CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Kết quả nghiên cứu
4.1.2.2 Điểm chặn là giá trị trung vị (median)
Trong phép kiểm định này, ta có giả thiết: H0: mẫu là ngẫu nhiên.
H1: mẫu là không ngẫu nhiên.
H0 bị bác bỏ nếu |Z| ≥ Zα/2 VN-Index HNX-Index Giá trị trung vị = K 0,00000000 -0.00131055 Trường hợp < K 1.529 996 Trường hợp ≥ K 1.622 996 Tổng số quan sát (N) 3.151 1.992 Số đoạn mạch 1.242 892 Sai số chuẩn 28,038 22,310 Giá trị kiểm định Z -11,881 -4,706 Asymp. Sig. 0,000 0,000
Bảng 4-5: Kết quả kiểm định đoạn mạch trên hoặc dưới điểm chặn là giá trị trung vị trong toàn thời gian khảo sát
Bảng 4-5 mô tả kiểm định đoạn mạch với điểm chặn là giá trị trung vị với kết quả các chuỗi đều khơng ngẫu nhiên trong tồn bộ thời gian khảo sát vì giá trị |Z|
của chuỗi tỷ suất sinh lợi VN-Index = 11,881 > Z0,025 (1,96) và giá trị |Z| của chuỗi tỷ suất sinh lợi HNX-Index = 4,706 > Z0,025 (1,96). Giá trị Sig. của hai chuỗi này cũng nhỏ hơn 0,05. Như vậy ta bác bỏ giả thiết H0 với mức ý nghĩa 5%, nghĩa là TTCK Việt Nam khơng đạt tính hiệu quả dạng yếu trong giai đoạn tổng quát và nhà đầu tư có thể dự đốn được lợi nhuận của thị trường.
Chỉ số Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 VN- Index HNX- Index VN- Index HNX- Index VN- Index HNX- Index Giá trị trung vị = K 0,0000 0,0000 -0,002 -0,003 0,0006 -0,001 Trường hợp < K 687 137 275 277 578 578 Trường hợp ≥ K 756 144 276 277 579 579 Tổng số quan sát (N) 1.443 281 551 554 1.157 1.157 Số đoạn mạch 520 134 205 218 530 558 Sai số chuẩn 18,943 8,361 11,726 11,758 17,000 17,000 Giá trị kiểm định Z -10,603 -0,887 -6,097 -5,103 -2,912 -1,265 Asymp. Sig. 0,000 0,375 0,000 0,000 0,004 0,206
Bảng 4-6: Kết quả kiểm định đoạn mạch trên hoặc dưới điểm chặn là giá trị trung vị qua các giai đoạn khảo sát
Bảng 4-6 mô tả kết quả kiểm định đoạn mạch của tỷ suất sinh lợi của hai chỉ số VN-Index và HNX-Index trong ba giai đoạn với điểm chặn là giá trị trung vị. Ở giai đoạn đầu tiên, ta thấy giá trị |Z| của các chuỗi tỷ suất sinh lợi VN-Index = 10,603 > Z0,025 (1,96) và giá trị Sig. = 0 < 0,05 nên giả thiết H0 bị bác bỏ. Trong khi đó, giả thiết H0 được chấp nhận ở mức ý nghĩa 5% đối với chuỗi tỷ suất sinh lợi HNX-Index vì giá trị |Z| của chuỗi = 0,887 < Z0,025 và giá trị Sig. = 0,375 > 0,05. Như vậy, với điểm chặn là giá trị trung vị, kết quả cho thấy SGDCK Hà Nội trong
giai đoạn mới đi vào hoạt động có biểu hiện thị trường hiệu quả, trong khi đó SGDCK TP.HCM lại khơng có biểu hiện này.
Trong giai đoạn 2, với kết quả kiểm định giá trị |Z| = 6,097 và 5,103 đối với cả hai chỉ số VN-Index và HNX-Index đều > Z0,025 (1,96); các giá trị Sig. đều bằng 0 và nhỏ hơn 0,05, ta bác bỏ giả thiết H0 ở mức ý nghĩa 5%. Trong giai đoạn này, tỷ suất sinh lợi không theo “bước đi ngẫu nhiên” và nhà đầu tư có thể dự đốn được diễn biến thay đổi của giá cả để tìm kiếm lợi nhuận vượt trội.
Tương tự như giai đoạn 1, theo kết quả kiểm định trong giai đoạn 3, giả thiết H0 được chấp nhận ở mức ý nghĩa 5% đối với chuỗi tỷ suất sinh lợi HNX-Index vì giá trị |Z| = 1,265 < Z0,025 (1,96) và Sig. = 0,206 > 0,05. Trong khi đó, với |Z| = 2,912 > Z0,025 (1,96) và Sig. = 0 < 0,05, giả thiết H0 bị bác bỏ đối với chuỗi tỷ suất sinh lợi VN-Index. Như vậy, trong giai đoạn 3 chỉ số VN-Index khơng có tỷ suất sinh lợi phân bố ngẫu nhiên và cũng có nghĩa là SGDCK TP.HCM không đạt hiệu quả dạng yếu. Ngược lại, SGDCK Hà Nội lại có biểu hiện hiệu quả dạng yếu và các nhà đầu tư khi giao dịch tại đây khó có thể thu được lợi nhuận vượt trội.