Bảng phân loại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mức độ tuân thủ quy định môi trường của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố hồ chí minh (Trang 80 - 107)

Quan sát

Dự đốn

Doanh nghiệp có EC? Tỷ lệ chính xác

0 1

Doanh nghiệp có EC? 0 298 0 100,0

1 72 0 ,0

Tỷ lệ tổng thể 80,5

Nguồn dữ liệu: Kết quả chạy hồi quy binary logistic từ bộ dữ liệu đã loại các giá trị ngoại lai và các trƣờng hợp ảnh hƣởng.

(1 + 25%) tỷ lệ chính xác ngẫu nhiên = 1,25 x 68,7% = 85,8%

(Tỷ lệ chính xác phân loại = 87,6%) > 85,8%. Do đó, tỷ lệ chính xác phân loại của mơ hình đáp ứng đƣợc điều kiện đặt ra. Vì vậy, các biến độc lập thật sự hữu ích trong việc phân biệt nhóm SMEs có tuân thủ pháp luật BVMT và nhóm SMEs không tuân thủ pháp luật BVMT.

4.5. Kết quả

Phần này tập trung thảo luận các nội dung: (1) Đâu là yếu tố thật sự có ảnh hƣởng đến việc tuân thủ quy định BVMT của doanh nghiệp; (2) Chiều hƣớng ảnh hƣởng của từng nhân tố này; và (3) Mức độ ảnh hƣởng của chúng.

Từ phần 4.4.4.3. Kiểm tra mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và từng biến độc lập nghiên cứu đã rút ra đƣợc các yếu tố có ảnh hƣởng đến kết quả BVMT của doanh nghiệp với mức ý nghĩa 10% về mặt thống kê:

Bảng 4.21. Các yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả BVMT của doanh nghiệp từ kết quả chạy mơ hình thống kê

β OR=Exp(β)

Scale (quy mô) 2,166 8,727

S_Paper (ngành giấy) -2,491 0,083

S_TextApp (ngành dệt và may mặc) -2,786 0,062

S_Elec (ngành máy móc, điện tử, máy tính, đài phát thanh, truyền hình)

-3,864 0,021

S_PubPrint (ngành xuất bản và in ấn) -2,397 0,091

S_FabMetal (ngành kim loại đúc sẵn) -3,792 0,023

Age (thời gian đã hoạt động của DN) 0,075 1,078

Know_EnvLaw (hiểu biết về pháp luật BVMT) 0,817 2,263 Export (tỷ trọng doanh số bán ra từ xuất khẩu trực tiếp) -3,111 0,045 Ex_OECD (DN có xuất khẩu qua các nƣớc phát triển?) 4,041 56,895 Inspect_Past (DN có đo lƣờng khối lƣợng nƣớc thải trong

quá khứ?)

1,864 6,452 Inspect_Pre (DN hay cơ quan chức năng có đo lƣờng khối

lƣợng/ nồng độ nƣớc thải?)

2,009 7,455

Bride (số lần đƣa hối lộ) 0,231 1,260

Net_Gov (mạng lƣới quan hệ với chính trị gia và công chức) -0,662 0,516

Nguồn dữ liệu: Kết quả chạy hồi quy binary logistic từ bộ dữ liệu đã loại các giá trị ngoại lai và các trƣờng hợp ảnh hƣởng.

(1) Doanh nghiệp có quy mơ càng lớn thì tuân thủ tốt hơn. Khi số lƣợng lao động tăng lên 1% thì log(odd) tăng 2,166; khả năng tuân thủ quy định BVMT của doanh nghiệp so với khả năng không tuân thủ tăng gấp 8,727 lần (tăng 772,7%);

(2) Trong tất cả các ngành thì ngành cơ sở: khống sản phi kim có khả năng tuân thủ cao nhất. Điều này là phù hợp với kết quả thống kê mô tả đã đƣợc đề cập trong các mục trên;

(3) Doanh nghiệp có thâm niên hoạt động càng lâu thì càng tn thủ quy định mơi trƣờng. Khi thời gian hoạt động của doanh nghiệp tăng lên 1 năm thì log(odd) tăng 0,075; khả năng tuân thủ quy định BVMT của doanh nghiệp so với khả năng không tuân thủ tăng gấp 1,078 lần (tăng 7,8%);

(4) Hiểu biết pháp luật về môi trƣờng của doanh nghiệp có ý nghĩa tác động tích cực lên hành vi BVMT của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp tăng một cấp độ hiểu biết thì log(odd) tăng 0,817; khả năng tuân thủ quy định BVMT của doanh nghiệp so với khả năng không tuân thủ tăng gấp 2,263 lần (tăng 126,3%)

(5) Doanh nghiệp có tỷ trọng xuất khẩu trực tiếp trong doanh số bán ra càng cao thì lại càng tuân thủ thấp. Với 1% tăng tỷ trọng thì log(odd) giảm 3,111; khả năng tuân thủ quy định BVMT của doanh nghiệp so với khả năng không tuân thủ giảm đi gấp 0,045 lần (giảm 95,5%);

(6) Việc xuất khẩu qua các nƣớc phát triển đem lại kết quả tuân thủ các quy định BVMT của doanh nghiệp là rất tốt. Khả năng tuân thủ quy định BVMT của doanh nghiệp so với khả năng không tuân thủ đối với doanh nghiệp có làm ăn với các nƣớc phát triển cao gấp 56,895 lần so với doanh nghiệp khơng có xuất sản phẩm sang các nƣớc phát triển;

(7) Việc nƣớc thải đƣợc kiểm tra về mặt lƣu lƣợng/ nồng độ ở hiện tại cũng nhƣ trong q khứ đều có tác động tích cực lên kết quả BVMT của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có cơ chế kiểm tra trong quá khứ có khả năng tuân thủ quy định BVMT cao gấp 6,452 lần so với nhóm khơng kiểm tra. Cịn

doanh nghiệp đƣợc kiểm tra nội bộ/ cơ quan chức năng tại thời điểm thu thập số liệu có khả năng tuân thủ quy định BVMT cao gấp 7,455 lần so với nhóm khơng đƣợc kiểm tra;

(8) Đƣa hối lộ lại có tác động tích cực đến việc tuân thủ. Khi gia tăng 1 lần đƣa hối lộ log(odd) tăng 0,231; khả năng tuân thủ quy định BVMT của doanh nghiệp so với khả năng không tuân thủ tăng gấp 1,26 lần (tăng 26%);

(9) Doanh nghiệp có quan hệ càng rộng với giới chính trị gia và cơng chức lại càng tuân thủ kém. Khi có thêm một quan chức đƣợc quan hệ thƣờng xuyên thì log(odd) giảm 0,662; khả năng tuân thủ quy định BVMT của doanh nghiệp so với khả năng không tuân thủ giảm đi 0,516 lần (giảm 48,4%).

Khi mô phỏng khả năng tuân thủ quy định BVMT của doanh nghiệp, cho kết quả nhƣ sau:

Bảng 4.22. Khả năng tuân thủ quy định BVMT của doanh nghiệp khi biến độc lập tăng 1 đơn vị

Khả năng tuân thủ (p1) sau khi biến độc lập tăng 1 đơn vị trƣờng hợp khả năng tuân thủ ban đầu là

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% Scale 0% 49,2% 68,6% 78,9% 85,3% 89,7% 92,9% 95,3% 97,2% 98,7% Age 0% 10,7% 21,2% 31,6% 41,8% 51,9% 61,8% 71,6% 81,2% 90,7% Know_EnvLaw 0% 20,1% 36,1% 49,2% 60,1% 69,4% 77,2% 84,1% 90,1% 95,3% Export 0% 0,5% 1,1% 1,9% 2,9% 4,3% 6,3% 9,5% 15,3% 28,8% Ex_OECD 0% 86,3% 93,4% 96,1% 97,4% 98,3% 98,8% 99,3% 99,6% 99,8% Inspect_Past 0% 41,8% 61,7% 73,4% 81,1% 86,6% 90,6% 93,8% 96,3% 98,3% Inspect_Pre 0% 45,3% 65,1% 76,2% 83,2% 88,2% 91,8% 94,6% 96,8% 98,5% Bride 0% 12,3% 24,0% 35,1% 45,7% 55,8% 65,4% 74,6% 83,4% 91,9% Net_Gov 0% 5,4% 11,4% 18,1% 25,6% 34,0% 43,6% 54,6% 67,4% 82,3%

Nguồn dữ liệu: Tính tốn của tác giả.

Nếu khả năng tuân thủ quy định BVMT của doanh nghiệp ban đầu là 10%. Khi số lƣợng lao động doanh nghiệp tăng lên 1%, trong khi các yếu tố khác khơng đổi, thì khả năng tn thủ của doanh nghiệp sẽ tăng và ở mức 49,2%. Nếu tỷ lệ ban đầu là: 20%; 30%; 40%; 50%; 60%; 70%; 80%; 90% thì khả năng tuân thủ của doanh nghiệp sẽ tăng và ở mức 68,6%; 78,9%; 85,3%; 89,7%; 92,9%; 95,3%;

Giả sử khả năng tuân thủ quy định BVMT của doanh nghiệp ban đầu là 10%. Khi các yếu tố khác khơng thay đổi, nếu doanh nghiệp có xuất khẩu qua các nƣớc phát triển thì khả năng tuân thủ của doanh nghiệp sẽ tăng lên và đạt 86,3%. Và khả năng tuân thủ có thể đạt đến 99,8% nếu khả năng tuân thủ ban đầu là 90% (trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi);

Khi doanh nghiệp quan hệ thƣờng xuyên thêm một chính trị gia/ cơng chức trong khi các yếu tố khác không đổi, trƣờng hợp khả năng tuân thủ quy định BVMT của doanh nghiệp ban đầu là 10% thì khả năng tuân thủ của doanh nghiệp sau khi gia tăng thêm một mối quan hệ sẽ giảm và có giá trị: 5,4%;

Tƣơng tự để giải thích cho các trƣờng hợp cịn lại.

Khi dùng số liệu bảng trên để so sánh mức độ tác động của các yếu tố lên mức độ tuân thủ quy định BVMT của doanh nghiệp thì các yếu tố đƣợc sắp xếp theo thứ tự giảm dần tầm quan trọng nhƣ sau: (1) xuất khẩu qua các nƣớc phát triển; (2) quy mô doanh nghiệp; (3) nƣớc thải đƣợc đo lƣờng khối lƣợng/ nồng độ bởi cơ quan chức năng/ doanh nghiệp; (4) nƣớc thải đƣợc đo lƣờng khối lƣợng trong quá khứ; (5) hiểu biết về pháp luật môi trƣờng; (6) Số lần đƣa hối lộ; (7) số năm hoạt động của doanh nghiệp; (8) mạng lƣới quan hệ với chính trị gia và công chức; (9) tỷ trọng doanh số bán ra từ xuất khẩu trực tiếp. Điều này là phù hợp với số liệu Bảng 4.23 và Hình 4.1 dƣới đây.

Bảng 4.23. Mức độ thay đổi khả năng tuân thủ quy định BVMT của doanh nghiệp so với ban đầu khi biến độc lập tăng 1 đơn vị

Mức độ thay đổi khả năng tuân thủ so với ban đầu khi biến độc lập tăng 1 đơn vị (p1-p0)

trƣờng hợp khả năng tuân thủ ban đầu là

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% Scale 0% 39,2% 48,6% 48,9% 45,3% 39,7% 32,9% 25,3% 17,2% 8,7% Age 0% 0,7% 1,2% 1,6% 1,8% 1,9% 1,8% 1,6% 1,2% 0,7% Know_EnvLaw 0% 10,1% 16,1% 19,2% 20,1% 19,4% 17,2% 14,1% 10,1% 5,3% Export 0% -9,5% -18,9% -28,1% -37,1% -45,7% -53,7% -60,5% -64,7% -61,2% Ex_OECD 0% 76,3% 73,4% 66,1% 57,4% 48,3% 38,8% 29,3% 19,6% 9,8% Inspect_Past 0% 31,8% 41,7% 43,4% 41,1% 36,6% 30,6% 23,8% 16,3% 8,3% Inspect_Pre 0% 35,3% 45,1% 46,2% 43,2% 38,2% 31,8% 24,6% 16,8% 8,5% Bride 0% 2,3% 4,0% 5,1% 5,7% 5,8% 5,4% 4,6% 3,4% 1,9% Net_Gov 0% -4,6% -8,6% -11,9% -14,4% -16,0% -16,4% -15,4% -12,6% -7,7%

Số liệu Bảng 4.23 đƣợc trực quan hóa bằng đồ thị dƣới đây

Hình 4.1. Tác động biên

Hình trên cho thấy có 2/9 yếu tố tác động tiêu cực đến sự tuân thủ quy định BVMT của doanh nghiệp (nằm dƣới trục hồnh) và 7/9 yếu tố thì có tác động tích cực (nằm trên trục hoành). Các đƣờng biểu diễn cho từng yếu tố có dạng đƣờng cong lồi (yếu tố tác động tích cực) và lõm (yếu tố tác động tiêu cực) với những điểm cực trị. Đối với quy mô doanh nghiệp, khả năng tuân thủ ban đầu 30% cho mức độ tăng khả năng tuân thủ là cao nhất; còn yếu tố tỷ trọng doanh số bán ra từ xuất khẩu trực tiếp, khả năng tuân thủ ban đầu 80% cho mức độ giảm khả năng tuân thủ cao nhất.

Ngoài sử dụng mơ hình binary logistic, bài viết có sử dụng mơ hình multinomial logistic để xem xét sâu hơn trƣờng hợp doanh nghiệp khơng có EC. Liệu doanh nghiệp có động thái tích cực nào trong việc xử lý chất thải trƣớc khi đƣa vào nguồn tiếp nhận hay không? Đây là bƣớc trung gian để đƣa đến kết quả tuân thủ tốt bằng giấy chứng nhận môi trƣờng trong tƣơng lai của doanh nghiệp. Kết quả

BVMT của doanh nghiệp lúc này sẽ chia thành ba mức và biến phụ thuộc sẽ nhận ba giá trị:

1, nếu doanh nghiệp khơng có EC và khơng xử lý bất kỳ chất thải nào (i)

2, nếu doanh nghiệp khơng có EC và có xử lý một hoặc một vài loại chất thải (ii);

3, nếu doanh nghiệp có EC (iii);

Trƣờng hợp (i)- doanh nghiệp khơng có giấy chứng nhận môi trƣờng và không xử lý bất kỳ chất thải nào- làm trƣờng hợp cơ sở. Các lựa chọn trên đƣợc xếp hạng tăng dần dựa trên quan điểm phúc lợi xã hội.

Tuy nhiên kết quả tính tốn cho gần 30% số quan sát trong bộ dữ liệu có lớn hơn 3 và cook’s distance lớn hơn 1, tức là 30% quan sát là ngoại lai và rơi vào trƣờng hợp có ảnh hƣởng nên nghiên cứu khơng thể chạy hồi quy multinomial logistic và khơng trình bày kết quả của phần này trong báo cáo.

CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN

Chƣơng năm trình bày ba nội dung chính: (1) các kết luận chung đƣợc rút ra từ nghiên cứu; (2) những hạn chế mà tác giả nhận thấy ở nghiên cứu, trên cơ sở đó đề xuất một số hƣớng nghiên cứu mở rộng (nội dung thứ 3).

5.1. Kết luận của nghiên cứu

Nghiên cứu đã phát hiện doanh nghiệp có (1) giao thƣơng với các nƣớc phát triển; (2) quy mô càng lớn; (3) chất thải đƣợc đo lƣờng nồng độ/ khối lƣợng bởi cơ quan chức năng/ doanh nghiệp; (4) chất thải đƣợc đo lƣờng trong quá khứ; (5) hiểu biết về pháp luật môi trƣờng; (6) thƣờng xuyên đƣa hối lộ; (7) hoạt động lâu năm; (8) mạng lƣới quan hệ với chính trị gia và công chức càng nhỏ; (9) tỷ trọng xuất khẩu càng thấp thì khả năng tuân thủ quy định BVMT của doanh nghiệp sẽ càng cao hơn các doanh nghiệp cịn lại. Trong đó, áp lực có từ xuất khẩu qua các quốc gia phát triển có tác động mạnh hơn hẳn các yếu tố khác. Cịn các yếu tố khác: hình thức pháp lý, tuổi thọ của máy móc/ thiết bị chính, trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp/ nhà quản lý, kết quả hoạt động tài chính, áp lực từ phía khách hàng là ngƣời tiêu dùng cuối cùng hồn tồn khơng có giá trị về mặt thống kê, với mức ý nghĩa 10%. Ngoài ra, nghiên cứu cũng phát hiện, trong các ngành nghề sản xuất thì ngành khống sản phi kim tuân thủ quy định BVMT tốt nhất.

Các phát hiện này phần lớn phù hợp với dự đoán ban đầu của tác giả. Tuy nhiên, một số kết quả đi ngƣợc với kỳ vọng:

(1) Doanh nghiệp càng lâu năm thì càng tuân thủ tốt. Điều này có thể là do trong quá trình hoạt động họ thƣờng xun bảo trì máy móc, cải tiến cơng nghệ, có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng quy trình sản xuất hiệu quả hoặc cũng có thể họ vƣợt qua đƣợc giai đoạn đầu trắc trở để có tình hình tài chính tốt hơn, là nguồn cung cấp vốn cho tái đầu tƣ;

(2) Tỷ trọng xuất khẩu càng cao lại tuân thủ kém. Điều này có thể do phần lớn SMEs thành phố Hồ Chí Minh xuất khẩu sang các thị trƣờng các nƣớc nhƣ Trung

Quốc, ASEAN và các nƣớc châu Á khác. Khi mà giá cả là yếu tố cạnh tranh chính và yêu cầu BVMT của nƣớc nhập khẩu cũng nhƣ khách hàng đến từ các quốc gia này đối với nhà cung cấp là thấp hoặc khơng có nên doanh nghiệp khơng gặp bất cứ áp lực nào trong hoạt động môi trƣờng từ đối tác và khuynh hƣớng không tuân thủ là dễ thấy. Hơn nữa, các doanh nghiệp xuất khẩu thƣờng có khối lƣợng sản xuất lớn (do thị trƣờng rộng hơn các doanh nghiệp nội địa) nên khối lƣợng chất thải cũng rất lớn, kéo theo chi phí đầu tƣ gia tăng mạnh là nguyên nhân cản trở mong muốn tuân thủ của doanh nghiệp;

(3) Việc đƣa hối lộ lại có tác động tích cực đến việc tn thủ (mặc dù là yếu). Điều này có vẻ nhƣ khơng hợp lý, cần phải xem xét thêm trong một nghiên cứu khác với bộ dữ liệu có thể cung cấp số lần đƣa hối lộ để phục vụ riêng cho mục đích mơi trƣờng. Bộ dữ liệu SMEs 2009 chỉ cho số liệu chung về số lần đƣa hối lộ cho tất cả các mục đích nhƣ đƣa hối lộ để có sự miễn giảm thuế, để có đƣợc hợp đồng từ chính phủ, để giải quyết thủ tục hải quan hay đƣa hối lộ để có giấy phép môi trƣờng. Bộ dữ liệu không hỗ trợ để phân tách số liệu nên những kết luận liên quan đến yếu tố này có phần hạn chế về độ chính xác.

5.2. Hạn chế của nghiên cứu

Mơ hình chạy trên một bộ dữ liệu với giả định các biến độc lập là biến ngoại sinh, nhƣng có thể một số trong chúng là biến nội sinh. Khi xem xét biến Scale (quy mô doanh nghiệp) trong mối quan hệ đơn với các biến độc lập khác thông qua ma trận tƣơng quan Pearson, ta thấy biến Scale có quan hệ có ý nghĩa về mặt thống kê với 14/22 biến độc lập còn lại. Vậy liệu biến Scale có phải là một biến nội sinh hay khơng? Nghiên cứu này đã bỏ qua việc xem xét kỹ vấn đề này.

Biến đại diện cho mức độ tuân thủ quy định BVMT của doanh nghiệp chƣa thể hiện độ sâu và toát lên đƣợc ý nghĩa mà chúng tôi mong muốn. Biến đo lƣờng kết quả tuân thủ môi trƣờng của doanh nghiệp mà chúng tôi sử dụng là biến nhị phân (nhận hai giá trị có hoặc khơng), trên thực tế tần suất xả thải, khối lƣợng xả thải, nồng độ chất thải và mức độ nguy hại của chất thải mới quan trọng, cịn có hay

khơng xả thải chỉ xem xét về mặt biểu hiện, còn biểu hiện nhƣ thế nào để có thể chấp nhận đƣợc thì bộ dữ liệu này khơng cung cấp.

Biến đo lƣờng tần số đƣa hối lộ của doanh nghiệp (Bride) đƣợc tính bằng tổng số lần doanh nghiệp đƣa hối lộ trong năm, và số liệu này là chung cho tất cả các mục đích nhƣ đƣa hối lộ để có sự miễn giảm thuế, để có đƣợc hợp đồng từ chính phủ, để giải quyết thủ tục hải quan hay đƣa hối lộ để có giấy phép mơi trƣờng. Số liệu sẽ cho kết quả tốt hơn nếu có thể phân tách riêng về số lần đƣa hối lộ để phục vụ riêng cho mục đích mơi trƣờng. Một thực tế ở Việt Nam, mức phạt cho việc vi phạm các quy định BVMT24 là rất thấp, trong khi đó đầu tƣ một hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải là rất tốn kém cả về tiền bạc và không gian lắp đặt. Sự chênh lệch chi phí quá lớn giữa hai phƣơng thức xử lý chính thức và phi chính thức này là khe hở cho hoạt động đƣa hối lộ diễn ra và mức độ có thể là thƣờng xuyên. Tuy nhiên,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mức độ tuân thủ quy định môi trường của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố hồ chí minh (Trang 80 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)