Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 86 - 89)

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay DAĐT tại NHCT–CN TP.HCM

3.2.2.2. Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án

™ Sử dụng tỷ suất chiết khấu hợp lý khi thẩm định các chỉ tiêu tài chính dự án

Khi nghiên cứu các chỉ tiêu thẩm định tài chính dự án chúng ta thấy rằng các chỉ tiêu như NPV, IRR, B/C, DPP đều có chung một nhược điểm là phụ thuộc vào tỷ suất chiết khấu. Việc sử dụng tỷ suất chiết khấu khơng hợp lý có thể làm thay đổi hiện giá dòng tiền từ âm sang dương hay ngược lại và do đó đảo ngược việc ra

quyết định. Vì vậy vấn đề đặt ra là phải xác định và xây dựng nguyên tắc thống

nhất tỷ suất chiết khấu như thế nào cho phù hợp với các loại dự án khác nhau để kết quả thẩm định tài chính dự án đạt được độ tin cậy cao phù hợp với từng quan điểm thẩm định và phản ánh được chi phí của các nguồn vốn sử dụng trong dự án.

Đứng trên quan điểm tổng đầu tư thì tỷ suất chiết khấu áp dụng phải phản ánh

 

án. Sử dụng WACC làm tỷ suất chiết khấu để tính NPV có ưu điểm là có thể đánh giá hiệu quả đầu tư thơng qua chi phí sử dụng vốn hiện tại của cơng ty. WACC có

độ tin cậy cao hơn một số thông số khác trong việc chiết khấu dòng tiền đầu tư do

phương pháp tính nó được xây dựng trên những giá trị bình qn của cơng ty và quan điểm thị trường.

Tuy nhiên, hiện nay ở nước, nền kinh tế thị trường vẫn đang trong giai đoạn

chuyển mình và chưa ổn định, vẫn còn chịu nhiều ảnh hưởng từ những biến động

của nền kinh tế thế giới, vì vậy rất khó để có những thơng tin phản ảnh đầy đủ về thị trường cũng như rất khó để có thể xác định được mức độ rủi ro của từng lĩnh vực, ngành nghề, xác định mức sinh lời mong muốn của nhà đầu tư khi bỏ vốn vào dự án từ đó xác định suất chiết khấu hợp lý và đáng tin cậy khi thẩm định hiệu quả DAĐT.

Do đó, để xác định suất chiết khấu hợp lý và đáng tin cậy khi thẩm định hiệu

quả DAĐT, cán bộ thẩm định cần chú ý một số nội dung sau:

+ Tùy theo dự đoán viễn cảnh của nền kinh tế và mức độ lạm phát, nếu dự đoán mức độ lạm phát tăng thì nên tăng tỷ suất chiết khấu và ngược lại.

+ Tham khảo thêm tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp để tính tốn mức sinh lời mong muốn của các nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, trong từng thời kỳ (có thể định kỳ 3 tháng/lần), Chi nhánh nên cử một số cán bộ có kinh nghiệm, trình độ, có khả năng nghiên cứu, phân tích (có thể

để bộ phận nghiên cứu, phân tích và dự báo về sự phát triển của các ngành kinh tế

thực hiện) xác định mức độ rủi ro từ đó tính tốn được mức sinh lời mong muốn

của các nhà đầu tư đối với từng lĩnh vực, ngành nghề nhất là đối với các lĩnh vực, ngành nghề đang chiếm tỷ trọng cho vay cao trên tổng dư nợ của Chi nhánh. Với

kết quả tính tốn này sẽ giúp cho cán bộ thẩm định hạn chế được sai sót trong việc xác định suất chiết khấu và đánh giá chính xác hiệu quả của dự án.

™ Cần quan tâm đến yếu tố lạm phát và tỷ giá khi thẩm định hiệu quả tài chính dự án

Lạm phát và tỷ giá hối đoái là hai yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả tài chính dự án, đặc biệt là đối với các dự án có hàng hóa ngoại thương trong thời kỳ có biến động mạnh về lạm phát và tỷ giá. Sự tác động của hai biến rủi ro này có thể tác động làm dòng ngân lưu của dự án từ dương sang âm và ngược lại.

 

Do đó để đảm bảo dòng ngân lưu của dự án phản ánh tác động của lạm phát, tỷ giá đến các giá trị thực của dự án, khi xây dựng DAĐT cũng như q trình thẩm

định tài chính cần thiết phải tiến hành điều chỉnh phân tích dự án theo lạm phát, tỷ

giá. Tuy nhiên trong q trình phân tích, cần phải nhất quán trong việc đưa yếu tố lạm phát, tỷ giá vào các dịng thu chi có chịu ảnh hưởng của lạm phát, tỷ giá để

đảm bảo tính khách quan, khơng bỏ sót nhằm tránh bóp méo kết quả dịng ngân

lưu.

™ Thẩm định chính xác vốn tự có của khách hàng tham gia vào dự án

Trong cho vay DAĐT, vốn tự có của khách hàng tham gia vào dự án được đánh giá là rất quan trọng. Vốn tự có của khách hàng thường được yêu cầu tham gia

trước vào dự án, một số trường hợp có thể cho phép khách hàng tham gia vốn song song theo tiến độ giải ngân.

Khi nguồn vốn của khách hàng được thẩm định đầy đủ và đảm bảo thì sẽ khơng có trường hợp thiếu vốn trong quá trình triển khai dự án từ đó ảnh hưởng đến khả

năng trả nợ vay cho ngân hàng. Ngược lại nếu không thẩm định kỹ nguồn vốn tự có của khách hàng thì khi đang triển khai thực hiện dự án, khách hàng khơng cịn khả năng góp tiếp vào dự án điều này đồng nghĩa với việc ngân hàng cũng không thể tiến hành giải ngân tiếp được (do không đáp ứng được tỷ lệ giữa vốn tự có/vốn vay theo cam kết đã quy định trong hợp đồng tín dụng) từ đó khơng chỉ làm cho dự án

không thể tiếp tục được thực hiện, mà còn làm phát sinh thêm một số chi phí khác

dẫn đến làm tăng tổng vốn đầu tư của dự án, giảm hiệu quả của dự án so với kế

hoạch ban đầu đã đề ra.

Do đó để hạn chế rủi ro này đòi hỏi cán bộ thẩm định phải thẩm định kỹ khả

năng và tính khả thi của nguồn vốn góp trước khi quyết định tài trợ vốn đồng thời

phải yêu cầu khách hàng cam kết tham gia góp vốn theo tiến độ.

™ Chú trọng đến việc phân tích độ nhạy của dự án

Do thời gian hoạt động, vận hành của dự án và thời gian vay vốn thường khá dài nên các cơ sở tính tốn hiệu quả tài chính của dự án đều có khả năng thay đổi. Để khắc phục vấn đề này, các ngân hàng thường sử dụng phương pháp phân tích độ

nhạy. Phương pháp phân tích độ nhạy được dùng để kiểm tra tính vững chắc về

hiệu quả tài chính của dự án, nó xem xét đến sự thay đổi cuả các chỉ tiêu tài chính của dự án khi các yếu tố liên quan thay đổi và mức độ nhạy cảm của dự án đối với sự biến động của các yếu tố liên quan đó. Tuy nhiên, hiện nay việc phân tích độ

 

thức, điều này đã làm mất đi tác dụng của việc phân tích độ nhạy từ đó dẫn đến

việc đánh giá chưa thật chính xác mức độ rủi ro của dự án khi có các biến động xảy ra.

Để phát huy tối đa công dụng của việc phân tích độ nhạy trong việc đánh giá

hiệu quả, tính khả thi của DAĐT, địi hỏi cán bộ thẩm định trước tiên phải nhận

thức được tầm quan trọng của việc phân tích độ nhạy trong việc đưa ra các đề xuất về việc cho vay/không cho vay đồng thời tập trung phân tích các nội dung sau:

+ Phân tích ảnh hưởng của từng yếu tố liên quan đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án (thay đổi về tổng vốn đầu tư, công suất hoạt động, giá mua nguyên vật liệu, giá bán, nhu cầu thị trường,…) nhằm tìm ra các yếu tố gây nên sự nhạy cảm lớn hay nói cách khác là ảnh hưởng lớn đến hiệu quả tài chính của dự án.

+ Tuy nhiên, trên thực tế khơng thể chỉ có một yếu tố biến động cịn các yếu tố khác thì giữ ngun khơng thay đổi mà ln ln có sự thay đổi của nhiều yếu tố. Do đó, để đánh giá chính xác hiệu quả của dự án cần tiến hành phân tích ảnh hưởng

đồng thời nhiều yếu tố như giữa tổng vốn đầu tư và công suất hoạt động, tổng vốn đầu tư và giá bán, giá mua nguyên vật liệu và giá bán…

Hiện nay trên thế giới còn một phương pháp khác để đánh giá các biến động

trên là phương pháp phân tích kịch bản hay cịn gọi là phương pháp phân tích mơ phỏng. Phương pháp này cho phép kết hợp nghiên cứu độ nhạy của các chỉ tiêu

tổng hợp (NPV, IRR) với phân tích xác suất độ lệch của chúng. Phương pháp này tuy có độ chính xác cao nhưng cần có cơ sở dữ liệu phong phú để xác định được xác suất xảy ra và có phương tiện kỹ thuật hiện đại để tính tốn, do đó đến nay

phương pháp này vẫn chưa được áp dụng rộng rãi ở nước ta. Trong tương lai, khi trình độ kỹ thuật cơng nghệ của nước ta phát triển, việc phân tích, lưu trữ thơng tin

được thực hiện thường xuyên và khoa học hơn thì phương pháp này sẽ là một công

cụ rất hữu hiệu cho ngân hàng trong việc đánh giá hiệu quả tài chính của dự án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)