Cơ cấu hệ thống trả công trong các tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại cục hải quan TP hồ chí minh đến năm 2020 (Trang 29 - 34)

Tóm tắt chương 1

Quản trị nguồn nhân lực là một trong những chức năng cơ bản của quá trình hoạt động quản trị. Hoạt động quản trị nguồn nhân lực rất đa dạng, phong phú bao gồm ba nhóm chức năng:

Thu hút nguồn nhân lực là nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị nguồn nhân lực, việc tuyển chọn người đúng khả năng vào làm việc là giai đoạn hết sức quan trọng. Do đó, việc tuyển dụng người có khả năng và bố trí họ vào chức vụ hoặc cơng việc thích hợp với họ là tiền đề cơ bản của sự thành công, nhà quản trị.

Đào tạo và phát triển chú trọng việc nâng cao năng lực của nhân viên, đảm bảo cho nhân viên trong doanh nghiệp có kỹ năng, trình độ lành nghề cần thiết để hồn thành tốt công việc được giao và tạo điều kiện cho nhân viên được phát triển tối đa các năng lực cá nhân.

Về duy trì nguồn nhân lực, việc đánh giá năng lực nhân viên giúp cho đơn vị có cơ sở hoạch định, tuyển chọn, phát triển nguồn nhân lực. Thơng qua việc đánh gía nhằm cung cấp các thông tin giúp nhân viên biết được mức độ thực hiện công việc, giúp họ điều chỉnh, sửa chữa các sai lầm trong q trình làm việc, kích thích động viên nhân viên thông qua những điều khoản nhằm cung cấp các thông tin làm cơ sở cho các vấn đề đào tạo, trả lương, khen thưởng, luân chuyển, thăng tiến...

Chương 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CỤC HẢI QUAN TP.HCM

2.1 Giới thiệu về Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh

2.1.1 Lịch sử hình thành

Cục Hải quan TP.HCM được thành lập vào ngày 11/07/1975 theo nghị định số 09/QĐ của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hịa miền Nam Việt Nam, với tên gọi Cục Hải quan Miền Nam, thuộc Tổng nha Ngoại thương. Ngày 13/01/1977, Bộ Ngoại thương đã ban hành quyết định số 65/BNGTH.QĐ thành lập Phân cục Hải quan TP.HCM thuộc Cục Hải quan Trung ương. Ngày 11/05/1985, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã ban hành quyết định số 387/TCHQ.TCCB đổi tên Phân cục Hải quan TP.HCM thành Hải quan TP.HCM. Ngày 01/06/1994, Tổng cục Hải quan ban hành quyết định số 91/TCHQ.TCCB đổi tên Hải quan TP.HCM thành Cục Hải quan TP.HCM.

Hiện nay, Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh là một trong 33 đơn vị Hải quan địa phương trực thuộc Tổng cục Hải quan.

Trong Kế hoạch cải cách, hiện đại hóa Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2011-2015, Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh xác định mục tiêu phấn đấu là trở thành một đơn vị đi đầu trong cải cách, hiện đại hoá của ngành Hải quan và trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh với thủ tục hải quan đơn giản, hài hòa, minh bạch, hiện đại, đạt chuẩn mực quốc tế, theo cơ chế một cửa hải quan quốc gia, dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro, trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, lực lượng chuyên sâu, chuyên nghiệp, góp phần tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, du lịch và đầu tư.

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn

Qua từng thời kỳ, chức năng nhiệm vụ chung của Cục được bổ sung điều chỉnh, hoàn thiện, cho phù hợp với quy định của pháp luật, phù hợp với tình hình nhiệm vụ, khối lượng công việc, phù hợp với sự phát triển hoạt động xuất khẩu,

xuất cảnh, nhập cảnh, phù hợp với xu thế hội nhập của đất nước với khu vực và thế giới nhưng chức năng nhiệm vụ chung của ngành Hải quan và riêng của cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu là góp phần vào xây dựng và bảo vệ tổ quốc "Vì lợi ích, chủ quyền và an ninh quốc gia".

Hiện nay, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh thực hiện theo quyết định số: 15/2003/QĐ - BTC, ngày 10 tháng 02 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quyết định số: 02/2006/QĐ-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2006 Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc sửa đổi bổ sung Quyết định số 15/2003/QĐ-BTC ngày 10/02/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính như sau:

1/ Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện các quy định của Nhà nước về Hải quan trên địa bàn hoạt động của cục Hải quan gồm:

Thực hiện thủ tục Hải quan, kiểm tra, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển cửa khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo quy định của pháp luật.

Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ cần thiết để chủ động phịng, chống bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong phạm vi địa bàn hoạt động. Phối hợp thực hiện nhiệm vụ phịng, chống bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới ngồi phạm vi địa bàn hoạt động của cục Hải quan theo quy định của pháp luật và Tổng cục Hải quan.

Thực hiện Pháp luật về thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; đảm bảo thu đúng, thu đủ và nộp kịp thời vào ngân sách Nhà nước.

Thực hiện kiểm tra sau thông quan theo quy định của pháp luật.

Thực hiện thống kê Nhà nước về Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thuộc phạm vi quản lý của cục Hải quan theo quy định của Tổng cục.

2/ Thanh tra, kiểm tra các đơn vị thuộc cục Hải quan trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về Hải quan theo quy chế hoạt động của Thanh tra Hải quan.

3/ Xử lý vi phạm hành chính hoặc khởi tố đối với các vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo quy định của pháp luật.

4/ Kiến nghị với Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung các quy định của Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; các quy định của Tổng cục Hải quan về chuyên môn, nghiệp vụ và xây dựng lực lượng; kịp thời báo cáo với tổng cục Tổng cục trưởng những vướng mắc phát sinh, những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của cục Hải quan.

5/ Tổ chức nghiên cứu, tiếp nhận, và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và phương pháp quản lý Hải quan hiện đại vào các hoạt động của cục Hải quan.

6/ Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước, tổ chức hữu quan, đơn vị trên địa bàn để thực hiện nhiệm vụ được giao.

7/ Tổ chức tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về Hải quan trên địa bàn.

8/ Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế về Hải quan theo phân cấp hoặc ủy quyền của Tổng cục trưởng, Bộ trưởng Bộ Tài chính.

9/ Tổng kết, thống kê, đánh giá tổng hợp tình hình và kết quả các mặt cơng tác của cục Hải quan; thực hiện báo cáo theo quy định của Tổng cục Hải quan.

10/ Được ký các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, giải thích các vấn đề thuộc phạm vi quản lý của cục Hải quan theo quy định của Tổng cục trưởng.

11/ Đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức của cục Hải quan theo quy định của Nhà nước và theo phân cấp quản lý của cán bộ

12/ Quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, phương tiện, trang bị kỹ thuật và kinh phí hoạt động của cục Hải quan theo đúng quy định của nhà nước.

13/ Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao

Nhiệm vụ, quyền hạn bổ sung theo quyết định số 02/2006/QĐ-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2006 Bộ trưởng Bộ Tài chính:

- Trình Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan chương trình, kế hoạch, phương án thu thập xử lý thông tin nghiệp vụ trên địa bàn quản lý;

- Chủ trì hoặc phối hợp tổ chức thực hiện nhiệm vụ thu thập, xử lý thông tin, tài liệu từ nguồn: cơng khai, bí mật, trong và ngồi ngành Hải quan theo kế hoạch được duyệt;

- Tổng hợp, phân tích, đánh giá và xử lý thông tin đã thu thập và bổ sung vào hệ thống thông tin của Tổng cục Hải quan;

- Chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện công tác thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan theo quy định”.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại cục hải quan TP hồ chí minh đến năm 2020 (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)