1.5.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc
* Chính sách hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp SME: Từ cuối năm 2006, Chính phủ Trung Quốc thể hiện một quyết tâm muốn đưa các doanh nghiệp SME trở thành một nhân tố quan trọng hơn nữa trong sự phát triển kinh tế Trung Quốc, bằng việc thực hiện một loạt các chính sách hỗ trợ có hiệu quả trong suốt một thời gian dài với kết quả đạt được là sức cạnh tranh của các doanh nghiệp SME Trung Quốc xếp hạng cao trong khu vực trên cả các doanh nghiệp SME của Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc. Các chính sách hỗ trợ, ưu đãi bao gồm: thuế, quyền sử dụng đất, cho vay nợ, tài trợ vốn, mậu địch ngoại biên, hợp tác liên doanh với các đối tác nước ngồi…. Chính phủ Trung Quốc không tiếc nỗ lực giúp các doanh nghiệp SME vượt qua những khó khăn về tài
chính và phát triển thông qua thành lập các quỹ đặc biệt lấy từ ngân sách trung ương. Ví
dụ: Quỹ tài trợ ưu đãi lên tới 250.000USD cho mỗi dự án, để các doanh nghiệp SME cải tiến cơng nghệ với mục đích dễ dàng hơn trong việc hợp tác với những công ty lớn, và cải thiện môi trường phát triển.
Bên cạnh đó, Chính quyền Trung Quốc cho thành lập các cơ quan quản lý chuyên môn trực thuộc uỷ ban doanh nghiệp SME làm đầu mối giải quyết tốt mối quan hệ giữa chính quyền và doanh nghiệp, nhưng không can thiệp vào các hoạt động kinh doanh của doạnh nghiệp SME.
* Kinh nghiệm xử lý nợ xấu:
Thực hiện phân loại hồ sơ theo chuẩn phân loại, yêu cầu kiểm tra tình hình sử dụng vốn, kinh doanh của khách hàng trước, trong và sau cho vay. Tiến hành kiểm tra, đánh giá tài sản đảm bảo định kỳ.
Phân các loại nợ thành 5 nhóm khác nhau và trích lập dự phịng tương ứng với mỗi nhóm. Ngồi khoản trích lập dự phịng chung 1% trên dư nợ tăng thêm. Chính phủ
Trung Quốc đã cho phép hình thành thị trường mua bán nợ xấu NH với sự tham gia của rất nhiều thành phần quốc doanh, tư nhân, trong nước và quốc tế.
1.5.2 Kinh nghiệm của Hàn Quốc
* Chính sách hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp SME: Kể từ năm 2007 đến nay, Bộ
doanh nghiệp SME đã đưa ra tầm nhìn “ Phát triển doanh nghiệp SME theo mơ hình đổi mới hướng tới sản lượng 30.000 USD”, cụ thể đổi mới trong sản xuất và áp dụng công nghệ tiên tiến, hướng tới tạo mọi điều kiện để xây dựng được 14.000 doanh nghiệp SME đạt mức sản lượng 30.000 USD, từng bước để các doanh nghiệp SME thích nghi với thị trường. Chính sách này tập trung vào 03 giai đoạn của vòng đời doanh nghiệp: Khởi nghiệp – Nuôi dưỡng thúc đẩy tăng trưởng – Tăng trưởng, tồn cầu hố :
- Linh hoạt khởi nghiệp: bằng cách chính sách tăng cường đào tạo nguồn nhân lực,
cải thiện cơ chế quản lý, đơn giản hoá thủ tục rút ngắn thời gian thành lập, hỗ trợ vốn khởi nghiệp, mặt bằng và thuế ( ưu tiên cho các doanh nghiệp mạo hiểm). Chính phủ định hướng lĩnh vực ưu tiên phát triển riêng cho doanh nghiệp SME, hỗ trợ 50% chi phí trang thiết bị và giảm thuế doanh thu, sử dụng tài sản, đất…
- Nuôi dưỡng và thúc đẩy tăng trưởng: tập trung chính sách hỗ trợ đối mới cơng
nghệ, thương mại hố sản phẩm cơng nghệ mới nghiên cứu và phát triển và nhận chuyển giao kết quả, hỗ trợ kinh phí, hỗ trợ bảo lãnh tín dụng…
- Tăng trưởng và tồn cầu hố: nhóm giải pháp nhằm ổn định nguồn nhân lực cho
các doanh nghiệp SME: ưu tiên cho các sinh viên thực tập tại các doanh nghiệp
SME, đưa các mơ hình quản trị doanh nghiệp SME vào chương trình đào
tạo…Ngồi ra, bộ doanh nghiệp SME Hàn Quốc còn hỗ trợ đầu ra các sản phẩm kỹ thuật, hỗ trợ marketing ra nước ngoài, cải tiến chế độ bảo lãnh tín dụng, bảo hiểm xuất khẩu…
1.5.3 Kinh nghiệm phát triển cho vay doanh nghiệp SME của một số ngân hàng lớn trên thế giới
Là một ngân hàng chú trọng tới thị trường SME, từ khi thành lập vào năm 1991, Hamkorbank hiểu rất rõ thị trường SME. Với sự giúp đỡ của IFC, ngân hàng Hamkorbank đã thành lập một ban quản lý tín dụng để quản lý việc giám sát các hoạt động, các chức năng tuân thủ qui định, và các chính sách cũng như thủ tục về tín dụng. Việc này tạo điều kiện cho ngân hàng phân biệt rõ ràng hơn vai trò quản lý quan hệ ở cấp chi nhánh với việc quản lý tập trung rủi ro tín dụng. Các cơng cụ định hướng và các ngun tắc tín dụng được hồn thiện đã được thiết lập tại trụ sở chính và được thơng báo cho các cán bộ tín dụng ở cấp chi nhánh. Với các qui trình này, Hamkorbank đã gần như tăng gấp đơi số khoản vay SME của ngân hàng và tăng số lượng cho vay hơn gấp ba lần.
1.5.3.2 Kinh nghiệm của ngân hàng Standard Chartered
Là một ngân hàng được thành lập lâu đời với mạng lưới hoạt động tại hơn 70 quốc
gia. Standard Chartered đã thành công trong việc mở rộng và phát triển các dịch vụ ngân
hàng ( trong đó có hoạt động cấp tín dụng ) đến đối tượng doanh nghiệp SME. Bài học kinh nghiệm của ngân hàng Standard Chartered có thể tóm lược trong 03 bài học sau:
- Phân tách và chuyên tâm: Qua việc phân tách rõ ràng hoạt động SME và dành riêng nhân sự cho các nguồn trợ giúp chiến lược trong tất cả các hoạt động, Standard Chartered có thể tìm được cơ hội, giảm chi phí và tăng mức độ hài lòng của khách hàng.
- Đa dạng hóa: Về mặt trước, Standard Chartered phục vụ thị trường SME dưới dạng một phân khúc thị trường, nhưng cịn về mặt sau, các chính sách đa dạng hóa của ngân hàng này giúp họ điều chỉnh các thủ tục thẩm định và dịch vụ phù hợp với giá trị của khách hàng. Cụ thể, Trong khi một số ngân hàng hàng đầu cung cấp một mức dịch vụ cho các doanh nghiệp nhỏ và một mức dịch vụ khác cho các doanh nghiệp qui mô vừa, Standard Chartered lại xác định bốn cấp độ. Ngân hàng thường phân công một nhân viên phụ trách quan hệ (RM) riêng để phụ trách các doanh nghiệp có doanh thu hàng năm hơn 10 triệu đô la, nhưng đối với các doanh nghiệp có qui mơ nhỏ hơn, ngân hàng sử dụng giá trị mà khách hàng mang lại cho ngân hàng để xác định một trong ba cấp độ dịch vụ khác:
khơng có quản lý quan hệ khách hàng (tồn bộ là các dịch vụ thơng thường), một nhân viên quản lý khách hàng, là người quản lý các doanh nghiệp có qui mơ nhỏ hơn theo nhóm, hoặc một quản lý quan hệ khách hàng trực tuyến, là người chủ yếu cung cấp dịch vụ qua một trung tâm liên lạc qua điện thoại
- Khơng phân biệt giới tính: Standard Chartered cam kết đáp ứng nhu cầu và ủng hộ quan điểm của phụ nữ trong đội ngũ nhân viên của ngân hàng, các cộng đồng nơi ngân hàng hoạt động, và khách hàng, trong đó bao gồm các SME có phụ nữ lãnh đạo.
1.5.3.3 Kinh nghiệm của ngân hàng KEB, Korea
Trong hoạt động cho vay dựa trên HTK và KPT, KEB dành riêng một chính sách tài trợ như sau: tỷ lệ tài trợ tối đa 75% trị giá khoản phải thu và tối đa 50% trị giá hàng tồn kho, Phụ thuộc vào vòng quay khoản phải thu và hàng tồn kho, tối đa 90 ngày. Giới hạn theo hạn mức tín dụng tối đa khơng quá 6 tháng.
1.5.4 Bài học kinh nghiệm cho NHTM Việt Nam
Qua việc áp dụng các bài học kinh nghiệm nêu trên, các ngân hàng Việt Nam có thể thiết kế và áp dụng hiệu quả hơn phương pháp riêng của mình để phục vụ doanh nghiệp SME. Tựu trung hướng vào năm chiến lược cụ thể:
- Chiến lược, chú trọng tới SME và khả năng thực hiện: tập trung vào các nội dung
như: Xác định một chiến lược cụ thể cho SME, điều chỉnh cơ cấu tổ chức ngân hàng để phục vụ đối tượng các doanh nghiệp SME, bảo đảm ban lãnh đạo ngân hàng hiểu và thực thi chiến lược SME, đào tạo các kỹ năng cần thiết cho đội ngũ nhân sự ngành ngân hàng.
- Phân khúc thị trường, các sản phẩm và dịch vụ: tập trung vào các nội dung như:
Xác định các thị phần trọng tâm ưu tiên, sử dụng các phương pháp phân khúc thị trường để điều chỉnh các qui trình, cung cấp đa dạng các sản phẩm ngồi dịch vụ
cho vay, xây dựng các kỹ năng phát triển sản phẩm.
- Văn hóa bán sản phẩm và các kênh giao hàng: tập trung vào các nội dung như:
tìm kiếm khách hàng, bảo đảm tính hiệu quả của mạng lưới chi nhánh dưới hình thức kênh phân phối, sử dụng các kênh phân phối chi phí thấp, tối đa hóa hoạt động bán chéo sản phẩm và khuyến khích phát triển các mạng lưới SME.
- Quản lý rủi ro tín dụng: tập trung vào các nội dung như: Tách rời quản lý rủi ro
với chức năng bán sản phẩm, đầu tư vào khả năng thẩm định, tự động hoá hoạt động giám sát danh mục, ưu tiên mức độ hiệu quảvề quản lý các khoản nợ kém, phát triển và sử dụng các công cụ lập mơ hình rủi ro.
- Công nghệ thông tin và hệ thống quản lý thông tin: tập trung vào các nội dung
như: hiểu và coi trọng vai trị của cơng nghệ thơng tin và hệ thống quản lý thông
tin, xây dựng cơ cấu phần cứng và phần mềm thích hợp, ưu tiên khả năng phân
tích.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đề cập đến nhiều vấn đề, trong đó tập trung nghiên cứu những vấn đề
cơ bản về hoạt động cho vay dựa trên HTK và KPT. Cụ thể đi vào tìm hiểu các khái niệm, đặc điểm, phân loại về hàng tồn kho, khoản phải thu, làm rõ đối tượng cho vay là khách hàng doanh nghiệp SME, vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay dựa trên HTK và KPT tại các NHTM. Kế đến là các hình thức cho vay, các phương thức quản lý HTK và KPT. Cuối cùng là trình bày các loại rủi ro trong hoạt động cho vay dựa trên HTK và KPT tại các NHTM cũng như tìm hiểu các bài học kinh nghiệm từ các quốc gia, các ngân hàng trên thế giới. Từ đó nhằm giúp đề tài có định hướng trước về việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện cho vay dựa trên HTK và
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY DỰA TRÊN HTK VÀ KPT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP SME TẠI MB AN PHÚ