Các nghiên cứu về mức độ truyền dẫn của tỷ giá ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mức độ truyền dẫn của tỷ giá vào chỉ số giá tiêu dùng việt nam giai đoạn 2000 2011 (Trang 26 - 27)

1.1 Mối quan hệ giữa giá cả hàng hóa nhập khẩu và tỷ giá hối đối

1.1.5.2 Các nghiên cứu về mức độ truyền dẫn của tỷ giá ở Việt Nam

Ở Việt Nam có rất ít nghiên cứu được chính thức cơng bố về chủ đề mức độ truyền dẫn của tỷ giá vào các chỉ số giá của Việt Nam. Theo thống kê của tác giả chỉ có 02 nghiên cứu được chính thức cơng bố về vấn đề này và đều sử dụng phương pháp VAR đề đo lường mức độ truyền dẫn, cụ thể như sau:

Bạch Thị Phương Thảo (2011): tác giả đã sử dụng phương pháp VAR để tính mức

độ truyền dẫn của các cú sốc tỷ giá danh nghĩa hiệu lực vào các chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá sản xuất (PPI), chỉ số giá nhập khẩu (IMP) của Việt Nam trong giai đoạn Q1 2001 đến Q2 2011. Kết quả nghiên cứu cho thấy: mức độ truyền dẫn của tỷ giá vào chỉ số giá nhập khẩu là lớn nhất (IMP), kế tiếp là chỉ số giá sản xuất (PPI) và nhỏ nhất là chỉ số giá tiêu dùng (CPI), cụ thể mức độ truyền dẫn của các cú sốc tỷ giá vào chỉ số giá tiêu dùng sau 4 quý là 0,13 và sau 5 quý là 0,39.

Võ Văn Minh (2009) sử dụng mơ hình VAR để ước lượng mức tác động của cú sốc

tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu và tỷ lệ lạm phát trong nước. Kết quả định lượng cho thấy mức truyền dẫn tỷ giá hối đoái đến chỉ số giá nhập khẩu sau 6 tháng là 1.04, sau 1 năm là 0.21; tuy nhiên mức truyền dẫn đến chỉ số giá tiêu dùng trong 4 tháng đầu là âm và mức tác động tích lũy sau 1 năm chỉ là 0,13 – ở mức thấp so với các nước trong khu vực. Do việc tác động ERPT lên chỉ số giá tiêu dùng là khá thấp, một sự linh hoạt hơn của cơ chế tỷ giá hối đối ví dụ như cho phép sự biến động biên độ tỷ giá hối đoái lớn hơn được tác giả khuyến nghị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mức độ truyền dẫn của tỷ giá vào chỉ số giá tiêu dùng việt nam giai đoạn 2000 2011 (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)