2.3 Thực trạng cho vay dựa trên HTK và KPT đối với doanhnghiệp SME tại MB
2.3.2.4 Theo đồng tiền nhận nợ
Dự nơ cho vay bằng VND vẫn chiếm ưu thế trong dự nợ cho vay vốn lưu động đối với khách hàng doanh nghiệp SME, bình quân khoảng 70%. Cho vay ngoại tệ có xu hướng ngày càng gia tăng chủ yếu phụ vụ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu theo phương thức thanh tốn L/C, D/P. Qui mơ dư nợ bằng ngoại tệ ngắn hạn chiếm 70% tổng dư nợ ngoại tệ toàn chi nhánh. Sở dĩ hầu hết các doanh nghiệp vẫn ưa thích chọn VND vì lo ngại biến động tỷ giá mặc dù lãi suất cho vay ngoại tệ thường thấp hơn VND rất nhiều, thiếu hiểu biết hoặc chưa được ngân hàng tư vấn hoặc doanh nghiệp khơng chủ động tìm đến các cơng cụ phịng ngừa rủi ro tỷ giá như: sản phẩm phái sinh trong ngoại tệ. (xem Bảng 2.6 tại phụ lục 4)
2.3.2.5 Xét theo ngành nghề tài trợ
Dự nợ cho vay dựa trên HTK và KPT đối với doanh nghiệp SME theo ngành nghề
của chi nhánh trong giai đoạn 2008 – T9/2012 có xu hướng mở rộng đa ngành hơn là tập trung vì mục tiêu phân tán để kiểm sốt rủi ro. Nếu như năm 2008 phần lớn dư nợ tập trung vào một nhóm ngành chính như sắt thép, Inox; Cơng nghệ thơng tin, thiết bị số nghe nhìn, thiết bị văn phịng; và chế biến thức ăn chăn ni với trên 95% dư nợ cho vay ngắn hạn doanh nghiệp. Tính đến 30/09/2012, cơ cấu ngành nghề đa dạng hơn bên cạnh ngành truyền thống như hạt nhựa, dầu khí hố dầu, đánh bắt chế biến ni trồng thuỷ hải sản xuất khẩu, cao su, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, chế biến gỗ, dược phẩm.. Sự thay đổi cơ cấu ngành nghề của chi nhánh rõ nét hơn kể từ sau 2010 đến nay
Bảng 2.8 Dư nợ vay dựa trên HTK và KPT đối với doanh nghiệp SME phân theo ngành nghề tại MB An Phú giai đoạn 2009 – tháng 9 năm 2012
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm 2009 2010 2011 9/2012
Ngành nghề 215.5 269 549.2 408.7
Sắt thép, inox 125.86 142.34 153 16.6
CNTT, thiệt bị số, văn phòng 10 20 0 3.2
Chế biến thức ăn chăn nuôi 64.5 59.1 46 61.4
Hạt nhựa 2.55 0 15.5 18.9
Chế biến nuôi trồng thuỷ hải sản 37.4 54.3
Dầu khí, hố dầu 46.8 106.8
Gia vị 103
Cao su 61.2 48.9
Vật liệu xây dựng 27
Công nghiệp nhẹ, hàng tiêu dùng 24
Ngành khác 12.59 47.56 86.3 47.6
Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp, MB An Phú
Biểu đồ 2.8 Cơ cấu dư nợ vay dựa trên HTK và KPT đối với doanh nghiệp SME theo ngành nghề của MB An Phú tháng 9/2012
2.3.2.6 Xét về góc độ kiểm sốt rủi ro
Tiếp theo nội dung đã được đề cấp tại mục 2.2.3.1, chương 2. Về tổng thể, chi nhánh đã kiểm soát rủi ro rất tốt trong cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp, điều này thể hiện chi tiêu nợ xấu luôn ở mức thấp < 0,6% tổng dư nợ cho vay
chi nhánh. Ngoại trừ năm 2011, chỉ tiêu này cao bất thường ở mức 11,5%. Trong năm
2011 nợ xấu xảy ra ở nhóm khách hàng cho vay dựa trên HTK và KPT của doanh nghiệp SME, hoạt động trong ngành kinh doanh xuất nhập khẩu sắt thép, inox với dư nợ xấu gần 150 tỷ đồng . Đây là nhóm ngành mà giai đoạn 2008 – 2011 luôn chiếm dư nợ lớn trong cơ cấu nợ ngắn hạn của chi nhánh, giai đoạn này cũng chứng kiến sự thăng trầm của các doanh nghiệp thép nói chung. Sự ảm đạm trong thị trường tiêu thụ và thép liên tục rớt giá, chính sách lãi suất cao và tỷ giá biến động mạnh trong năm 200913, những hạn chế tiếp cận vốn ngân hàng do bất cập trong chính sách tín dụng của NHNN
13Nguyễn Đức Thành (2010), Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam 2010. Lựa chọn để tăng trưởng bền vững. Hà Nội: Nhà xuất bản Tri Thức, trang 133.
năm 2010 từ Thông tư 13 và 1914 hay tự tìm đến phương kế vay nóng để duy trì hoạt
động15 …tất cả cộng hưởng đã đẩy doanh nghiệp rơi vào thế “Gục ngã trên đống tài
sản”16kéo theo những hệ luỵ xấu trong việc tuân thủ các cam kết với ngân hàng.
Bên cạnh đó, năm 2011 cũng là năm chi nhánh có nhiều xáo trộn trong nhân sự cấp lãnh đạo chi nhánh, quản lý cấp trung tại Phòng Quan hệ khách hàng, nhân viên tại bộ phận kho quỹ và quan hệ khách hàng doanh nghiệp.
Hiện dư nợ xấu này đã được Ngân hàng mẹ MB đồng ý chuyển sang một cơng ty con của MB đó là Cơng ty TNHH Quản lý nợ và Khai thác tài sản NH TMCP Quân Đội, viết tắt là MB AMC, quản lý và kiểm soát thu hồi nợ. Kết quả đến tháng 9/2012 chỉ số nợ xấu của chi nhánh thấp ở mức 0,55%.
0.03% 0.28% 0.05% 0.03% 11.50% 0.55% 2007 2008 2009 2010 2011 T9.2012 Nguồn: P. Thẩm định tín dụng MB An Phú
Biểu đồ 2.9 Nợ xấu trong cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp SME tại MB An Phú 2007 - 2012
2.3.2.7 Xét về tỷ lệ tài trợ trong hoạt động cho vay dựa trên HTK và KPT17 :
Theo qui định trong qui trình cho vay sản phẩm dựa trên HTK và KPT của MB, tối đa
14Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 và Thông tư 19/2010/TT-NHNN ngày 27/09/2010 Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD.
15D.Tuấn và cộng sự (2012), Doanh nghiệp trốn nợ, Báo Tuổi trẻ, chuyên mục kinh tế, số ra 16/04/2012.
16Xem loạt bài “Gục ngã” trên đống tài sản (2010), Báo Tuổi trẻ, chuyên mục Kinh tế, các số ra từ ngày 9/04/2012 đến 12/04/2012
17Tham khảo thêm tỷ lệ tài trợ tại phụ lục 5
80% trị giá khoản phải thu và tối đa 70% trị giá hàng tồn kho theo định giá ngân hàng (trừ trường hợp KPT từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước). Trong thực tế triển khai chi nhánh đã linh hoạt tuỳ vào đặc thù của khoản vay, số tiền vay, ngành nghề hoạt động, bối cảnh kinh tế - thị trường và khả năng kiểm soát rủi ro .. kết quả là tỷ lệ cho vay trên HTK và KPT lần lượt từ 40% – 60% đối với HTK và 60%-70% đối với KPT.
2.4 Đánh giá tình hình hoạt động cho vay dựa trên HTK và KPT đối với doanh ngiệp SME tại MB An Phú
2.4.1 Những kết quả đạt được
- Chi nhánh chủ động tư vấn sản phẩm đến các khách hàng hiện tại đang phát sinh giao
dịch và có dư nợ tín dụng để gia tăng dư nợ cho vay, củng cố mối quan hệ với khách
hàng. Đối tượng khách hàng chi nhánh lựa chọn tiếp thị sản phẩm là các khách hàng vừa
và nhỏ có mối quan hệ tốt với chi nhánh và các doanh nghiệp lớn, uy tín trong các
ngành như: Cảng biển, cao su, chế biến thuỷ hải sản xuất khẩu, thức ăn chăn ni, dầu
khí…..
- Linh hoạt áp dụng các hình thức cho vay theo món, cho vay theo hạn mức, nhận tài sản
đảm bảo là KPT, HTK hay HTK luân chuyển phù hợp với nhu cầu, đặc điểm từng khách hàng.
- Tập thể cán bộ lãnh đạo, chuyên viên phụ trách của chi nhánh đều nắm rõ quy định,
qui trình về sản phẩm cho vay dựa trên HTK và KPT nên việc thẩm định về hoạt động
kinh doanh của khách hàng, thẩm định giá trị và chất lượng HTK, KPT nhận làm tài sản đảm bảo đúng với quy định và đảm bảo an tồn cho MB. Ví dụ: Thẩm định giá trị HTK, chi nhánh dựa trên giá trị sổ sách, giá trị thị trường và giá trị thuần có thể thực hiện được. Thẩm định KPT, các chi nhánh chú trọng đánh giá uy tín, năng lực của đối tác mua hàng. Do đó, các KPT được nhận làm TSĐB thường là KPT của các Tổng công ty, doanh nghiệp uy tín hay các KPT từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước, từ các hợp đồng xuất khẩu.
- Trong công tác quản lý HTK và KPT, chi nhánh đã thực hiện đúng yêu cầu về quản lý
Đối với thế chấp KPT, chi nhánh bước đầu thành công trong việc thực hiện ký cam kết 3 bên khơng hủy ngang đối với một số khách hàng có dư nợ lớn, đảm bảo an toàn cho chi
nhánh. Đối với HTK, chi nhánh thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra thực tế và kiểm tra
trên sổ sách, thuê bảo vệ trông kho trong trường hợp HTK để tại kho của khách hàng hoặc thuê kho 3 bên để quản lý HTK.
- Chi nhánh thực hiện nghiêm túc việc đăng ký giao dịch đảm bảo và mua bảo hiểm kho
hàng, có định hướng hợp tác với Tổng cơng ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC).
2.4.2 Một số tồn tại
2.4.2.1 Chưa thực sự xem nguồn thu từ HTK và KPT của doanh nghiệp là nguồn trả nợ chính nguồn trả nợ chính
Hiện tại chi nhánh vận dụng sản phẩm cho vay dựa trên HTK và KPT chưa đúng bản chất sản phẩm, vẫn dùng HTK và KPT như tài sản đảm bảo bổ sung bên cạnh các tài sản khác cho phương án kinh doanh thông thường để tăng hạn mức cho vay đối với khách hàng; hoặc lấy HTK và KPT làm TSĐB chính nhưng khơng coi đây là nguồn thu nợ mà vẫn dựa vào nguồn thu từ phương án kinh doanh ngân hàng cho vay vốn. Điều này dẫn tới hạn chế trong việc triển khai sản phẩm rộng rãi tới các đối tượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn khó khăn khi vay vốn ngân hàng do tài sản thế chấp hạn chế, quy mô nhỏ.
2.4.2.2 Đối tượng khách hàng SME mục tiêu vận dụng sản phẩm còn hạn chế
Định hướng của MB khi ban hành sản phẩm cho vay dựa trên HTK và KPT là để khắc phục việc thiếu tài sản đảm bảo của đối tượng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm tăng dư nợ cho vay cũng như thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Tuy nhiên,
do chi nhánh cịn gặp khó khăn trong việc thẩm định chất lượng KPT và quản lý HTK
của đối tượng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa nên chủ yếu lựa chọn khách hàng để triển khai sản phẩm cho vay dựa trên HTK và KPT với các điều kiện khắt khe về uy tín, năng lực khách hàng như đối với các khoản cho vay tín chấp. Do đó, từ khi ban hành sản phẩm (04/2007), chi nhánh chưa thực sự phát triển được đa dạng khách hàng trong danh mục cho vay, phần lớn tập trung vào một số ít khách hàng truyền thống.
2.4.2.3 Cơng tác quản lý HTK và KPT cịn nhiều hạn chế
Trong cơng tác quản lý HTK và KPT, chi nhánh chưa thực hiện đầy đủ các yêu cầu về quản lý theo quy định.
Đối với HTK, phần nhiều chi nhánh chỉ thực hiện kiểm tra qua chứng từ sổ sách, chưa thực hiện kiểm tra thực tế hoặc nếu có thực hiện nhưng khơng thường xun hoặc mang tính hình thức, chi nhánh không ký hợp đồng thuê kho 3 bên để quản lý HTK mà chủ yếu là để hàng tại kho của khách hàng và ngân hàng thuê bảo vệ trông kho (trong một số trường hợp bảo vệ trơng kho lại là cá nhân đơn thuần có quan hệ thân quen, chứ không phải là chuyên nghiệp từ các đơn vị cung cấp dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp).
Đối với KPT, phần lớn chi nhánh không ký được cam kết 3 bên không hủy ngang mà chỉ lấy được Phụ lục hợp đồng giữa khách hàng của MB An Phú và đối tác của khách hàng về việc cam kết chuyển tiền thanh toán theo Hợp đồng mua bán về tài khoản tại MB An Phú, hoặc công văn khách hàng của MB An Phú gửi đối tác mua hàng yêu cầu chuyển tiền thanh tốn về tài khoản tại MB có xác nhận của đối tác mua hàng.
2.4.2.4. Công tác kiểm sốt sau giải ngân cịn mang tính hình thức
Trong q trình cho vay khơng thể thiếu khâu kiểm tra sử dụng vốn, kiểm tra sau khi khoản vay đã được giải ngân và kiểm tra đánh giá lại giá trị tài sản đảm bảo (nếu có). Tuy nhiên, cơng tác này của cán bộ tín dụng tại chi nhánh cịn mang tính hình thức, làm đối phó với các cuộc thanh tra, kiểm tra mà khơng phản ánh hết được tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng và không phát hiện kịp thời các dấu hiệu khó khăn để sớm báo cáo cho Ban Giám đốc. Do vậy, từ một công tác rất cần thiết trong hoạt động cho vay vơ tình bị xem nhẹ.
2.4.2.5. Trình độ chuyên viên phụ trách cơng tác bán hàng/thẩm định cịn hạn chế
Hiện nay đội ngũ cán bộ trẻ tại MB An Phú chiếm tỷ lệ cao mặc dù có trình độ chun mơn (tốt nghiệp đại học trở lên) nhưng ít kinh nghiệm và thiếu sự gắng bó lâu dài hoặc mang tâm lý chờ cơ hội.
Nhân viên còn thiếu kiến thức về pháp luật và sự hiểu biết các sản phẩm có liên quan như thanh tốn quốc tế, kế tốn,… Vì vậy, gặp nhiều khó khăn khi tiếp xúc với khách hàng, chưa thật sự tư vấn đầy đủ cho khách hàng về các sản phẩm của Ngân hàng.
2.4.2.6. Công tác tiếp thị chưa hiệu quả
Trong thời gian qua, ban lãnh đạo MB – An Phú tuy có quan tâm đến cơng tác
marketing nhưng hoạt động marketing tại chi nhánh chưa đạt hiệu quả cao. Nhân viên
ngân hàng chưa chủ động tìm đến khách hàng, giới thiệu các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Tại chi nhánh chưa có phịng marketing, chưa có đội ngũ chun làm cơng tác marketing, mà việc này vẫn do Hội sở (chủ yếu vẫn là Phòng phát triển sản phẩm doanh nghiệp – trực thuộc Khối SME) làm đầu mối chính, hoặc cán bộ P.QHKH đảm nhiệm. Trong khi đó, cán bộ QHKH chưa được đào tạo bài bản về chun mơn, kỹ năng tiếp thị. Điều này gây khó khăn cho cán bộ QHKH, gây sao nhãn cơng tác tín dụng. Chính vì vậy, hoạt động tiếp thị cịn tản mạn, manh mún, thiếu chiến lược, kế hoạch thu hút, lôi kéo khách hàng cụ thể, rõ ràng trong chính sách chăm sóc khách hàng và ưu đãi khách hàng giao dịch với ngân hàng.
Ngoài ra, với quan điểm từ trước đến nay, hoạt động tín dụng ln được xem trọng, mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho ngân hàng mặc dù chứa đựng nhiều rủi ro; vì vậy, cán bộ QHKH vẫn tập trung cơng tác tín dụng mà chưa thực sự chú trọng đến công
tác marketing, công tác marketing chỉ thực hiện theo phong trào. Do vậy chưa đạt được
kết quả cao.
2.4.2.7. Thiếu thông tin về ngành nghề kinh doanh của khách hàng
Việc tổ chức thu thập và xử lý thơng tin của cán bộ tín dụng cịn yếu, khơng thực sự nắm bắt chính xác về tình hình khách hàng và đặc biệt là tình hình thị trường, giá cả mặc hàng nhập khẩu mà ngân hàng tài trợ cũng giá bán hàng của khách hàng, đối tác đầu ra…
Việc thẩm định cho vay của chi nhánh trước đây còn dựa nhiều vào báo cáo tài chính, do vậy việc xác định nhu cầu vốn vay, thời gian cho vay thường khơng chính xác; tài sản thế thấp trở thành yếu tố quan trọng để đưa ra quyết định cho vay. Trong khi đó,
các ngân hàng nước ngồi thì xem tài sản thế chấp là thứ yếu trong việc ra quyết định tài trợ vì họ sử dụng hệ thống phân tích, đánh giá khách hàng tiến tiến, họ khơng chỉ căn cứ vào báo cáo tài chính mà họ thường nhờ đến các cơ quan chuyên nghiệp như kiểm toán, định giá, … cùng tham gia thẩm định.
2.4.2.8. Một số trường hợp chi nhánh gặp khó khăn trong việc yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm bổ sung khi kết hạn
Xuất phát từ thực tế, các đối tượng khách hàng khi sử dụng sản phẩm cho vay dựa trên HTK và KPT (chủ yếu là HTK) của MB, thì MB đều yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm (thường là bảo hiểm hoả hoạn cháy nổ) cho lơ hàng/hàng hố dùng làm TSBĐ do một công ty con của MB phụ trách – Tổng Công ty CP Bảo hiểm Quân Đội (MIC). Điều này làm khó cho chi nhánh trong trường hợp khách hàng lựa chọn một đối tác bảo hiểm khác hoặc một phần mua từ đơn vị trước đó nay cịn hiệu lực và phần thiếu hụt lại phát
sinh mua bổ sung trong quan hệ tín dụng với MB; hoặc trong trường hợp MB yêu cầu