Quy trình cho vay DAĐT tại NHCT–CN TP.HCM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 45)

2.2. Thực trạng hoạt động cho vay DAĐT tại NHCT–CN TP.HCM

2.2.1.1. Quy trình cho vay DAĐT tại NHCT–CN TP.HCM

Bước 1: Hướng dẫn, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ vay vốn từ khách hàng:

 

+ Hồ sơ pháp lý + Hồ sơ khoản vay + Hồ sơ DAĐT

+ Hồ sơ bảo đảm tiền vay

− Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn: kiểm tra tính xác thực, đầy đủ, hợp pháp và hợp lệ của hồ sơ do khách hàng cung cấp.

Bước 2: Thẩm định khách hàng vay vốn, DAĐT và biện pháp bảo đảm tiền vay

− Căn cứ các tài liệu do khách hàng cung cấp, thơng tin thu thập được trong q trình phỏng vấn, kiểm tra thực tế tại nơi sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn và các thông tin từ các nguồn khác (CIC, cơ quan quản lý doanh nghiệp, thơng tin từ Phịng quản lý chi nhánh,…), cán bộ thẩm định sẽ tiến hành thẩm định khách hàng, thẩm định DAĐT, thẩm định biện pháp bảo đảm tiền vay và xác định mức lãi suất cho vay.

− Sau đó cán bộ thẩm định sẽ lập tờ trình trong đó ghi rõ ý kiến đề xuất cho

vay/không cho vay, các điều kiện kèm theo (nếu có), ký và trình lãnh đạo phịng.

Bước 3: Thẩm định rủi ro tín dụng độc lập: cán bộ quản lý rủi ro sẽ nghiên cứu hồ

sơ, tiến hành thẩm định rủi ro tín dụng, phát hiện các dấu hiệu rủi ro, đánh giá mức

độ rủi ro và đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro đối với khoản vay và DAĐT của

khách hàng.

Bước 4: Xét duyệt khoản vay

− Trường hợp số tiền cho vay của DAĐT nằm trong mức phán quyết của Chi nhánh thì sẽ do Ban Giám đốc Chi nhánh hoặc Hội đồng tín dụng Cơ sở phê duyệt. − Trường hợp vượt mức phán quyết của Chi nhánh thì sẽ trình Trụ sở chính xem xét phê duyệt cho vay.

Bước 5: Thơng báo cho khách hàng: tùy từng trường hợp, dựa trên quyết định của

Ban Giám đốc Chi nhánh hoặc Hội đồng tín dụng cơ sở hoặc của Trụ sở chính, cán bộ tín dụng sẽ tiến hành soạn thảo văn bản thơng báo cho khách hàng biết về việc có được ngân hàng đồng ý tài trợ vốn hay không và các điều kiện kèm theo.

Bước 6: Soạn thảo hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm, ký kết hợp đồng, làm

thủ tục giao nhận TSBĐ và giấy tờ TSBĐ

− Khi khoản vay đã được quyết định cho vay, trên cơ sở nội dung và các điều kiện tín dụng đã được duyệt và thống nhất với khách hàng, cán bộ tín dụng thoả thuận

 

tiến hành soạn thảo, hoàn thiện hợp đồng, các giấy tờ liên quan; sau đó sẽ trình cho người có thẩm quyền để thực hiện ký kết hợp đồng.

− Thực hiện công chứng, chứng thực đăng ký giao dịch bảo đảm đối với hợp đồng bảo đảm, thực hiện các thủ tục giao nhận TSBĐ, giấy tờ của TSBĐ và gửi các giấy tờ liên quan đến cơ quan bảo hiểm (nếu có).

Bước 7: Giải ngân: căn cứ vào hợp đồng tín dụng đã ký kết, các hồ sơ, hoá đơn,

chứng từ do khách hàng cung cấp để tiến hành giải ngân cho khách hàng.

Bước 8: Kiểm tra, giám sát vốn vay

Bước 9: Thu nợ gốc, lãi, phí và xử lý các phát sinh

− Theo dõi trả nợ gốc, lãi, phí: cán bộ tín dụng theo dõi việc thu nợ theo từng hợp

đồng tín dụng đã ký cho từng dự án. 07 ngày làm việc trước khi đến hạn trả nợ, cán

bộ tín dụng thơng báo cho khách hàng khoản vay đến hạn bao gồm nợ gốc, nợ lãi và phí.

− Thu nợ: Đến hạn trả nợ, căn cứ thoả thuận trong hợp đồng tín dụng, Phịng (bộ phận) kế tốn thực hiện thu nợ theo quy trình và phương pháp hạch toán kế toán cho vay.

− Xử lý các phát sinh:

+ Đối với các vấn đề phát sinh làm ảnh hưởng đến kết quả thẩm định ban đầu

của dự án (như điều chỉnh tăng số tiền cho vay, thay đổi cơ cấu nguồn vốn, danh mục đầu tư của dự án,…): xem xét khả năng ảnh hưởng của các vấn đề

phát sinh tới kết quả thẩm định ban đầu của dự án, từ đó sẽ có biện pháp xử lý phù hợp.

+ Đối với các vấn đề phát sinh không làm ảnh hưởng đến kết quả thẩm định

ban đầu của dự án (như trả nợ trước hạn,…): soạn thảo phụ lục hợp đồng,

văn bản sửa đổi bổ sung hợp đồng.

Bước 11: Thanh lý hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm, giải chấp tài sản Bước 12: Luân chuyển, kiểm soát, lưu trữ hồ sơ

2.2.1.2. Trách nhiệm của các cán bộ liên quan đến nghiệp vụ cho vay DAĐT

™ Cán bộ thẩm định:

− Thẩm định DAĐT theo sự phân cơng của Trưởng phịng và Ban Giám đốc đúng theo quy định.

− Chịu trách nhiệm về nội dung thẩm định khoản vay, nội dung báo cáo, các ý

kiến đánh giá và đề xuất cho vay/không cho vay.

− Phối hợp với cán bộ tín dụng kiểm tra thực tế cơ sở sản xuất kinh doanh của khách hàng, địa điểm triển khai dự án, TSBĐ cho khoản vay.

 

− Phối hợp với cán bộ tín dụng để kiểm tra, đánh giá các dự án đã đi vào hoạt động theo định kỳ hoặc đột xuất.

™ Cán bộ tín dụng:

− Thẩm định lại báo cáo thẩm định dự án do Phòng Thẩm định lập và ghi ý kiến của mình vào phần thẩm định lại trong báo cáo thẩm định dự án.

− Theo dõi, thu thập, phân tích, xử lý thơng tin trong q trình khách hàng thực hiện DAĐT, quá trình dự án đi vào hoạt động.

− Kiểm tra, giám sát vốn vay theo quy trình kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng trong hệ thống NHCT.

™ Cán bộ quản lý rủi ro:

− Chịu trách nhiệm về nội dung thẩm định rủi ro tín dụng của khoản vay, nội

dung báo cáo, các ý kiến đánh giá và đề xuất tại báo cáo kết quả thẩm định rủi ro tín dụng;

− Giám sát việc hồn thiện hồ sơ tín dụng, hồ sơ tài sản bảo đảm.

™ Lãnh đạo Phòng Thẩm định

− Tổ chức quản lý, thực hiện thẩm định DAĐT theo đúng quy trình thẩm định của NHCT cũng như các quy định của pháp luật.

− Thẩm định lại toàn bộ hồ sơ vay vốn của khách hàng, xem xét thẩm định lại báo cáo thẩm định của cán bộ thẩm định, ghi rõ ý kiến và chịu trách nhiệm đối với

đề xuất của mình trên báo cáo thẩm định về việc đề nghị cho vay hay không cho

vay.

™ Lãnh đạo phòng khách hàng:

− Thẩm định lại toàn bộ hồ sơ vay vốn của khách hàng, xem xét thẩm định lại báo cáo thẩm định của Phòng thẩm định, ghi rõ ý kiến và chịu trách nhiệm đối với

đề xuất của mình trên báo cáo thẩm định về việc đề nghị cho vay hay khơng cho

vay

− Báo cáo Người có thẩm quyền quyết định cho vay, đề xuất biện pháp khắc phục kịp thời các khiếu nại của khách hàng và các vấn đề không phù hợp liên quan

đến chất lượng nghiệp vụ.

− Đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện giải ngân, kiểm tra sau khi giải ngân,

quản lý nợ vay của cán bộ tín dụng theo đúng các điều kiện cho vay đã được phê duyệt và theo đúng các quy chế tín dụng.

™ Lãnh đạo phòng quản lý rủi ro:

− Bố trí và đơn đốc cán bộ trong phịng thực hiện việc thẩm định rủi ro tín dụng

 

− Kiểm tra, rà sốt lại tồn bộ hồ sơ vay vốn, báo cáo kết quả thẩm định rủi ro của cán bộ quản lý rủi ro và ghi rõ ý kiến đề xuất của mình;

− Chịu trách nhiệm trước Người có thẩm quyền quyết định về chất lượng thẩm

định rủi ro tín dụng và các đề xuất trên báo cáo kết quả thẩm định rủi ro tín

dụng;

™ Người có thẩm quyền quyết định cho vay:

− Chỉ đạo Phòng Thẩm định, Phòng khách hàng, Phòng quản lý rủi ro tổ chức

thực hiện việc thẩm định và đề xuất cho vay tương ứng với chức năng nhiệm vụ của từng phòng;

− Quyết định các vấn đề liên quan đến việc cho vay trong phạm vi thẩm quyền và chịu trách nhiệm đối với quyết định của mình.

2.2.2. Tình hình thẩm định DAĐT

Biểu 2.8:

 

(Nguồn: Báo cáo HĐKD của NHCT - CN TP.HCM qua các năm 2005 - 2011)

Mặc dù những điều kiện vay vốn của NHCT – CN TP.HCM có phần chặt chẽ hơn các NHTM khác trên địa bàn nhưng hàng năm, NHCT – CN TP.HCM vẫn nhận được rất nhiều hồ sơ vay vốn của khách hàng gửi đến, trong đó lượng hồ sơ

vay trung dài hạn (chủ yếu là vay đầu tư dự án) luôn chiếm tỷ lệ khá cao (trung bình từ 60% - 70% trong tổng số hồ sơ đề nghị vay).

 

Tuy nhiên, số dự án được gửi đến Chi nhánh trong giai đoạn 2005 - 2011 cũng có khá nhiều biến động. Nếu như trong năm 2005, số hồ sơ đề nghị vay để thực

hiện DAĐT được gửi đến Chi nhánh chỉ là 49 hồ sơ thì đến năm 2006, con số này

đã tăng lên 65 hồ sơ và năm 2007 là 71 hồ sơ. Riêng năm 2008, do nền kinh tế gặp

nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao kéo theo giá cả vật liệu xây dựng, lãi suất…tăng theo nên đã ảnh hưởng rất nhiều đến kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp từ đó cũng làm cho số lượng hồ sơ vay vốn thực hiện dự án được gửi đến Chi nhánh bị sụt

giảm mạnh (năm 2008 chỉ có 27 DAĐT được gửi đến Chi nhánh xin tài trợ vốn). Đến năm 2009, khi tình hình kinh tế có dấu hiệu phục hồi thì số hồ sơ được gửi đến

Chi nhánh đã có sự tăng vọt trở lại, đạt 92 hồ sơ. Nhưng khi tình hình kinh tế lại bắt

đầu có những dấu hiệu khơng tốt vào những tháng cuối năm 2010 và lãi suất liên

tục tăng vào những tháng đầu năm 2011 thì số DAĐT được gửi đến Chi nhánh lại

bắt đầu sụt giảm, năm 2010 là 68 dự án và 06 tháng đầu năm 2011 là 28 dự án. Trong tổng số dự án đề nghị vay vốn được gửi đến NHCT – CN TP.HCM trong những năm qua thì tỷ lệ dự án có hiệu quả, khả thi và được Chi nhánh đồng ý tài trợ vốn chiếm tỷ lệ khá cao (với tỷ lệ bình quân qua các năm là 80%). Điều này cho thấy uy tín của Chi nhánh ngày càng được nâng cao nên chỉ các dự án thật sự có hiệu quả và các khách hàng đáp ứng đủ các điều kiện vay vốn của Chi nhánh mới

mạnh dạn gửi hồ sơ vay vốn.

2.2.3. Tình hình dư nợ cho vay DAĐT

2.2.3.1. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay DAĐT và cơ cấu dư nợ của NHCT –

CN TP.HCM giai đoạn 2005 - 2011

Tình hình kinh tế trong và ngồi nước trong những năm qua có nhiều biến động

đã làm ảnh hưởng khá nhiều đến tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng của NHCT –

CN TP.HCM nói chung và tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay DAĐT nói riêng. Giai

đoạn 2005 – 2007, dư nợ cho vay DAĐT của NHCT – CN TP.HCM liên tục có sự

tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước với tốc độ tăng bình quân là 12,1%. Tuy nhiên, đến năm 2008, tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, lạm phát tăng cao,

nhiều DAĐT không thể triển khai và một số DAĐT phải kéo dài tiến độ đã làm cho dư nợ cho vay DAĐT của NHCT – CN TP.HCM sụt giảm (giảm 2% so với năm 2007). Tuy nhiên bước sang năm 2009, những chính sách kích cầu của Chính phủ cùng với những tín hiệu phục hồi nền kinh tế đã giúp cho các DAĐT chậm tiến độ hoặc chưa triển khai bắt đầu được thực hiện trở lại, từ đó làm cho dư nợ cho vay

 

DAĐT tại NHCT – CN TP.HCM có sự tăng trưởng trở lại và đến thời điểm

30/06/2011, dư nợ cho vay DAĐT của Chi nhánh đạt 3.908 tỷ đồng (tăng 15% so với thời điểm cuối năm 2010).

Biểu 2.9:

 

(Nguồn: Báo cáo HĐKD của NHCT - CN TP.HCM qua các năm 2005 - 2011)

Bên cạnh đó, thơng qua việc tài trợ vốn cho các dự án ngay từ đầu đã giúp cho NHCT – CN TP.HCM tiếp tục tài trợ vốn ngắn hạn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó tạo điều kiện cho Chi nhánh tăng trưởng dư nợ một cách vững chắc, an toàn và tiến tới thiết lập quan hệ toàn diện với khách hàng. Điều này đã giúp cho cơ cấu dư nợ cho vay của NHCT – CN TP.HCM có sự

ổn định, tỷ trọng dư nợ cho vay DAĐT trên tổng dư nợ cho vay qua các năm ở mức

 

Biểu 2.10:

 

(Nguồn: Báo cáo HĐKD của NHCT - CN TP.HCM qua các năm 2005 - 2011)

2.2.3.2. Phân loại dư nợ cho vay DAĐT theo thành phần kinh tế

Biểu 2.11:

 

 

Đến thời điểm 30/06/2011, trong tổng dư nợ cho vay DAĐT tại NHCT - CN

TP.HCM thì đa số là dư nợ cho vay DAĐT đối với các công ty cổ phần (3162 tỷ

đồng chiếm tỷ lệ 80,9%), cịn đối với cơng ty TNHH và cơng ty liên doanh thì tỷ lệ

này lần lượt là 13,2% và 3,4%. Tuy nhiên, hiện nay bên cạnh sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM trên địa bàn thì việc đẩy mạnh cho vay các doanh nghiệp ngồi

quốc doanh vẫn cịn gặp khá nhiều khó khăn do quy mô hoạt động của các doanh

nghiệp này đa phần đều khá nhỏ bé (chỉ ngoại trừ một số ít các doanh nghiệp, tập

đồn lớn), vốn lại thấp và thêm vào đó là khơng có tài sản để bảo đảm cho khoản

vay.

Riêng đối với các doanh nghiệp nhà nước, nếu như trước đây tỷ lệ dư nợ cho

vay DAĐT trên tổng dư nợ cho vay DAĐT luôn ở mức khá cao (nhất là trong giai

đoạn 2000 – 2004 tỷ lệ này ở mức trên 60%) thì đến thời điểm 30/06/2011, dư nợ

cho vay DAĐT chỉ còn chiếm tỷ lệ rất thấp (2,5% trên tổng dư nợ cho vay DAĐT của Chi nhánh) với 8 dự án trong đó chủ yếu là lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng và

giao thơng.

Qua đó cho thấy, NHCT–CN TP.HCM đã thực hiện đúng định hướng đầu tư tín dụng mà trụ sở chính đã đề ra là giảm dần dư nợ cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nước, đẩy mạnh tài trợ vốn đối với khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

2.2.3.3. Phân loại dư nợ cho vay DAĐT theo ngành nghề, lĩnh vực

Biểu 2.12:

 

 

Tính đến thời điểm 30/06/2011 thì số lượng DAĐT cịn dư nợ tại NHCT – CN TP.HCM là 145 dự án trong đó tập trung chủ yếu vào một số ngành như: ngành đầu tư cơ sở hạ tầng - bất động sản, ngành xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng,

ngành giáo dục – y tế, ngành công nghiệp nặng,..

Với tỷ trọng 27,6% trên tổng dư nợ cho vay DAĐT của Chi nhánh thì đến thời

điểm 30/06/2011, lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng – bất động sản là lĩnh vực chiếm tỷ

trọng cao nhất trong số các ngành nghề, lĩnh vực đầu tư của Chi nhánh. Tuy nhiên

nếu xét trên tổng dư nợ tín dụng thì tỷ lệ này chỉ là 9,2%, thấp hơn so với dư nợ bình quân trên địa bàn TP.HCM (khoảng 13,9% tổng dư nợ cho vay trên địa bàn). Bên cạnh đó, dư nợ cho vay đối với lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng - bất động sản

của Chi nhánh thường tập trung vào các dự án nằm tại trung tâm TP.HCM và các quận đang phát triển mạnh về đơ thị hóa như Quận 7 (Cơng ty LD Phú Mỹ Hưng), Quận 2, Quận Tân Bình và các tỉnh lân cận như Tỉnh Long An (Công ty CP Đầu tư Tân Tạo), Bình Dương (Cơng ty XNK Bình Dương), và những khách hàng đang vay vốn để đầu tư các dự án thuộc lĩnh vực này đa phần đều là những Công ty đầu tư chuyên nghiệp và có kinh nghiệm lâu năm về đầu tư, quản lý và khai thác dự án. Do đó, xét về lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng - bất động sản tại NHCT - CN TP.HCM là an toàn, hiệu quả và đảm bảo khả năng trả nợ của dự án.

Ngành xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng cũng chiếm tỷ trọng khá cao trong dư nợ cho vay DAĐT của Chi nhánh (26,4%) trong đó chủ yếu tập trung vào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)