Đo lường mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đoái vào chỉ số giá tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mức độ truyền dẫn của tỷ giá vào chỉ số giá tiêu dùng việt nam giai đoạn 2000 2011 (Trang 43 - 46)

2.1 Mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đoái (ERPT) vào chỉ số giá tiêu

2.1.7 Đo lường mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đoái vào chỉ số giá tiêu

trong dài hạn bằng mơ hình VECM

Từ kết quả kiểm định đồng liên kết theo phương pháp Johasen nêu trên, chúng ta có được bảng kết quả mức độ truyền dẫn trong dài hạn được đo lường bằng mơ hình VECM như sau:

1 Xem chi tiết tại phụ lục 1, 2, 3

Bảng 2.6 Mức độ truyền dẫn của tỷ giá vào chỉ số giá tiêu dùng CPI trong dài hạn theo mơ hình VECM2

Vector Error

Correction Estimates

VND/CNY NEER

CPI_TQ PPI_TQ CPIA

Coefficient t-statistics Coefficient t-statistics Coefficient t-statistics

C -11.0744 -9.38905 -5.49706 LNVND_CNY 0.685529*** -17.6991 1.473421*** -6.38156 LNNEER 0.170766*** -3.15380 LNCPITQ 2.062747*** -15.3782 LNPPITQ 0.724712 1.58386 LNCPIA 2.809246*** -41.7731 LNIPVN 0.091995*** -4.61269 0.553244*** -4.44672 -0.33565*** 17.5392

***, **, * thể hiện mức ý nghĩa thống kê lần lượt là 1%, 5%, 10%

Từ bảng kết quả trên cho thấy, trong dài hạn hầu như tất cả các biến trong phương trình đều ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng Việt Nam CPI cụ thể như sau:

- Trường hợp tỷ giá song phương VND/CNY:

 Với chỉ số giá tiêu dùng CPI TQ là đại diện cho chi phí sản xuất của

Trung Quốc: mức truyền dẫn của tỷ giá (ERPT) là 0,68 nghĩa là trong dài hạn khi tỷ giá song phương VND/CNY tăng 1% thì sẽ tác động làm cho chỉ số giá tiêu dùng Việt Nam tăng lên 0,68%, mức truyền dẫn là khơng hồn toàn.

 Với chỉ số giá sản xuất PPI TQ là đại diện cho chi phí sản xuất của

Trung Quốc: mức truyền dẫn của tỷ giá (ERPT) là 1,47 nghĩa là khi tỷ giá song phương VND/CNY tăng 1% thì sẽ tác động làm chỉ số giá tiêu dùng Việt Nam tăng lên 1,47%, mức truyền dẫn là hồn tồn. Điều này có thể được lý giải như sau, trong cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc thì ngun liệu, máy móc thiết bị và

xăng dầu chiếm phần lớn. Theo số liệu tổng cục hải quan, tỷ trọng 03 nhóm hàng này chiếm khoảng 64%, 64% và 60% trong các năm 2009, 2010, 2011. Như đã trình bày ở phần 1.2, Otani 2003 và Khundrakpam 2007 đã phát hiện ra rằng mức truyền dẫn của tỷ giá hối đoái vào giá tiêu dùng các mặt hàng xăng dầu và nguyên liệu là lớn hơn 1 tức mức truyền dẫn là hồn tồn. Vì vậy, nguyên liệu và xăng dầu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc có thể là nguyên nhân làm cho mức truyền dần của tỷ giá vào giá tiêu dùng lớn hơn 1. Bên cạnh đó, việc các cơng ty xuất khẩu vào Việt Nam, đặc biệt là các công ty bán máy móc thiết bị dùng cho sản xuất công nghiệp, xăng dầu, nguyên liệu không yết giá các sản phẩm hoặc giá cả trên hợp đồng giao dịch không được yết theo VND mà theo CNY hoặc USD do đó khi VND bị phá 1% thì giá cả hàng hóa nhập khẩu này cũng tăng thêm 1% tức mức truyền dẫn là hoàn toàn, quan điểm này từng được đưa ra bởi Devereux, M.B., Engel, C. và Storgaard, P.E. (2004). Vì vậy, đây cũng có thể là nguyên nhân quan trọng làm cho mức truyền dẫn lớn hơn 1 tức truyền dẫn là hoàn toàn.

- Trường hợp tỷ giá danh nghĩa hiệu lực NEER, với chỉ số giá tiêu dùng các

nước Đông Á (CPIA) là đại diện cho chi phí sản xuất của các nước giao dịch thương mại chính với Việt Nam: mức truyền dẫn ERPT trong dài hạn là 0,17 nghĩa là khi tỷ giá danh nghĩa hiệu lực tăng 1% sẽ ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,17%, mức truyền dẫn là khơng hồn tồn.

- Các biến đại diện cho chi phí sản xuất của quốc gia xuất khẩu vào Việt Nam:

CPI TQ, PPI TQ và CPIA đều mang dấu dương nghĩa là khi chi phí sản xuất của các quốc gia xuất khẩu vào Việt Nam tăng sẽ làm cho giá hàng hóa xuất khẩu vào Việt Nam tăng từ đó làm tăng chỉ số giá tiêu dùng Việt Nam. Các biến này đều có ý nghĩa thống kê ngoại trừ PPI TQ thì có ý nghĩa khơng rõ ràng.

- Biến sản lượng công nghiệp của Việt Nam IPVN đại diện cho thu nhập của người tiêu dùng Việt Nam, khi thu nhập tăng, theo kỳ vọng người tiêu dùng Việt Nam tăng nhu cầu đối với hàng hóa nhập khẩu từ đó làm CPI VN tăng vì vậy kỳ vọng hệ số λ và λ’ mang dấu dương. Nhưng theo kết quả hồi qui, hệ số tương hối qui của IPVN lại có ý nghĩa khơng đồng nhất:

 Trong trường hợp tỷ giá song phương VND/CNY (CPI TQ và PPI TQ

là đại diện cho chi phí sản xuất Trung Quốc): IP VN đều có ý nghĩa thống kê và dấu đúng kỳ vọng.

 Trong trường hợp tỷ giá danh nghĩa hiệu lực NEER: IP VN mặc dù có

ý nghĩa thống kê nhưng lại mang dấu không đúng kỳ vọng. Theo số liệu của tổng cục hải quan, hàng hóa mà Việt Nam nhập khẩu từ các các đối tác thương mại chính (Trung Quốc, Hồng Kông, Thái Lan, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Úc, Đức) bên cạnh các mặt hàng thiết yếu như: xăng dầu, máy móc thiết bị cịn có một phần lớn là các sản phẩm thứ cấp như thực phẩm, vải sợi, hóa chất… Trong giai đoạn từ 2000 đến 2007, Việt Nam không ngừng mở rộng quan hệ với nhiều quốc gia khác thuộc khối OPEC, APEC, EU hay ASIAN. Bên cạnh đó, khi thu nhập tăng, người tiêu dùng có nhu cầu cao hơn đối với các sản phẩm thứ yếu hoặc chuyển sang sử dụng các sản phẩm tương tự được nhập từ các quốc gia khác. Vì vậy, hồn tồn có khả năng Việt Nam giảm dần tỷ trọng hàng hóa thứ yếu nhập khẩu từ các quốc gia trong rổ tính NEER chuyển sang nhập khẩu từ các quốc khác. Vì vậy làm cho giá nhập khẩu các hàng hóa từ các quốc gia trong rổ tính NEER giảm khi thu nhập tăng, qua đó làm cho chỉ số giá tiêu dùng giảm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mức độ truyền dẫn của tỷ giá vào chỉ số giá tiêu dùng việt nam giai đoạn 2000 2011 (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)