Điểm chặn là giá trị lợi tức trung bình (Mean)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm định giả thuyết thị trường hiệu quả tại việt nam (Trang 57 - 59)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Kết quả nghiên cứu

4.1.2.1 Điểm chặn là giá trị lợi tức trung bình (Mean)

Trong phép kiểm định này, ta có giả thiết: H0: mẫu là ngẫu nhiên.

H1: mẫu là không ngẫu nhiên.

 H0 bị bác bỏ nếu |Z| ≥ Zα/2 VN-Index HNX-Index Giá trị trung bình = K 0,0005082866 -0.0002241472 Trường hợp < K 1.624,00 1.049,00 Trường hợp ≥ K 1.527,00 943,00 Tổng số quan sát (N) 3.151,00 1.992,00 Số đoạn mạch 1.233,00 908,00 Sai số chuẩn 28,036 22,247 Giá trị kiểm định Z -12,199 -3,874 Asymp. Sig. 0,000 0,000

Bảng 4-3: Kết quả kiểm định đoạn mạch trên hoặc dưới điểm chặn là giá trị trung bình trong tồn thời gian khảo sát

Bảng 4-3 trình bày kết quả kiểm định đoạn mạch của các chỉ số trong toàn bộ thời gian khảo sát với điểm chặn là giá trị trung bình. Kết quả cho thấy chuỗi quan sát đều là những chuỗi khơng ngẫu nhiên vì giá trị |Z| của chuỗi tỷ suất sinh lợi VN- Index = 12,199 > Z0,025 (1,96) và giá trị |Z| của chuỗi tỷ suất sinh lợi HNX-Index = 3,874 > Z0,025 (1,96). Giá trị Sig. của hai chuỗi này cũng nhỏ hơn 0,05. Như vậy ta bác bỏ giả thiết H0 với mức ý nghĩa 5%, nghĩa là TTCK Việt Nam khơng đạt tính hiệu quả dạng yếu trong khoảng thời gian được khảo sát và nhà đầu tư có thể dự đốn được lợi nhuận của thị trường.

Chỉ số Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 VN- Index HNX- Index VN- Index HNX- Index VN- Index HNX- Index Giá trị trung bình = K 0,0014 0,0032 -0,002 -0,002 0,0005 -0,000 Trường hợp < K 814 174 280 293 577 604 Trường hợp ≥ K 629 107 271 261 580 553 Tổng số quan sát (N) 1.443 281 551 554 1.157 1.157 Số đoạn mạch 477 99 203 214 530 558 Sai số chuẩn 18,675 7,889 11,723 11,719 17,000 16,967 Giá trị kiểm định Z -12,511 -4,375 -6,264 -5,383 -2,912 -1,201 Asymp. Sig. 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,230

Bảng 4-4: Kết quả kiểm định đoạn mạch trên hoặc dưới điểm chặn là giá trị trung bình qua các giai đoạn khảo sát

Bảng 4-4 mô tả kết quả kiểm định đoạn mạch của tỷ suất sinh lợi của hai chỉ số VN-Index và HNX-Index trong ba giai đoạn với điểm chặn là giá trị trung bình. Ở giai đoạn đầu tiên, ta thấy giá trị |Z| của các chuỗi tỷ suất sinh lợi VN-Index và HNX-Index lần lượt là 12,511 và 4,375 đều > Z0,025 (1,96). Các giá trị Sig. đều bằng 0 và nhỏ hơn 0,05. Vì vậy, ta bác bỏ giả thiết H0 ở mức ý nghĩa 5% rằng các chuỗi tỷ suất sinh lợi là ngẫu nhiên và độc lập; do đó TTCK Việt Nam khơng có biểu hiện của thị trường hiệu quả dạng yếu.

Tương tự như vậy, trong giai đoạn 2, với kết quả kiểm định giá trị |Z| = 6,264 và 5,383 đối với cả hai chỉ số VN-Index và HNX-Index > Z0,025 (1,96); cũng như các giá trị Sig. đều bằng 0 và nhỏ hơn 0,05, ta bác bỏ giả thiết H0 ở mức ý nghĩa 5%. Trong giai đoạn này, tỷ suất sinh lợi không theo “bước đi ngẫu nhiên” và nhà đầu tư có thể dự đốn được diễn biến thay đổi của giá cả để tìm kiếm lợi nhuận vượt trội.

Quan sát kết quả kiểm định trong giai đoạn 3, giả thiết H0 được chấp nhận ở mức ý nghĩa 5% đối với chuỗi tỷ suất sinh lợi HNX-Index vì giá trị |Z| = 1,201 <

Z0,025 (1,96) và Sig. = 0,23 > 0,05. Trong khi đó, với |Z| = 2,912 > Z0,025 (1,96) và

Sig. = 0 < 0,05, giả thiết H0 bị bác bỏ đối với chuỗi tỷ suất sinh lợi VN-Index. Như vậy, trong giai đoạn 3 chỉ số VN-Index khơng có tỷ suất sinh lợi phân bố ngẫu nhiên và cũng có nghĩa là SGDCK TP.HCM khơng đạt hiệu quả dạng yếu. Ngược lại, SGDCK Hà Nội lại có biểu hiện hiệu quả dạng yếu và nhà đầu tư khó có thể dự đốn được tỷ suất sinh lợi khi giao dịch tại trung tâm này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm định giả thuyết thị trường hiệu quả tại việt nam (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)