CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.5. Khung khái niệm và phân tích
Mặc dù có những vấn đề khác nhau cho việc tuân thủ quy định BVMT ở hai nhóm quốc gia nhƣng những yếu tố ảnh hƣởng lên kết quả BVMT của doanh nghiệp nói chung là tƣơng đối giống nhau, điểm khác nhau có thể có là độ mạnh yếu hoặc cơ chế tác động khác nhau. Từ rất nhiều những nhân tố mà các tác giả đƣa ra trên, chúng tôi xin rút ra một số nhân tố phục vụ cho nghiên cứu:
(1) Quy mô doanh nghiệp: doanh nghiệp có quy mơ lớn sẽ có lợi thế theo quy mô trong việc đầu tƣ trang thiết bị xử lý chất thải Yang & Yao (2012); hơn nữa các doanh nghiệp càng lớn thì càng coi trọng xây dựng hình ảnh và danh tiếng của họ; bất cứ một tai tiếng nào, ví dụ nhƣ bị cộng đồng xung quanh tẩy chay vì gây ơ nhiễm, cũng gây ra hậu quả to lớn (Gangadharan, 2006) do phạm vi ảnh hƣởng là toàn cục và lâu dài. Hettige et al. (1996) cho rằng doanh nghiệp càng lớn thì càng dễ bị phát hiện khi vi phạm nhƣng ông cũng đƣa ra khuynh hƣớng đảo ngƣợc, nếu doanh nghiệp sử dụng càng nhiều lao động địa phƣơng thì nhận đƣợc nhiều sự khoan dung của cộng đồng xung quanh trong trƣờng hợp vi phạm;
(2) Hình thức pháp lý, sở hữu cũng là yếu tố quan trọng (Gangadharan, 2006). Các doanh doanh nghiệp có hình thức sở hữu tƣ nhân và đa dạng cổ đơng địi hỏi nhà quản lý doanh nghiệp phải thực hiện minh bạch thông tin ở tất cả các mảng, đây
là yêu cầu bắt buộc để chủ sở hữu quản lý hiệu quả đồng vốn và tránh tình trạng thơng tin bất cân xứng giữa nhà quản lý và chủ sở hữu (Cormier & Magnan, 1999);
(3) Lĩnh vực sản xuất là một yếu tố quan trọng (Gangadharan, 2006), một số hoạt động sản xuất mặc dù lƣợng chất thải cao nhƣng rất dễ xử lý (Cormier & Magnan, 1999) nhƣ nƣớc thải thực phẩm, giấy, trong khi đó một số khác thì rất nguy hại và rất khó xử lý nhƣ hóa chất, cao su, nếu doanh nghiệp muốn xử lý thì tốn rất nhiều tiền và cần nhiều thời gian để xử lý. Một thực tế khơng thể phủ nhận có hiện tƣợng di chuyển các lĩnh vực sản xuất chất thải nguy hại từ các quốc gia phát triển sang quốc gia đang phát triển, từ khu vực trung tâm ra ngoại thành, từ cộng đồng dân cƣ có trình độ cao sang khu thấp kém hơn;
(4) Các doanh nghiệp mới thƣờng áp dụng các công nghệ sản xuất mới, đƣợc cho là sản xuất sạch hơn, ít hao tốn nhiên liệu, trong các bộ phận của thiết bị thƣờng lắp đặt các thiết bị kiểm sốt ơ nhiễm và các nhà máy mới có khuynh hƣớng xây dựng và lắp đặt các thiết bị xử lý chất thải cuối đƣờng ống (Hettige et al., 1996);
(5) Ý thức, sự hiểu biết về BVMT ((Mamingi et al., 2008), (Gangadharan, 2006), (Dao & Ofori, 2010)) cũng nhƣ pháp luật môi trƣờng (Andrikopoulos & Kriklani, 01/2013) có vai trị lớn trong việc tuân thủ quy định môi trƣờng của doanh nghiệp. Các thành viên trong doanh nghiệp, bao gồm chủ doanh nghiệp, nhà quản lý, ngƣời lao động có nhận thức tốt về tác hại của việc gây ô nhiễm mơi trƣờng cũng nhƣ nguy cơ có thể bị phạt do việc khơng tn thủ quy định đƣợc cho là có kết quả hoạt động mơi trƣờng tốt hơn;
(6) Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có ảnh hƣởng trực tiếp lên kết quả tuân thủ của doanh nghiệp (Cormier & Magnan, 1999). Các công ty sinh lợi cao sẽ có sẵn nguồn quỹ cần thiết cho các hoạt động nhƣ môi trƣờng (Andrikopoulos & Kriklani, 2013);
(7) Doanh nghiệp có tƣ duy đổi mới, biểu hiện ở chi phí đầu tƣ cho R&D cao, cơng nghệ hiện áp dụng là mới ít gây ô nhiễm môi trƣờng hơn. Công nghệ cổ lỗ xỉ đƣợc xem là nguyên nhân chính gây hao tốn nhiên liệu và ô nhiễm môi trƣờng (Gangadharan, 2006);
(8) Nếu doanh nghiệp xuất khẩu sang các quốc gia phát triển cao, họ thƣờng đƣợc yêu cầu phải áp dụng các quy trình sản xuất sạch và phải có hệ thống quản lý môi trƣờng để đáp ứng yêu cầu cao của các quốc gia. Hơn nữa nhóm khách hàng này nhìn chung có hiểu biết cao, trách nhiệm xã hội lớn và họ thƣờng có xu hƣớng tìm hiểu tất cả thơng tin liên quan đến sản phẩm, kể cả liệu sản phẩm này có làm ra từ cơng ty có tai tiếng gây ô nhiễm môi trƣờng hay không (Gangadharan, 2006);
(9) Định hƣớng đối tƣợng khách hàng mà công ty nhắm tới, công ty sản xuất chủ yếu cho ngƣời tiêu dùng chứ không phải là khâu trung gian cho ngành sản xuất khác sẽ trực tiếp tiếp xúc với công chúng nhiều hơn, đối tƣợng đƣợc cho là nhạy cảm với thông tin mơi trƣờng hơn là nhóm cịn lại (Gangadharan, 2006);
(10) Các bên liên quan của các doanh nghiệp (nhà đầu tƣ, ngân hàng, chính quyền, nhà cung cấp, ngƣời lao động, cộng đồng) là các nguồn gây áp lực bên ngoài lớn lên việc tuân thủ quy định môi trƣờng của doanh nghiệp ((Mamingi et al., 2008) (Andrikopoulos & Kriklani, 2013)) do yêu cầu khống chế rủi ro (Cormier & Magnan, 1999). Tuân thủ quy định môi trƣờng của doanh nghiệp thƣờng bị ảnh hƣởng bởi mức độ kiểm tra của cơ quan môi trƣờng, việc kiểm tra và sự lo sợ bị kiểm tra có ý nghĩa đáng kể trong việc giảm ơ nhiễm (Gangadharan, 2006);
(11) Vấn đề thể chế, ngụ ý ở đây là sự phù hợp của hệ thống các quy định (Dao & Ofori, 2010), tính răng đe của các hình thức xử phạt (Mamingi et al., 2008) và vai trò nhận thức xã hội trong việc BVMT; còn theo Gangadharan (2006), ở các nƣớc đang phát triển, thì quy định về mơi trƣờng thì rất yếu và khơng đƣợc bắt buộc thi hành nghiêm ngặt do nhiều lý do nhƣng trong đó có tham nhũng trong hệ thống tƣ pháp.
Từ những yếu tố có khả năng ảnh hƣởng đến kết quả tuân thủ quy định BVMT đƣợc đề xuất trên, nghiên cứu xây dựng khung khái niệm và phân tích nhƣ sau:
Hình 2.2. Khung khái niệm và phân tích của nghiên cứu
Nguồn: Đề xuất của tác giả, tham khảo chính Gangadharan (2006)
Kết quả BVMT của doanh nghiệp
- Đáp ứng các quy định của pháp luật BVMT;
- Xử lý chất thải trƣớc khi xả ra nguồn tiếp nhận
Đặc điểm doanh nghiệp
- Quy mơ;
- Hình thức pháp lý và sở hữu; - Lĩnh vực sản xuất;
- Tuổi của doanh nghiệp, máy móc, thiết bị.
Hoạt động tài chính của doanh nghiệp
- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
- Đầu tƣ R&D.
Áp lực
- Nƣớc ngoài (xuất khẩu);
- Khách hàng (ngƣời tiêu dùng, nhà sản xuất); - Các bên có liên quan (cơ quan quản lý, ngân hàng, nhà đầu tƣ, nhà cung cấp, cộng đồng).
Nhận thức
- Trình độ của chủ doanh nghiệp; - Hiểu biết về pháp luật BVMT.
Quan hệ với chính quyền
- Hình thức phi chính thức;