Hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật quản lý TTCK Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm định giả thuyết thị trường hiệu quả tại việt nam (Trang 70 - 72)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

5.2 Một số giải pháp đề xuất làm tăng tính hiệu quả của thị trường

5.2.4 Hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật quản lý TTCK Việt Nam

Việc xây dựng một hệ thống pháp lý hồn thiện cho TTCK Việt Nam ln đóng vai trị rất quan trọng trong việc xây dựng thị trường. Mặc dù đã có nhiều quy

định, thơng tư mới được đưa ra trong những năm gần đây nhưng nhìn chung bộ khung pháp lý vẫn còn cần được quan tâm hơn nữa. TTCK chỉ có thể phát triển tốt nếu Chính phủ ban hành được một ăn bản pháp lý đầy đủ, đồng bộ, có tính tiên liệu và hiệu lực pháp lý cao,… ổn định trong thời gian dài. “Theo IOSCO (Tổ chức các Ủy ban Chứng khốn quốc tế) thì mục tiêu điều chỉnh pháp luật đối với TTCK là: “bảo vệ nhà đầu tư; bảo đảm thị trường công bằng, hiệu quả và minh bạch; giảm thiểu rủi ro hệ thống”. Vì vậy, một hệ thống pháp luật ổn định đáp ứng những chỉ tiêu dưới đây mới có thể bảo đảm cho sự phát triển bền vững của TTCK” (Lê Thị Thu Thủy, 2013, trang 1).

Pháp luật chứng khoán phải đồng bộ với toàn bộ hệ thống pháp luật của Việt Nam, tương thích với chuẩn mực quốc tế và tiếp thu những nhân tố hợp lý của pháp luật nước ngồi. “Hiện nay đang có sự mâu thuẫn giữa các quy định của Luật Doanh nghiệp với các quy định của pháp luật chứng khốn. Ví dụ, theo quy định của Điều 96, Điều 115 của Luật Doanh nghiệp năm 2005, Đại hội đồng cổ đơng có thẩm quyền bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm sốt. Tuy nhiên, Điều 11 Thơng tư số 121/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 26/7/2012 quy định về quản trị công ty của công ty đại chúng lại quy định, Hội đồng quản trị có quyền bổ nhiệm một người làm thành viên Hội đồng quản trị tạm thời. Vì vậy, cần nghiên cứu hồn thiện hệ thống pháp luật theo hướng bảo đảm tính đồng bộ, không mâu thuẫn, chồng chéo. Ngày nay, pháp luật chứng khoán của các nước khá gần gũi với nhau. Đặc biệt, ISOCO đã đưa ra nhiều hướng dẫn liên quan đến các khía cạnh khác nhau của chứng khốn và TTCK, như các mục tiêu và nguyên tắc quản lý TTCK, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của tổ chức định mức tín nhiệm, nguyên tắc điều chỉnh công cụ phái sinh... Các nguyên tắc và hướng dẫn này được nhiều nước trên thế giới vận dụng và cụ thể hóa trong pháp luật của họ. Do vậy, để TTCK Việt Nam có thể gia nhập TTCK khu vực và thế giới thuận lợi, thì pháp luật chứng khốn Việt Nam khơng nên quá xa lạ với các hướng dẫn của ISOCO và pháp luật của các nước” (Lê Thị Thu Thủy, 2013, trang 2).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm định giả thuyết thị trường hiệu quả tại việt nam (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)