Nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại trong cho vay dựa trên HTK và KPT đối vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cho vay dựa trên hàng tồn kho và khoản phải thu đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh an phú (Trang 69)

2.5.1. Nhóm nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng phát triển sản phẩm cho vay dựa trên HTK và KPT

Kết hợp kinh nghiệm bản thân, cộng với việc trao đổi, chia sẽ kinh nghiệm từ các cán bộ quản lý, chuyên viên quan hệ khách hàng tại các NHTMCP như Sacombank, Techcombank, BIDV, MSB, ACB, SCB, Đại Á, An Bình và các Chi nhánh của MB khu vực phía Nam. Quan điểm cá nhận đánh giá những hạn chế trong việc triển khai sản phẩm cho vay dựa trên HTK và KPT xuất phát từ những nguyên nhân sau:

2.5.1.1 Chi nhánh gặp khó khăn trong việc thẩm định giá trị HTK và chất lượng KPT do thiếu thông tin nên hạn chế đối tượng áp dụng sản phẩm:

Thứ nhất, Hàng tồn kho có thể nhận làm tài sản đảm bảo là rất đa dạng, nhiều hàng hóa mang tính chất đặc thù gây khó khăn trong việc định giá. Bên cạnh đó, chuyên viên thẩm định lại khơng có chun mơn trong việc định giá nên cũng hạn chế việc nhận tài sản đảm bảo là HTK. Ví dụ : HTK của khách hàng là chip điện tử, linh kiện điện tử…rất đa dạng, tốc độ hao mịn vơ hình nhanh nên gây khó khăn trong việc xác định giá trị, tính khả mại, chi nhánh chủ yếu đánh giá chất lượng hàng qua hợp đồng và hóa đơn hàng nhập khẩu, tính thanh khoản đánh giá dựa vào phương án nhập hàng của công ty;

hay HTK là các nguyên vật liệu phụ trong quá trình sản xuất chủ yếu được định giá qua

các báo cáo xuất nhập tồn mà chưa tính đến giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng hóa…

Thứ hai, Việc thẩm định tính hợp lệ và khả năng thu hồi KPT cũng rất khó đối với chi nhánh do chủ yếu chỉ thu thập được thông tin qua các nguồn như internet hay qua chính khách hàng của MB nên thơng tin thu thập được rất ít và độ tin cậy khơng cao. Do đó, các chi nhánh chủ yếu chỉ nhận các KPT thật chắc chắn từ các doanh nghiệp lớn, các tập đồn, tổng cơng ty hay nguồn vốn Ngân sách Nhà nước.

2.5.1.2. Nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện quản lý tài sản đảm bảo là HTK và KPT chưa đảm bảo yêu cầu theo Quy định về sản phẩm.

Thứ nhất, Chi nhánh không thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa tại kho định kỳ

theo quy định mà chủ yếu chỉ kiểm tra trên sổ sách do hàng hóa có tính ln chuyển cao

và được để ở nhiều kho khác nhau, địa điểm kho xa so với địa bàn của chi nhánh nên khó kiểm tra thực tế.

Thứ hai, Các chi nhánh còn thiếu về nhân lực để thực hiện các biện pháp kiểm tra thường xuyên.

Thứ ba, Một số hàng hóa có tính chất đặc thù cao nên khơng thể thực hiện quản lý kho hàng theo yêu cầu.

Thứ tư, Chi nhánh khó đàm phán việc thuê kho 3 bên quản lý hàng theo quy định do:

• Khách hàng có đã có sẵn hệ thống kho nên khơng chấp nhận việc th kho 3 bên

vì kém thuận lợi cho hoạt động kinh doanh thường xuyên. Trong một số trường hợp, chi nhánh chỉ có thể đàm phán th bảo vệ trơng giữ kho hàng.

• Trong trường hợp chi nhánh khi đã đàm phán được yêu cầu thuê kho 3 bên thì

vào thời điểm phát sinh nhu cầu, các công ty cho thuê kho từ chối hợp tác do hết chỗ hoặc do nhu cầu khách hàng phát sinh khơng thường xun.

• Chi phí thuê kho 3 bên cao nên chi nhánh khó đàm phán với khách hàng (trong

thực tế chi phí liên quan đến kho do khách hàng chi trả phần lớn, điều này gây khó cho doanh nghiệp, đơi khi cũng gây khó cho ngân trong việc chủ động quản lý tài sản, kiểm kê định kỳ hay đột xuất…).

* Đối với Khoản phải thu

Chi nhánh gặp khó khăn trong việc lấy Cam kết 3 bên khơng hủy ngang về việc

thanh toán tiền vào tài khoản tại MB do:

• Đối tác mua hàng của khách hàng MB là những tổng công ty, doanh nghiệp lớn

không chấp nhận ký cam kết 3 bên mà chỉ đồng ý ký kết hợp đồng mua bán với điều khoản thanh toán là “duy nhất và không hủy ngang vào tài khoản của …tại MB”.

• Trường hợp đối tác mua hàng là những đơn vị lớn, uy tín khơng chấp nhận ký cam kết 3 bên và Hợp đồng mua bán đã được ký kết nhưng không quy định điều khoản thanh tốn khơng hủy ngang.

• Trường hợp KPT là từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước, khách hàng của MB

cũng không lấy được Cam kết 3 bên.

• Trường hợp khách hàng ký hợp đồng mua bán với nhiều bên mua hàng tại các

tỉnh thành khác nhau thì việc lấy Cam kết 3 bên là rất khó và chậm trễ.

2.5.1.3 Chi nhánh cịn gặp khó khăn trong việc triển khai sản phẩm tới khách hàng cũng như trong quá trình tác nghiệp do hạn chế về các mẫu biểu ban hành hàng cũng như trong quá trình tác nghiệp do hạn chế về các mẫu biểu ban hành kèm theo Quy định về sản phẩm.

Trong quá trình triển khai sản phẩm cho vay dựa trên HTK và KPT tới các khách hàng cũng như trong q trình tác nghiệp, khơng chỉ riêng chi nhánh An Phú mà qua tiếp xúc với các cán bộ đồng nghiệp phụ trách tại các chi nhánh khác trên địa bàn TP.HCM, chia sẽ của các công chứng viên, đều có chung một quan điểm như sau:

• Mẫu biểu hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp dài, ngơn từ phức tạp, khó

hiểu.

• Mẫu hợp đồng thế chấp HTK và KPT dài dịng, khơng rõ ràng do khơng tách

bạch giữa thế chấp HTK và thế chấp KPT.

• Chưa có mẫu hợp đồng thuê kho 3 bên thống nhất.

2.5.2. Nhóm ngun nhân đến từ phía khách hàng SME

Ngồi những hạn chế đặc thù của đối tượng SME như đã được đề cập trong chương

1, khi đề cập đến nhóm nguyên nhân do khách hàng gây ra, tác giả tập trung đề cập đến

những gian lận phổ biến trong hoạt động cho vay dựa trên hàng tồn kho và khoản phải

thu mà ngân hàng gặp phải như sau:

2.5.2.1 Gian lận liên quan đến báo cáo tài chính – kế tốn

Thơng thương hệ thống sổ sách, báo cáo của các khách hàng có quy mơ vừa và nhỏ chưa đúng quy chuẩn. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường có khuynh hướng che dấu

thơng tin về doanh thu – lợi nhuận thực của mình. Sổ sách kế toán các doanh nghiệp cung cấp cho các NHTM để vay vốn mang tính chất hình thức. Có sự bắt tay, hướng dẫn từ phía cán bộ tín dụng của ngân hàng trong việc cung cấp các thông tin của doanh nghiệp để hồ sơ vay đạt chuẩn. Đây cũng là nguyên nhân các ngân hàng vẫn luôn xem nặng phần tài sản thế chấp, đặc biệt là bất động sản làm chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro từ việc bán TSBĐ.

Trong thực tế việc gian lận liên quan đến báo cáo tài chính – kế tốn trong hoạt động cho vay dựa trên HTK và KPT thường gặp như sau:

• Lợi dụng đặc thù của hàng hoá mà doanh nghiệp lập báo cáo sai lệch cho ngân

hàng như Báo cáo xuất nhanh xuất nhập tồn lượng hàng và giá trị hàng thế chấp.

• Lập khống chứng từ chứng minh phần giá trị tiền đã chi trong quá trình hợp thức

hoá hồ sơ giải ngân vốn vay tại ngân hàng. Ví dụ: ngân hàng tài trợ 70% trị giá hợp đồng, khách hàng A làm khống chứng từ thường là UNC đi tiền 30% trước thanh toán cho người bán. Thường hình thức này ln có sự tiếp tay từ cán bộ của một ngân hàng khác trên cơ sở mối quan hệ cá nhân.

• Cung cấp các báo cáo sai lệch tuổi thọ của hàng hoá thế chấp/cầm cố.

• Cung cấp những khoản phải thu nằm trong diện khó địi hoặc kéo dài thậm chí

các khoản phải thu khơng có thực.

• Lập khống chứng từ liên quan đến mục đích sử dụng vốn vay như: hoá đơn, phiếu nhập kho, các biên bản giao nhận hàng…

• Lập khống báo cáo tài chính xuất nhanh thơng qua hình thức làm đẹp số liệu để

cung cấp cho cán bộ ngân hàng trong việc xem xét tái cấp hạn mức. Điển hình nhất là doanh nghiệp thường tạo niềm tin trong ngân hàng và lợi dụng tâm lý ỷ lại của cán bộ ngân hàng mà tự thay đổi phương pháp tính khấu hao, thay đổi phương pháp tính giá trị hàng hố, định giá lại tài sản là quyền sử dụng đất từ các tổ chức được cấp phép hoạt động có chức năng định giá độc lập thông qua mối quan hệ thân hữu cá nhân … để làm đẹp báo cáo, che lấp sự thiếu hụt hay suy

giảm các khoản mục quan trọng mà ngân hàng thường chú trọng trong thẩm định cho vay.

2.5.2.2 Gian lận liên quan đến TSĐB

Đối với hàng tồn kho:Hình thức gian lận này xảy ra khi doanh nghiệp vay vốn cố tình cấu kết với bảo vệ kho hàng, cán bộ ngân hàng về sự tồn tại của TSBĐ cho khoản vay như:

• Một tài sản được đem thế chấp tại nhiều ngân hàng khác nhau.

• Lợi dụng sự không am hiểu trong ngành hàng của cán bộ ngân hàng, hạn chế qui

mô kho hàng, doanh nghiệp thực hiện hành vi tráo đổi hàng có chất lượng, giá

cao thay hàng có chất lượng thấp và giá thấp hơn. (Các hình thức gian lận này

trong thực tế xảy ra rất nhiều đối với hình thức thế chấp hàng hố tại kho khách hàng). Sau đó rút ruột tài sản, cấu kết bảo vệ giải chấp hàng ra khi tiền chưa vào.

• Lợi dụng hạn chế trong khâu kiểm soát sau giải ngân của ngân hàng như về mặt

thời gian, phương pháp kiểm sốt chọn mẫu, nhân lực, và tính đặc thù tài sản thế chấp, qui mơ kho bãi… khách hàng gian lận chủ đích trong việc sắp xếp hàng có thành đống cao bao quanh như tường thành hoặc đưa hàng đẹp ra bên ngoài làm áo, trong khi hàng kém chất lượng, kém tính thanh khoản hoặc thời gian tồn tại

kho lâu…nằm bên trong, nhằm tạo cảm giác hàng nhiều, chất lượng tốt trong con

mắt của cán bộ ngân hàng.

• Đối với tài sản bảo đảm là các khoản phải thu hay quyền đòi nợ. Về nguyên tắc

ngân hàng thường ràng buột khách hàng vay và đối tác của khách hàng vay có liên quan trong quan hệ thế chấp các khoản phải thu/hoặc quyền đòi nợ bằng văn bản/hoặc đưa vào trong hợp đồng mua bán điều khoản cam kết chuyển khoản duy nhất về ngân hàng. Tuy nhiên, thực tế khách hàng vẫn có thể khơng thực hiện đúng cam kết của mình. Hình thức gian lận phổ biến trong thực tế như sau: thơng thường doanh nghiệp có quan hệ tài khoản tại một số ngân hàng, lợi dụng điều

này doanh nghiệp vay vốn thoả thuận riêng với bạn hàng chuyển tiền về một tài khoản tại một ngân hàng khác, tận dụng số tiền này sử dụng cho mục đích phổ biến khác như: trả nợ, đảo nợ, giải chấp tại các ngân hàng khác ….trước khi chuyển trả về ngân hàng thế chấp. Đôi khi khơng phải dễ dàng phát hiện điều này vì sự thiếu hỗ trợ thơng tin giữa các ngân hàng, cũng như chủ đích của doanh nghiệp.

2.5.2.3 Gian lận liên quan đến phương án đi vay vốn/hợp đồng kinh tế

Hình thức gian này thường xảy ra sau một thời gian khách hàng thiết lập một nền tảng quan hệ tốt với ngân hàng, đặc biệt là với các cán bộ phê duyệt, các nhân viên tác nghiệp quản lý khách hàng. Lợi dụng tâm lý ỷ lại từ phía ngân hàng cùng với tác động về mặt lợi ích theo thời gian, khách hàng mới có động cơ gian lận. Một số động thái, biểu hiện thay đổi bất thường của khách hàng thường thấy trong thực tế như sau:

• Khách hàng vay vốn thường tạo dựng cho mình một hệ thống các doanh nghiệp

vệ tinh vừa có chức năng vừa mua vừa bán hay thường gọi “cơng ty có chức năng

gom hàng”. Đây chính là nền tảng cho các động cơ lập hợp đồng khống trong q

trình thiết lập quan hệ tín dụng với ngân hàng về sau. Thực tế đây là giải pháp cứu cánh hay “tình huống” để xử lý đối với các khoản nợ đến hạn.

• Đối với những doanh nghiệp vay vốn liên quan đến nhập khẩu: hình thức này

tinh vi hơn và hầu như rất khó nhận biết ngay từ đầu, mà thường phát hiện sau một thời gian. Thơng thường, khách hàng vay vốn sẽ tìm hiểu rất kỹ thơng tin về quyền phán quyết tín dụng của các cấp lãnh đạo tại đơn vị cấp tín dụng, cụ thể là thẩm quyền phê duyệt liên quan đến ngoại tệ. Tận dụng mối quan hệ tốt với các đối tác nước xuất khẩu, Các doanh nghiệp vay vốn nhập khẩu thường lách bằng bách “chẻ”18 hợp đồng mua bán thành nhiều hợp đồng con phù hợp với thẩm

18“Chẻ” là một thuật ngữ thường được các doanh nghiệp vay vốn chia nhỏ các hợp đồng kinh tế/ngoại thương để dễ dàng vượt qua các rào cản phân cấp thẩm định tại đơn vị vay, từ đó tiếp cận vốn vay thơng qua hiểu rõ thẩm quyền phê duyệt của cấp lãnh đạo cho vay.

quyền phê duyệt của lãnh đạo ngân hàng cho vay. Từ đó lập phương án xin vay vốn, dễ dàng vượt qua các rào cản phân cấp tín dụng tại đơn vị và tiếp cận vốn

vay. Trong thực tế, theo kinh nghiệm hình thức này cũng là biểu hiện có sự bất

thường trong hoạt động kinh doanh của khách hàng, gây ra hậu quả nợ xấu về sau. Nếu ngân hàng không phát hiện kịp thời và chỉnh đốn khách hàng thì hậu quả khi xảy ra chắc chắn là rất lớn.

2.5.3 Nhóm nguyên nhân khách quan

2.5.3.1 Sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng.

Với sự nở rộng về số lượng các NHTM trong thập kỷ qua, cùng tham gia hoạt động trên thị trường Viêt Nam cộng với tinh thần hợp tác của các ngân hàng trong nước chưa cao, một số ngân hàng quá chú trọng đến lợi ích riêng, thiếu sự quan tâm đến lợi ích của tồn hệ thống, thì sự cạnh tranh giữa các ngân hàng với nhau là điều không tránh khỏi, đôi khi sự canh tranh không chỉ giữa ngân hàng này với ngân hàng khác mà còn cạnh tranh gay gắt lẫn nhau giữa các chi nhánh trong cùng một ngân hàng. Lợi dụng cạnh tranh không lành mạnh trong cho vay, một số ngân hàng hạ thấp lãi suất và điều kiện vay vốn để giành giật thị phần. Lợi dụng sơ hở trong quản lý cho vay và sự thiếu hợp tác giữa các ngân hàng , làm nảy sinh thực tế một số khách hàng khả năng tài chính yếu kém, tình hình sản xuất kinh doanh cầm chừng, trình độ quản trị yếu kém nhưng vẫn tiếp cận được vốn ngân hàng. Về lâu dài vơ hình chung tự ngân hàng làm

khó ngân hàng ơm trong mình một danh mục các khoản vay có chất lượng tín dụng thấp.

Kết quả rủi ro khơng tránh khỏi.

2.5.3.2 Sự thay đổi từ chính sách nhà nước.

Tác động của các chính sách của Nhà nước như chính sách về thuế, xuất nhập khẩu, tỷ giá, lãi suất, chính sách ưu đãi, thắt chặt với mỗi sản phẩm, dịch vụ trong từng thời kỳ đều làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến dịng tiền của khách hàng phát sinh rủi ro cho ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 tác giả đã trình bày một cách tóm lược q trình hình thành và phát triển cũng như các kết quả đạt được của Ngân hàng TMCP Quân Đội nói chung và Chi nhánh

An Phú nói riêng. Làm rõ thực trạng hoạt động cho vay dựa trên HTK và KPT đối với

doanh nghiệp SME, qua đó nhận diện được các nhóm ngun nhân dẫn đến hạn chế

trong cơng tác đẩy mạnh dư nợ cho vay tại chi nhánh An Phú, từ đó giúp định hình cho

các nhóm giải pháp để chỉnh sửa, cải tiến sản phẩm cho phù hợp với đặc điểm khách hàng của ngân hàng Quân Đội, cũng như tạo điều kiện để các đơn vị kinh doanh khác trong hệ thống tích cực triển khai sản phẩm rộng rãi hơn nữa.

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢ PHÁP HOÀN THIỆN CHO VAY DỰA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cho vay dựa trên hàng tồn kho và khoản phải thu đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh an phú (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)