Thành phần hàng hóa nhập khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mức độ truyền dẫn của tỷ giá vào chỉ số giá tiêu dùng việt nam giai đoạn 2000 2011 (Trang 32 - 35)

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến độ lớn của mức độ truyền dẫn (ERPT)

1.2.6 Thành phần hàng hóa nhập khẩu

Mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đoái vào các chỉ số giá sẽ khác nhau đối với các hàng hóa nhập khẩu khác nhau. Mức độ truyền dẫn của tỷ giá vào các hàng hóa có có giá biến động nhiều như: xăng dầu, thực phẩm, các nguyên liệu thô… sẽ cao hơn so với mức truyền dẫn vào các hàng hóa nhập khẩu khác như vải sợi, hóa chất… Do đó, nếu một quốc gia có tỷ trọng hàng hóa nhập khẩu các mặt hàng: dầu, thực phẩm hay các nguyên liệu càng lớn thì mức độ truyền dẫn của tỷ giá vào giá cả hàng hóa của quốc gia đó sẽ càng lớn.

Lập luận trên được chứng minh qua nghiên cứu của Otani và cộng sự (2003), nghiên cứu đã cho thấy mức độ truyền dẫn trong dài hạn của tỷ giá vào chỉ số giá nhập khẩu ở Nhật Bản trong giai đoạn 1978 – 2002 là 1,02; khi loại bỏ hàng hóa dầu thì mức độ truyền dẫn là 0,81 và 0,74 khi loại cả dầu và nguyên liệu ra khỏi danh sách các hàng hóa nhập khẩu. Tác giả cũng đưa ra mức truyền dẫn của tỷ giá vào giá cả của từng mặt hàng, trong đó mức truyền dẫn lớn nhất là 1,46 thuộc về hàng hóa dầu nhập khẩu tiếp đó là nguyên liệu 1,11 và nhỏ nhất là vải sợi nhập khẩu 0,55. Trường hợp tương tự xảy ra tại Ấn Độ, Khundrakpam (2007) cho rằng có thể sự gia tăng nhập khẩu dầu và thực phẩm trong giai đoạn 1992 – 2003 đã làm mức độ truyền của tỷ giá hối đoái vào chỉ số giá gia tăng tương ứng trong giai đoạn này.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Theo luật một giá, giá cả của những hàng hóa giống nhau sẽ được bán cùng một giá khi quy đổi ra một đồng tiền. Nếu dựa vào lý thuyết này thì giá cả của hàng hóa nhập khẩu chỉ phụ thuộc vào tỷ giá tức khi tỷ giá thay đổi thì gần như ngay lập tức giá cả của hàng hóa nhập khẩu cũng thay đổi theo một khoảng tương ứng. Có rất nhiều nhà kinh tế trong đó có Goldberg (1997) cho rằng giá cả của hàng hóa nhập khẩu khơng chỉ phụ thuộc vào tỷ giá mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác do đó mức độ thay đổi của giá cả hàng hóa nhập khẩu có thể khơng bằng như mức độ thay đổi của tỷ giá. Và ông đã cung cấp một khái niệm về sự truyền dẫn tỷ giá như sau: mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đoái (ERPT) là phần trăm thay đổi giá nhập khẩu theo đồng tiền của quốc gia nhập khẩu từ việc thay đổi một phần trăm của tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền của quốc gia nhập khẩu và đồng tiền của quốc gia xuất khẩu Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu về ERPT, phương pháp được sử dụng để đo lường mức độ truyền dẫn của ERPT thường là phương pháp hồi qui tuyến tính và phương pháp VAR: các nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi qui tuyến tính phần lớn đều xuất phát từ phương trình luật một giá từ đó các tác giả đưa thêm vào các biến có ảnh hưởng đến giá cả nhập khẩu tùy từng hàng hóa và từng quốc gia. Các nghiên cứu theo phương pháp VAR thường thường đưa ra kết quả mức độ truyền dẫn của tỷ giá vào chỉ số giá nhập khẩu là lớn nhất, tiếp đó chỉ số giá sản xuất và nhỏ nhất là chỉ số giá tiêu dùng.

Mức độ truyền dẫn của tỷ giá (ERPT) phụ thuộc vào yếu tố vĩ mô như: độ biến động của tỷ giá, môi trường lạm phát, độ mở của nền kinh tế, cơ cấu hàng hóa nhập khẩu, độ chênh sản lượng (output gap) của nền kinh tế, cơ chế chính sách tiền tệ mà quốc gia đó đang theo đuổi…

CHƯƠNG 2

ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ TRUYỀN DẪN CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI (ERPT) VÀO CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG VIỆT NAM (CPI) – XÁC ĐỊNH XU HƯỚNG

BIẾN ĐỘNG CỦA ERPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mức độ truyền dẫn của tỷ giá vào chỉ số giá tiêu dùng việt nam giai đoạn 2000 2011 (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)