hàng tại các NHTM hiện nay phổ biến áp dụng cho hai nhóm quyền địi nợ chủ yếu như sau: Quyền địi nợ đã hình thành và Quyền địi nợ hình thành trong tương lai.

Quyền địi nợ đã hình thành: là quyền địi nợ của khách hàng với bên thứ ba trên

cơ sở khách hàng đã hoàn thành một phần/ hoặc toàn bộ nghĩa vụ giao hàng hay cung ứng dịch vụ theo đúng qui định trong hợp đồng đã ký. Khách hàng trong phạm vi nghiên cứu ở đây này chính là người sở hữu quyền đòi nợ với bên thứ ba và thế chấp cho ngân hàng quyền địi nợ đó để bảo đảm cho một hoặc nhiều nghĩa vụ tín dụng của khách hàng tại ngân hàng. Bên thứ ba chính là bên có nghĩa vụ trả tiền cho khách hàng của ngân hàng, bao gồm người mua, hoặc ngân hàng mở L/C, ngân hàng xác nhận L/C, ngân hàng cam kết thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho người mua.

Quyền địi nợ hình thành trong tương lai: là quyền đòi tiền của khách hàng với

bên thứ ba trên cơ sở hợp đồng cung cấp hàng hoá/ dịch vụ đã ký hoặc L/C được mở bởi ngân hàng theo các qui tắc thống nhất về tín dụng chứng từ nhưng khách hàng chưa thực hiện giao hàng /cung cấp dịch vụ hoặc đã thực hiện giao hàng/cung cấp dịch vụ một phần hoặc toàn bộ cho bên thứ ba nhưng chưa hoàn tất các thủ tục để đòi tiền bên thứ ba theo qui định trong hợp đồng hoặc L/C.

Việc quản lý tài sản bảo đảm là quyền địi nợ nói chung hiện nay tại các NHTM đa phần theo phương pháp linh hoạt, tuỳ thuộc vào tính chất, đặc điểm, đặc thù của các khoản thế chấp đối với các đối tượng khách hàng có liên quan trong quan hệ vay vốn mà các NHTM đưa ra phương pháp quản lý cho phù hơp. Thông thường gồm những nội dung cơ bản sau:

- Xác định rõ cơ sở hình thành và hồ sơ liên quan của khoản phải thu dùng làm tài

sản thế chấp, trên cơ sở đó đánh giá tính xác thực của các khoản phải thu, phân loại khoản phải thu, xác định mức độ an tồn trong nguồn thu, uy tín giao dịch

thanh tốn của các bên có liên quan…

- Hồn thiện tính pháp lý quyền địi nợ để đảm bảo cho các nghĩa vụ tín dụng của

khách hàng tại các cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm theo luật định.

- Gia tăng mức độ kiểm soát của nguồn thu thông qua các cam kết thanh tốn khơng huỹ ngang của các bên có liên quan, như: thanh tốn là chuyển khoản về tài khoản của khách hàng vay mở tại ngân hàng cho vay trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng, trong trường hợp cần thiết có thể yêu cầu khách hàng điều chỉnh trong hợp đồng phát sinh/hình thành nên quyền đòi nợ sau này; kết hợp theo dõi

và giám sát thường xuyên giữa chứng từ sổ sách kế toán khách hàng, mức độ

cam kết của khách hàng với hệ thống phần mềm theo dõi của ngân hàng; các thoả thuận quyền ưu tiên được phép tự động trích tài khoản khách hàng hàng của ngân hàng trong qua trình kiểm sốt rủi ro có liên quan đến tính tuân thủ các cam kết…

- Điều chỉnh linh hoạt tỷ lệ tài trợ tùy theo mức độ an tồn trong việc kiểm sốt quyền địi nợ.

- Có thể kết hợp với việc nhận tài sản bảo đảm khác bên cạnh các quyền đòi nợ tuỳ

vào mức độ rủi ro và kiểm sốt rủi ro có liên quan.

Ngoài những nội dung cơ bản trên, trong thực tế các NHTM luôn tự xây dựng cho riêng mình qui trình quản lý cụ thể theo sản phẩm trên nguyên tắc linh hoạt nhưng phải kiểm soát khách hàng vay cũng như giao dịch có liên quan.

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay dựa trên HTK và KPT đối với doanh nghiệp SME tại NHTM doanh nghiệp SME tại NHTM

1.3.1. Các nhân tố hạn chế sự phát triển của doanh nghiệp SME 8

Doanh nghiệp SME là đối tượng chính của việc phát triển sản phẩm cho vay dựa

trên HTK và KPT như đã đề cập tại mục 1.2.2. Do đó, bất cứ nhân tố nào hạn chế sự

phát triển của doanh nghiệp SME cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc đẩy mạnh và phát triển sản phẩm cho vay dựa trên HTK và KPT. Mặc khác, trong cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hoá thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tuy vai trò và vị thế quan trọng của doanh nghiệp SME đối với nền kinh tế là không thể phủ nhận, song những gì đạt được chưa tương xứng với tiềm năng vốn có, điều đó được thể hiện qua các mặt sau:

- Thứ nhất, các doanh nghiệp SME khó tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng, họ cũng khơng có lợi thế về khoanh nợ, giãn nợ, ưu đãi tín dụng, tín chấp khi vay như các doanh nghiệp Nhà nước lớn. Trong khi các doanh nghiệp SME phải tuân thủ nghiêm yêu cầu thế chấp thì các doanh nghiệp Nhà nước lại không cần quan tâm tới điều này.

- Thứ hai, khó khăn về mặt bằng kinh doanh, hầu hết các doanh nghiệp SME đều

phải sử dụng nhà cửa, đất vườn làm mặt bằng kinh doanh. Mặc dù, Luật Đất đai

8Nguyễn Thị Hiền ,2011. Nâng cao khả năng tài trợ vốn ngân hàng đối với hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Tạp chí ngân hàng, số 16/2011, nguồn tại http://www.sbv.gov.vn, ngày truy cập 07/10/2011

mới được sửa đổi đã có một số thay đổi quan trọng có lợi cho các nhà đầu tư, nhưng tình trạng thiếu đất cho sản xuất cũng như đất cho xây dựng cơ sở hạ tầng vẫn còn khá phổ biến trong các doanh nghiệp ngồi quốc doanh nói chung và doanh nghiệp SME nói riêng. Do hệ quả của cơ chế kế hoạch hoá tập trung trước đây, phần lớn đất giao cho các doanh nghiệp Nhà nước hiện đang bị lạm dụng hoặc để khơng rất lãng phí. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp tư nhân mới nổi lên đang thực sự cần đất để bắt đầu hoặc mở rộng kinh doanh lại khơng có cách nào để có đất trừ khi đi thuê lại đất của các doanh nghiệp Nhà nước ở mức giá cao hơn rất nhiều so với mức giá do các cơ quan thẩm quyền nhà nước qui định.

- Thứ ba, khơng nhiều doanh nghiệp SME có cơ hội tiếp cận với các chính sách

khuyến khích, ưu đãi của Chính phủ như thưởng xuất khẩu, vay vốn ưu đãi... do thủ tục hành chính quá phức tạp. Theo số liệu thống kê của Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam cho biết, chỉ có khoảng 20% các doanh nghiệp SME được tiếp cận với chính sách ưu đãi và trong số này, hơn 60% cho rằng phải qua rất nhiều cửa ải và khá tốn kém.

- Thứ tư, những vấn đề mà các doanh nghiệp SME phải đối mặt trong vấn đề xuất

nhập khẩu, gồm:

o Việc tiếp cận với hạn ngạch xuất - nhập khẩu bị hạn chế và trên thực tế

các doanh nghiệp Nhà nước vẫn giành được sự ưu tiên.

o Thiếu thông tin về thị trường của đối tác, về khách hàng nước ngoài và

thiếu mạng lưới marketing.

o Tín dụng xuất khẩu và bảo hiểm xuất khẩu không đáp ứng được yêu cầu

của các doanh nghiệp.

o Thủ tục hải quan còn rườm rà; thuế xuất - nhập khẩu được áp dụng tùy

tiện do hệ thống mã thuế chưa chuẩn

1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đặc thù riêng trong hoạt động cho vay dựa trên HTK và KPT đối với doanh nghiệp SME tại NHTM HTK và KPT đối với doanh nghiệp SME tại NHTM

Bên cạnh các nhân tố chung vừa nêu ở mục trên, trong cho vay dựa trên HTK và KPT cũng bị chịu ảnh hưởng bởi những nhân tố đặc thù riêng có của nó như: chất lượng

HTK và KPT làm tài sản bảo đảm; cách thức xác định giá trị HTK; phương thức quản lý

HTK và KPT; tỷ lệ cho vay dựa trên HTK và KPT; hệ thống kho bãi, chu kỳ kinh doanh của khách hàng vay vốn, vấn đề mua bảo hiểm hàng hoá... Những nhân tố này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tài trợ, quản lý, kiểm soát và khả năng thu hồi nợ vay. Cụ thể:

1.3.2.1 Chất lượng HTK và KPT làm tài sản bảo đảm

Cho đến hiện nay ở trong nước vẫn chưa có một nghiên cứu cụ thể nào liên quan

đến hoạt động cho vay dựa trên HTK và KPT cho cả hệ thống NHTM nói chung. Thực

tế mới chỉ dừng lại ở mức phát triển dưới dạng các sản phẩm cho vay cụ thể nào đó tại

các NHTM mà thôi. Cụ thể như: sản phẩm tài trợ thế chấp bằng chính lơ hàng cho các

doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, thương mại tại ngân hàng ACB, tài trợ doanh nghiệp thế chấp/cầm cố bằng chính lơ hàng tại các ngân hàng Techcombank,

MSB, SCB, VCB, Agribank, BIDV, MB… dưới dạng các sản phẩm như cho vay doanh

nghiệp hoạt động kinh doanh ngành sắt thép, Cao su, Café, Tiêu, phân bón, Gỗ, sản phẩm công nghệ thông tin, thiết bị số…Tuy nhiên, khi xem xét HTK và KPT làm tài sản bảo đảm cho nghĩa vụ nhận nợ tại NHTM, thì thường khơng phải HTK và KPT nào cũng nhận làm tài sản bảo đảm mà phải tuân theo những tiêu chí, những qui định riêng của từng ngân hàng, tựu chung chất lượng HTK và KPT thông thường phải được xem xét, phân tích và kết hợp bởi những tiêu chí sau:

- Tính hợp pháp, hợp lệ của các khoản phải thu và quyền sở hữu đối với các khoản

phải thu

- Khả năng thu hồi thông qua thơng qua chính sách bán chịu của khách hàng/đối

tác mua hàng của khách hàng hay hồ sơ hình thành khoản phải thu, đánh giá về mức độ uy tín của các bạn hàng và đặc biệt lưu ý đến các khoản nợ đọng kéo dài và các khoản dự phịng khơng thu được.

- Tính hợp pháp, hợp lệ của hàng tồn kho và quyền sở hữu đối với hàng tồn kho9

- Chất lượng hàng tồn kho thể hiện qua tính thanh khoản của hàng tồn kho; thời

hạn sử dụng; hệ thống kho bãi bảo quản hàng hố; tính ln chuyển của hàng hố.

Chất lượng HTK và KPT là một nhân tố rất quan trọng việc ra quyết định có hay khơng việc tài trợ cho doanh nghiệp, nó khơng chỉ ảnh hưởng đến dịng tiền hồn trả đúng hạn gốc, lãi cho ngân hàng mà còn được xem là phương án cuối cùng tạo cơ sở kinh tế - pháp lý trong việc thu hồi nợ cuối cùng từ việc xử lý và phát mãi tài sản.

1.3.2.2 Cách thức xác định giá trị HTK và KPT

* Đối với HTK: Trong quá trình thẩm định, về nguyên tắc cán bộ thẩm định xác định giá trị hàng tồn kho thường căn cứ vào các số liệu ghi trên sổ kế toán của doanh nghiệp, giá cả thị trường tại thời điểm thẩm định và dự báo xu hướng thị trường để xác định giá trị hàng tồn kho cho phù hợp.

Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho: theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cho vay dựa trên hàng tồn kho và khoản phải thu đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh an phú (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)