CHƢƠNG 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Dữ liệu
3.3.2. Mẫu nghiên cứu
Bộ dữ liệu SMEs 2009 là kết quả khảo sát 2.543 doanh nghiệp thuộc 10 tỉnh/ thành phố trên khắp đất nƣớc với 4 đại diện miền Bắc (Hà Nội, Phú Thọ, Hà Tây, Hải Phòng), 3 đại diện miền Trung (Nghệ An, Quảng Nam, Khánh Hòa), 1 đại diện miền núi Tây Nguyên (Lâm Đồng) và 2 đại diện miền Nam (thành phố Hồ Chí Minh và Long An). Thành phố Hồ Chí Minh với 616/2.543 (chiếm tỷ lệ 24,2%) doanh nghiệp đƣợc phỏng vấn. Trong đó, có những doanh nghiệp nằm trong các KCN/ KCX/ KCNC/ CCN cũng nhƣ doanh nghiệp nằm bên ngoài các khu trên. Hầu hết các KCN/ KCX/ KCNC/ CCN đều có hệ thống thu gom chất thải và đƣa về hệ thống chung cho toàn khu xử lý (hệ thống xử lý tập trung). Do đó, các doanh nghiệp
nằm trong các khu này không cần xây dựng hệ thống xử lý chất thải riêng nên việc họ khơng có giấy chứng nhận mơi trƣờng là điều dễ hiểu, mặc dù họ có tuân thủ các quy định về BVMT. Bộ dữ liệu SMEs 2009 không cung cấp thông tin về hoạt động xử lý chất thải cũng nhƣ kết quả xử lý của các KCN/ KCX/ KCNC/ CCN, nên rất khó để đánh giá mức độ tuân thủ các quy định BVMT của các doanh nghiệp nằm trong các khu này. Do đó, các doanh nghiệp nằm trong KCN/ KCX/ KCNC/ CCN17 sẽ bị loại khỏi mẫu nghiên cứu.
Ngồi ra, khơng phải doanh nghiệp nào bắt buột cũng phải có EC, mà tùy theo ngành nghề sản xuất kinh doanh và quy mô sản xuất mà SMEs đó đƣợc đƣa vào danh mục phải có EC mới đƣợc duy trì hoạt động. Đối tƣợng doanh nghiệp phải có EC đƣợc qui định trong Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ, bao gồm 21 ngành và 162 ngành phụ mà trong đó tất cả hoặc một số doanh nghiệp phải tuân theo khung pháp lý trên. Nếu một doanh nghiệp hoạt động trong ngành khơng có trong danh mục này, doanh nghiệp đó khơng có nghĩa vụ pháp lý phải có EIA và EC mặc dù họ vẫn đƣợc yêu cầu ký vào văn bản cam kết bảo vệ môi trƣờng. Đặc biệt, những doanh nghiệp mà cơ sở chỉ phục vụ cho mục đích kinh doanh, thƣơng mại, làm trụ sở hoặc văn phịng đại diện thì khơng có chất thải từ hoạt động sản xuất nên khơng u cầu phải có EC và thực hiện các biện pháp xử lý chất thải. Do đó, các doanh nghiệp mà cơ sở của nó chủ yếu phục vụ làm trụ sở18 sẽ đƣợc loại ra khỏi mẫu nghiên cứu.
Kết quả hai lần loại mẫu trên cho ra một mẫu gồm 461 doanh nghiệp thuộc 19 ngành nhƣ sau:
Bảng 3.3. SMEs thuộc khu vực sản xuất nằm ngoài các KCN/ KCX/ KCNC/ CCN trong bộ dữ liệu SMEs 2009 tại thành phố Hồ Chí Minh theo ngành.
STT Ngành Số doanh nghiệp
1 Lọc dầu 1
2 Thuốc lá 1
3 Các thiết bị vận chuyển khác 3
4 Kim loại cơ bản 4
STT Ngành Số doanh nghiệp
5 Dịch vụ 6
6 Thuộc da 8
7 Xe gắn máy 11
8 Gỗ 13
9 Đồ nội thất, đồ trang sức, thiết bị âm nhạc, đồng hồ, đồ chơi và thiết bị y tế
15
10 Sản phẩm hóa học 17
11 Các sản phẩm khoáng sản phi kim loại 18
12 Giấy 21
13 Dệt may 24
14 Máy móc điện tử, máy tính, đài phát thanh, truyền hình 28
15 Xuất bản và in ấn 33 16 Cao su 55 17 May mặc 56 18 Các sản phẩm kim loại đúc sẵn 67 19 Thực phẩm và đồ uống 77 Tổng cộng 458
Nguồn dữ liệu: Kết quả điều tra SMEs năm 2009
Ghi chú: Thiếu 3 doanh nghiệp do thiếu thông tin về ngành hoạt động
Bảng 3.3 cho thấy số lƣợng doanh nghiệp trong từng ngành là không đồng đều nhau, có những ngành chỉ có một đại diện. Do ngành là một biến trong mơ hình, nếu một ngành có q ít doanh nghiệp thì kết quả chạy mơ hình sẽ khơng có tính đại diện cao và khơng phản ánh đúng xu hƣớng của ngành đó trong việc tuân thủ các quy định về BVMT. Do đó, nghiên cứu sẽ loại ra những ngành có số lƣợng doanh nghiệp ít, giữ lại 50% (khoảng 9) ngành có số lƣợng doanh nghiệp nhiều nhất để chạy mơ hình. Những ngành này có số lƣợng doanh nghiệp dao động từ 18- 77 doanh nghiệp, cũng đủ để cân đối điều kiện về cỡ mẫu theo Schwab (2007)19 .
Nhƣ vậy nghiên cứu chạy mơ hình trên bộ dữ liệu gồm 379 doanh nghiệp đến từ 9 ngành có số thứ tự từ 11- 19 trong Bảng 3.3.
19
Theo Schwab (2007)điều kiện tiên quyết để có thể chạy thống kê là tỷ lệ tối thiếu của cỡ mẫu so với số biến độc lập là 10:1 (tức là cỡ mẫu tối thiểu phải gấp 10 lần tổng số biến độc lập có trong mơ hình) và tỷ lệ cho kết quả tốt hơn là 20:1.