Mức độ biến động của tỷ giá hối đoái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mức độ truyền dẫn của tỷ giá vào chỉ số giá tiêu dùng việt nam giai đoạn 2000 2011 (Trang 29)

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến độ lớn của mức độ truyền dẫn (ERPT)

1.2.2 Mức độ biến động của tỷ giá hối đoái

Theo An (2006), mức độ biến động của tỷ giá hối đối có thể có mối tương quan thuận, cũng có thể có mối tương quan nghịch với mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đối vào giá cả hàng hóa. Khi xảy ra sự biến động của tỷ giá hối đoái của đồng tiền quốc gia nhập khẩu, nếu các công ty xuất khẩu cho rằng sự biến động này chỉ là tạm thời, trong ngắn hạn sẽ trở về vị trí cân bằng như cũ thì cơng ty xuất khẩu sẽ chấp nhận giảm lợi nhuận để khơng điều chỉnh giá bán hàng hóa vì việc điều chỉnh giá hàng hóa sẽ phải phát sinh thêm các chi phí như in ấn, chi phí dán nhãn… Trong trường hợp này mức độ truyền dẫn của tỷ giá có mối quan hệ ngược chiều với sự biến động của tỷ giá. Ngược lại, nếu như các công ty xuất khẩu nhận thấy rằng sự biến động này sẽ kéo dài và tồn tại lâu thì sẽ điều chỉnh giá bán. Trong trường hợp này mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đối sẽ có mối quan hệ cùng chiều với mức độ biến động của tỷ giá hối đoái.

An (2006) đã phát hiện ra mối quan hệ ngược chiều giữa sự biến động của tỷ giá hối đoái và mức độ truyền dẫn của tỷ giá khi nghiên cứu về mức độ truyền dẫn ở 08 quốc gia: Mỹ, Nhật, Canada, Ý, Anh, Phần Lan, Thụy Điển và Tây Ban Nha. Một nghiên cứu khác, Ghosh và Rajan (2008) đã xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đoái vào các chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số giá nhập khẩu (IMP) ở hai quốc gia Thái Lan và Hàn Quốc trong giai đoạn sau khủng hoảng tiền tệ 1997-1998, kết quả nghiên cứu cho thấy độ biến động của tỷ giá càng lớn thì mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đoái vào các chỉ số giá này cũng càng lớn. Điều này ngụ ý rằng mức độ biến động của tỷ giá hối đoái ở Thái Lan và Hàn Quốc trong giai đoạn sau khủng hoảng là lâu dài.

1.2.3 Mức độ đơ la hóa của nền kinh tế

Các quốc gia có chính sách tiền tệ đơ la hóa chính thức, tức USD hay một đồng tiền mạnh khác là đồng tiền duy nhất được sử dụng trong các giao dịch trao đổi mua bán và được sự công nhận của chính phủ của quốc gia đó. Vì đây là một đồng tiền mạnh, ít có sự biến động nên giá cả hàng hóa nhập khẩu sẽ dao động khơng nhiều, qua đó chỉ số giá tiêu dùng của quốc gia đó cũng ít thay đổi hay mức truyền dẫn của tỷ giá vào chỉ số giá tiêu dùng là thấp. Ngược lại, ở các quốc gia có chính sách tiền tệ khơng bị đơ la hóa chính thức, tức đồng tiền mạnh này được sử dụng và lưu thơng rộng rãi trong nền kinh tế mặc dù chính phủ khơng cho phép có nghĩa là quốc gia đó có đồng tiền nội tệ yếu nên tỷ giá thường xuyên bị biến động mạnh từ đó ảnh hưởng giá nhập khẩu hàng hóa và làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của quốc giá đó biến động mạnh hay mức truyền dẫn của tỷ giá vào giá tiêu dùng là mạnh.

Điều này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Naa Anyeley Akofio-Sowah (2009), bằng phương pháp hồi qui tuyến tính, tác giả xem xét mức độ truyền dẫn truyền dẫn của tỷ giá vào chỉ số giá tiêu dùng có bị ảnh hưởng bởi chính sách tiền tệ mà 27 quốc gia này đang theo đuổi không. Các quốc gia này thuộc 02 nhóm: nhóm quốc gia có chính sách tiền tệ bị đơ la hóa chính thức (Các quốc gia châu Mỹ Latin) và nhóm nước có chính sách tiền tệ đơ la hóa khơng chính thức (Các quốc gia khu vực Sahara Châu Phi). Kết quả nghiên cứu cho thấy các quốc gia theo đuổi chính sách tiền tệ đơ la hóa chính thức có mức truyền dẫn của tỷ giá vào chỉ số giá tiêu dùng thấp hơn so với các quốc gia theo đuổi chính sách tiền tệ khơng đơ la hóa chính thức.

1.2.4 Mức độ mở cửa của nền kinh tế

Theo Ghosh và Rajan (2008), một mặt, độ mở của nền kinh tế được đo lường bằng tỷ lệ tổng giá trị nhập khẩu và xuất khẩu trên GDP càng lớn thì giá cả hàng hóa chịu ảnh hưởng một cách trực tiếp từ sự biến động của tỷ giá, do đó mức độ truyền dẫn

vào chỉ số giá tiêu dùng sẽ lớn hơn; mặt khác, khi độ mở của nền kinh tế lớn tức hàng hóa trong nước chịu sự cạnh tranh ngày càng lớn từ các hàng hóa nhập khẩu, tạo sức ép giảm giá cả hàng hóa, qua đó làm cho chỉ số giá tiêu dùng giảm lúc này mức độ truyền dẫn sẽ nhỏ. Tác giả đã phát hiện độ mở của hai nền kinh tế Thái Lan và Hàn Quốc càng lớn thì mức độ truyền dẫn vào chỉ số giá nhập khẩu của hai quốc gia này càng lớn, còn mức độ truyền dẫn vào chỉ số giá tiêu dùng thì khơng rõ ràng: độ mở càng lớn thì mức độ truyền dẫn vào chỉ số giá tiêu dùng của Thái Lan càng lớn nhưng ngược lại ở Hàn Quốc.

Trong điều kiện thị trường cạnh tranh khơng hồn hảo, một quốc gia mở cửa với các rào cản thương mại càng thấp và ít thì mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đoái vào các chỉ số giá càng lớn. Khundrakpam (2007) cho rằng thuế quan và mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đối vào các chỉ số giá có mối quan hệ ngược chiều. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được yết giá theo đồng tiền của quốc gia xuất khẩu, khi đồng tiền của quốc gia nhập khẩu bị phá giá, các cơng ty xuất khẩu muốn duy trì thị phần tại quốc gia nhập khẩu buộc phải giảm lợi nhuận để giảm giá hàng hóa. Lúc này, nếu các yếu tố khác không đổi nhưng thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu giảm sẽ tạo điều kiện để các nhà xuất khẩu gia tăng giá hàng hóa nhằm đạt được mục tiêu lợi nhuận nhưng vẫn duy trì được thị phần mặc dù đồng tiền của quốc gia nhập khẩu bị phá giá, nghĩa là mức độ truyền dẫn khi đồng nội tệ bị phá giá vào chỉ số giá cả hàng hóa sẽ lớn khi mức thuế đánh vào hàng nhập khẩu thấp so với mức thuế cao. Điều này được chứng minh ở Ấn Độ, trong giai đoạn 1992 – 2003 mức thuế nhập khẩu ở Ấn Độ giảm từ 72,5% xuống còn 25% nhưng mức độ truyền dẫn có xu hướng tăng lên trong giai đoạn đó. Trường hợp tương tự sẽ xảy ra đối với các rào cản thương mại khác như hạn ngạch…

1.2.5 Độ chênh sản lượng (output gap)

Mối quan hệ giữa độ chênh sản lượng (output gap) của nền kinh tế và mức độ truyền dẫn của tỷ giá (ERPT) vào chỉ số giá có thể là thuận hoặc nghịch. Trong một

nền kinh tế lớn, khi sản sản lượng thực tế thấp hơn sản lượng tiềm năng, tỷ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế cao hơn tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, nhu cầu về hàng hóa nhập khẩu giảm qua đó có thể làm giảm giá hàng nhập khẩu. Trong trường hợp này, mối quan hệ giữa độ chênh sản lượng (output gap) và mức truyền truyền dẫn là nghịch. Ngược lại, khi sản lượng thực tế của nền kinh tế cao hơn mức tiềm năng, một mặt nhu cầu về hàng hóa gia tăng qua đó làm tăng giá tiêu dùng; mặt khác khi sản lượng thực tế cao hơn sản lượng tiềm năng các doanh nghiệp gặp phải vấn đề về giới hạn sản xuất, phải thuê thêm lao động, đầu tư thêm máy móc thiết bị làm cho chi phí sản xuất tăng lên, qua đó cũng làm tăng giá tiêu dùng của hàng hóa. Trong trường hợp này, độ chênh sản lượng (output gap) sẽ có mối quan hệ cùng chiều với mức độ truyền dẫn.

Trong nghiên cứu của mình, Goldfajn và Werlang (2007) đã xem xét độ chênh sản lượng (output gap) ảnh hưởng như thế nào đến mức truyền dẫn tỷ giá (ERPT) ở 71 quốc gia trong giai đoạn 1980 – 1998 và đã phát hiện độ chênh sản lượng có mối quan hệ cùng chiều với mức độ truyền dẫn ở các quốc gia trong mẫu nghiên cứu của mình. Kết quả tương tự cũng được đưa ra bởi Borensztein và Gregorio (1999) về các yếu tố tác động đến mức độ truyền dẫn ở 26 quốc gia trong giai đoạn 1970 – 1996.

1.2.6 Thành phần hàng hóa nhập khẩu

Mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đoái vào các chỉ số giá sẽ khác nhau đối với các hàng hóa nhập khẩu khác nhau. Mức độ truyền dẫn của tỷ giá vào các hàng hóa có có giá biến động nhiều như: xăng dầu, thực phẩm, các nguyên liệu thô… sẽ cao hơn so với mức truyền dẫn vào các hàng hóa nhập khẩu khác như vải sợi, hóa chất… Do đó, nếu một quốc gia có tỷ trọng hàng hóa nhập khẩu các mặt hàng: dầu, thực phẩm hay các nguyên liệu càng lớn thì mức độ truyền dẫn của tỷ giá vào giá cả hàng hóa của quốc gia đó sẽ càng lớn.

Lập luận trên được chứng minh qua nghiên cứu của Otani và cộng sự (2003), nghiên cứu đã cho thấy mức độ truyền dẫn trong dài hạn của tỷ giá vào chỉ số giá nhập khẩu ở Nhật Bản trong giai đoạn 1978 – 2002 là 1,02; khi loại bỏ hàng hóa dầu thì mức độ truyền dẫn là 0,81 và 0,74 khi loại cả dầu và nguyên liệu ra khỏi danh sách các hàng hóa nhập khẩu. Tác giả cũng đưa ra mức truyền dẫn của tỷ giá vào giá cả của từng mặt hàng, trong đó mức truyền dẫn lớn nhất là 1,46 thuộc về hàng hóa dầu nhập khẩu tiếp đó là nguyên liệu 1,11 và nhỏ nhất là vải sợi nhập khẩu 0,55. Trường hợp tương tự xảy ra tại Ấn Độ, Khundrakpam (2007) cho rằng có thể sự gia tăng nhập khẩu dầu và thực phẩm trong giai đoạn 1992 – 2003 đã làm mức độ truyền của tỷ giá hối đoái vào chỉ số giá gia tăng tương ứng trong giai đoạn này.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Theo luật một giá, giá cả của những hàng hóa giống nhau sẽ được bán cùng một giá khi quy đổi ra một đồng tiền. Nếu dựa vào lý thuyết này thì giá cả của hàng hóa nhập khẩu chỉ phụ thuộc vào tỷ giá tức khi tỷ giá thay đổi thì gần như ngay lập tức giá cả của hàng hóa nhập khẩu cũng thay đổi theo một khoảng tương ứng. Có rất nhiều nhà kinh tế trong đó có Goldberg (1997) cho rằng giá cả của hàng hóa nhập khẩu khơng chỉ phụ thuộc vào tỷ giá mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác do đó mức độ thay đổi của giá cả hàng hóa nhập khẩu có thể khơng bằng như mức độ thay đổi của tỷ giá. Và ông đã cung cấp một khái niệm về sự truyền dẫn tỷ giá như sau: mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đoái (ERPT) là phần trăm thay đổi giá nhập khẩu theo đồng tiền của quốc gia nhập khẩu từ việc thay đổi một phần trăm của tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền của quốc gia nhập khẩu và đồng tiền của quốc gia xuất khẩu Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu về ERPT, phương pháp được sử dụng để đo lường mức độ truyền dẫn của ERPT thường là phương pháp hồi qui tuyến tính và phương pháp VAR: các nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi qui tuyến tính phần lớn đều xuất phát từ phương trình luật một giá từ đó các tác giả đưa thêm vào các biến có ảnh hưởng đến giá cả nhập khẩu tùy từng hàng hóa và từng quốc gia. Các nghiên cứu theo phương pháp VAR thường thường đưa ra kết quả mức độ truyền dẫn của tỷ giá vào chỉ số giá nhập khẩu là lớn nhất, tiếp đó chỉ số giá sản xuất và nhỏ nhất là chỉ số giá tiêu dùng.

Mức độ truyền dẫn của tỷ giá (ERPT) phụ thuộc vào yếu tố vĩ mô như: độ biến động của tỷ giá, môi trường lạm phát, độ mở của nền kinh tế, cơ cấu hàng hóa nhập khẩu, độ chênh sản lượng (output gap) của nền kinh tế, cơ chế chính sách tiền tệ mà quốc gia đó đang theo đuổi…

CHƯƠNG 2

ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ TRUYỀN DẪN CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI (ERPT) VÀO CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG VIỆT NAM (CPI) – XÁC ĐỊNH XU HƯỚNG

BIẾN ĐỘNG CỦA ERPT

2.1 Mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đoái (ERPT) vào chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam trong giai đoạn 2000 - 2011 (CPI) của Việt Nam trong giai đoạn 2000 - 2011

2.1.1 Mơ hình nghiên cứu

Để đo lường mức độ truyền dẫn của tỷ giá (ERPT) vào chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tác giả sử dụng mơ hình tương tự như Ghosh và Rajan (2007a). Đầu tiên, Ghosh và Rajan (2007a) xét mơ hình luật một giá, nếu quốc gia B có một hàng hóa Y xuất khẩu sang quốc gia A thì giá của hàng hóa Y tính theo đồng tiền của quốc gia A là:

= . (3)

Trong đó:

- : giá của hàng hóa Y được tính theo đồng tiền của quốc gia A

- : tỷ giá giữa đồng tiền quốc gia A so với đồng tiền của quốc gia B

- : giá của hàng hóa Y được tính theo đồng tiền của quốc gia B

Tiếp theo, lấy Logarit phương trình (1) ta được:

Ln( ) = Ln( ) + Ln( ) (4)

Như đã trình bày ở phần trên, theo Luật một giá LOP, giá cả hàng hóa nhập khẩu chỉ phụ thuộc vào tỷ giá và giá cả của hàng hóa đó ở quốc gia sản xuất, khi tỷ tỷ giá của đồng tiền của quốc gia nhập khẩu so với đồng tiền của quốc gia xuất khẩu thay đổi thì giá nhập khẩu ở quốc gia A cũng thay đổi một khoảng tương ứng và gần như ngay lập tức.

Kế thừa nghiên cứu của Goldberg (1997), Ghosh và Rajan (2007a) cũng cho rằng giá của hàng hóa nhập khẩu khơng chỉ phụ thuộc vào tỷ giá và giá cả của hàng hóa đó ở quốc gia xuất khẩu mà cịn phụ thuộc vào yếu tố khác. Trong nghiên cứu của mình, Ghosh và Rajan (2007a) đã đưa thêm yếu tố sản lượng cơng nghiệp (IP) của Ấn Độ vào mơ hình (4) để nghiên cứu về sự truyền dẫn của tỷ giá vào chỉ số giá tiêu dùng ở Ấn Độ.

Trong bài nghiên cứu này, tác giả kế thừa mơ hình nghiên cứu của Ghosh và Rajan (2007a) để nghiên cứu về sự truyền dẫn của tỷ giá hối đoái (ERPT) vào chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2011. Vì trong giai đoạn nghiên cứu, tác giả nhận thấy rằng, hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu hàng hóa nhập khẩu, vì vậy, tác giả sử dụng tỷ giá song phương giữa đồng tiền của Việt Nam và Trung Quốc (VND/CNY), bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng tỷ giá danh nghĩa hiệu lực (NEER) để đo lường mức độ truyền dẫn của tỷ giá (ERPT) vào chỉ số giá tiêu dùng CPI của Việt Nam. Mức độ truyền dẫn của tỷ giá (ERPT) vào chỉ số giá tiêu dùng CPI của Việt Nam được thể hiện qua mơ hình cụ thể như sau:

- Tỷ giá song phương:

Ln(CPIVN)t = + Ln( )t + βLn( )t + λLn(IPVN)t + εt (5)

- Tỷ giá danh nghĩa hiệu lực:

Ln(CPIVN)t = + Ln(NEER)t + Ln(CPIA)t + Ln(IPVN)t + εt (6)

Trong đó:

- : đại diện tỷ giá song phương giữa đồng tiền của quốc gia nhập khẩu và quốc gia xuất khẩu, trường hợp này là VNĐ của Việt Nam và CNY của Trung Quốc

- NEER: tỷ giá danh nghĩa hiệu lực của Việt Nam

- PCNY: đại diện cho chi phí sản xuất của quốc gia xuất khẩu: chỉ số giá tiêu

dùng (CPI) và chỉ số giá sản xuất (PPI) của Trung Quốc

- CPIA: chỉ số giá tiêu dùng của các nước Đông Á, đại diện cho chi phí sản

xuất của các quốc gia có giao thương với Việt Nam trong rổ tính chỉ số NEER

- IPVN: sản lượng công nghiệp của Việt Nam

, đại diện cho mức độ truyền dẫn (ERPT) của tỷ giá vào chỉ số giá tiêu dùng

(CPI). Nếu , = 0 thì khơng xảy ra sự truyền dẫn của tỷ giá vào CPI. Nếu ,

= 1 thì sự truyền dẫn là hoàn toàn nghĩa là 1% thay đổi đổi của tỷ giá sẽ làm

CPI cũng thay đổi 1%. Nếu , giữa 0 và 1 thì sự truyền dẫn là khơng hồn

tồn.

Các biến Ln(PCNY) và Ln(CPIA) đại diện cho chi phí sản xuất ở các quốc gia xuất

khẩu vào Việt Nam. Vì vậy khi các đại lượng này tăng lên có thể làm cho giá hàng hóa nhập khẩu tăng vì thế làm tăng chỉ số tiêu dùng và ngược lại. Do đó, các hệ số β và β’ được kỳ vọng mang dấu dương. Tương tự, biến Ln(IPVN) đại diện cho thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mức độ truyền dẫn của tỷ giá vào chỉ số giá tiêu dùng việt nam giai đoạn 2000 2011 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)