nghiệm cho Việt Nam.
1.6.1 Tổ chức TTKDTM của các Ngân hàng Trung quốc
Tại Trung Quốc, xu hướng trong những năm gần đây, các phương tiện TTKDTM duy trì mức tăng trưởng nhanh và ngày càng đóng vai trị quan trọng trong việc thay thế tiền mặt. Trong năm 2009, khoảng 21.414 triệu giao dịch
với năm 2008), với tổng giá trị giao dịch đạt 715.75 nghìn tỷ Nhân dân tệ (tăng 13,07% so với năm 2008). Có được thành quả như vậy là do Trung Quốc đã làm được:
Thứ nhất là: Xây dựng hệ thống thanh toán Séc dựa trên cơng nghệ truyền hình ảnh. Cơng nghệ này cho phép chuyển các tờ séc vật chất thành các thơng tin hình ảnh của nó, và truyền hình ảnh đó cho các ngân hàng phục vụ người ký phát để nhờ thu.
Thứ hai là: Phát triển mạnh dịch vụ Ngân hàng điện tử.
Hoạt động thanh toán qua Internet phát triển rất nhanh và tăng đột biến về khối lượng giao dich. Cụ thể trong năm 2009, khối lượng giao dịch và giá trị thanh toán qua Internet, thanh toán qua điện thoại cố định và di động đạt 5.567 triệu giao dịch với tổng giá trị là 357,45 nghìn tỷ Nhân dân tệ với mức tăng tương ứng 91.21% và 33.16% so với năm 2008. Việc xử lý thanh toán qua Internet tại Trung Quốc sẽ hiệu quả hơn sau khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc xây dựng xong hệ thống thanh toán bù trừ và thanh toán Internet Banking liên ngân hàng.
Thứ ba là: Phát triển nhanh và mạnh thẻ Ngân hàng.
Cụ thể, tính đến tháng 10/2010, tổng số lượng thẻ ngân hàng được phát hành đạt tới 2,3 tỷ thẻ, trong đó thẻ ghi nợ là 1,88 tỷ thẻ chiếm 91%, thẻ tín dụng là 186 triệu thẻ. Đến cuối năm 2009, đã có tổng số 261 tổ chức phát hành thẻ tham gia vào mạng lưới thanh toán bù trừ liên ngân hàng, trong đó có 218 tổ chức trong nước và 43 tổ chức nước ngồi.
lớn, Thẻ cơng vụ là thẻ tín dụng có hạn mức theo lương, phục vụ cán bộ công chức chi cho hoạt động công vụ khi đi cơng tác địa phương, nước ngồi.
Thứ tư là: Có sự tham gia của chính quyền trong việc giám sát hệ thống TTKDTM.
Tháng 6/2009, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã phối hợp với Bộ Công an thành lập một văn phòng phòng chống tội phạm thẻ. Sau khi thành lập, văn phòng này lập tức khởi động cơ chế giám sát và kết hợp các biện pháp quản lý an ninh thẻ, ngăn chặn và trừng trị tội phạm thẻ, đảm bảo các biện pháp trừng trị được kết hợp hiệu quả, tổng thể. Bên cạnh đó, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cịn phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao cùng ban hành hướng dẫn về một số vấn đề liên quan tới những điều luật áp dụng các trường hợp phạm pháp trong lĩnh vực quản lý thẻ tín dụng.
1.6.2 Tổ chức TTKDTM của các Ngân hàng Đức.
Trước chiến tranh Thế giới thứ II, thanh toán tiền giấy và tiền kim loại là dạng truyền thống. Sau khi kết thúc chiến tranh Thế giới thứ II, đặc biệt là từ khi thống nhất nước Đức, kinh tế của họ được phục hồi và phát triển nhanh, đạt được những tiền đề quan trọng về thu nhập bình quân đầu người, về luật pháp, về công nghệ và mật độ ngân hàng. Vì vậy, việc cải tạo tập quán dùng tiền mặt trong thanh toán của dân cư thực hiện tương đối dễ dàng, nhanh chóng bằng nhiều biện pháp:
Trong một ngày đã đồng loạt chuyển toàn bộ việc trả lương của các doanh nghiệp, cơ quan vào tài khoản cá nhân do ngành Ngân hàng đảm nhiệm. Đây là biện pháp hành chính, manh tính bắt buộc đối với mọi người dân phải có nghĩa vụ thực hiện nhiệm vụ chung của đất nước.
Luật Séc được xây dựng trên cơ sở Công ước Thế giới về Séc ban hành năm 1933. Séc là một trong những phương thức TTKDTM được khách hàng sử dụng phổ biến nhất so với các phương tiện khác, bởi nó có những ưu điểm, lợi thế riêng và được thực hiện theo luật.
Thành lập Trung tâm xử lý và thanh toán séc. Mỗi trung tâm được tổ chức thành hai bộ phận, một bộ phận xử lý séc trong hệ thống, một bộ phận xử lý séc ngoài hệ thống và khác địa phương. Quy trình tiếp nhận, xử lý và luân chuyển séc rất khoa học, chặt chẽ, thực hiện trên mạng máy tính thơng qua việc truyền, nhận các bản chụp tờ séc giữa các ngân hàng liên quan với độ bảo mật cao. Hiện nay Hiệp hội Ngân hàng đã tổ chức thanh tốn séc bằng điện tử, rất nhanh chóng, chính xác.
1.6.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trong quá trình sử dụng và phát triển các phương thức TTKDTM cũng như việc tổ chức hệ thống thanh toán, tựu chung lại là họ đều sử dụng công nghệ mới – CNTT để phát triển.
Thứ nhất là: Cần xây dựng cơ chế chính sách về TTKDTM phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội và CNTT. Ngân hàng Nhà nước đóng vai trị quyết định trong việc ban hành cơ chế chính sách, tạo hành lang pháp lý, mơi trường thuận lợi, thơng thống cho q trình sử dụng, phát triển các phương tiện TTKDTM
Thứ hai là: Xây dựng hệ thống TTKDTM hiện đại dựa trên nền tảng CNTT.
Hệ thống TTKDTM hiện đại gồm trung tâm xử lý quốc gia và các trung tâm xử lý khu vực. Các trung tâm này được trang bị máy móc hiện đại và đồng
bộ, được quản lý và vận hành bởi đội ngũ cán bộ chun nghiệp, có trình độ cao, có thể xử lý mọi tình huống, đảm bảo cho hệ thống thanh tốn hoạt động thơng suốt, không bị ách tắc.
Thứ ba là phát triển mạnh về thẻ.
- Tích cực đầu tư cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, lắp đặt hệ thống máy ATM, máy POS trên toàn quốc.
- Vận hành trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất, đảm bảo thẻ của các NHTM đều sử dụng được ở tất cả các máy ATM.
- Tích cực tuyên truyền lợi ích của thẻ tới mọi tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận để thẻ được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống.
- Đa dạng hóa các loại thẻ cho phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Thứ tư là: Nhà nước cần tham gia góp phần đảm bảo việc thực hiện TTKDTM .
Muốn thanh tốn khơng dùng tiền mặt phát triển, cần sự hỗ trợ của NHNN, chính phủ, các ban ngành có liên quan. Cụ thể Bộ cơng an hỗ trợ ngành Ngân hàng trong việc xử lý các trường hợp gian lận về thẻ, ăn cắp thẻ.
Kết luận chƣơng 1
Chương 1 đã trình bày lý thuyết tổng quan về TTKDTM nhằm làm cơ sở lý luận, phục vụ cho việc phân tích đánh giá thực trạng hoạt động TTKDTM của Ngân hàng TMCP Công thương Chi nhánh 11 ở chương tiếp theo.
Các phương thức TTKDTM được trình bày ở chương 1 là các phương thức chính được đưa ra nhằm phân tích, đánh giá mức độ vận dụng và phổ biến ở Ngân hàng TMCP Công thương Chi nhánh 11.
Qua nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác TTKDTM và kinh nghiệm của một số nước trong việc tổ chức hệ thống thanh toán làm cho chúng ta có định hướng nhằm mở rộng TTKDTM trong thời gian tới để thúc đẩy TTKDTM phát triển hơn nữa.
CHƢƠNG 2:
THỰC TRẠNG THANH TỐN KHƠNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH 11
2.1 Giới thiệu về Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 11.
2.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh 11 Công Thƣơng Việt Nam – Chi nhánh 11
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập vào năm 1988 sau khi tách ra từ NHNN Việt Nam. Cho đến nay, VietinBank là một trong những NHTM lớn nhất, giữ vai trò quan trọng và trụ cột trong ngành Ngân hàng Việt Nam. Đến thời điểm 31/12/2011 vốn điều lệ của VietinBank là 20.230 tỷ đồng. Mạng lưới gồm 1 Sở Giao Dịch, 149 chi nhánh với 1.123 đơn vị mạng lưới tại tất cả các tỉnh, thành phố trong nước, 1 chi nhánh tại Đức, 1 chi nhánh tại Lào.
VietinBank là đồng sáng lập và là cổ đơng chính trong ngân hàng INDOVINA và Cơng ty chuyển mạch tài chính quốc gia Việt Nam (Banknet). VietinBank có quan hệ đại lý với trên 850 ngân hàng lớn trên toàn thế giới. Là thành viên của Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội ngân hàng Châu Á, hiệp hội tài chính viễn thơng liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), tổ chức phát hành và thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế.
Các sản phẩm dịch vụ tài chính của VietinBank: Các dịch vụ ngân hàng bán bn và bán lẻ trong và ngồi nước, dịch vụ cho vay đầu tư, dịch vụ huy động tiền gửi, dịch vụ tài trợ thương mại, dịch vụ bảo lãnh và tái bảo lãnh, dịch vụ chiết khấu và tái chiết khấu, dịch vụ tư vấn tài chính tiền tệ, dịch vụ kinh doanh
ngoại hối, dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ phát hành và thanh tốn thẻ tín dụng trong nước và quốc tế, thẻ ghi nợ, thẻ trả trước, dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ chứng khoán, dịch vụ bảo hiểm và tái bảo hiểm, dịch vụ cho thuê tài chính, hoạt động Ngân hàng đại lý và các dịch vụ khác theo điều lệ hoạt động của Ngân hàng.
VietinBank là Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000, là Ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử, không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng.
Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 11 (gọi tắt là VietinBank - CN11) ra đời ngày 08/02/1991 cùng với 69 chi nhánh Ngân hàng Cơng thương khác trên tồn quốc. VietinBank - CN11 nhiều năm liền đạt danh hiệu chi nhánh tiên tiến của VietinBank.
2.1.2 Khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam - Chi nhánh 11. Công Thƣơng Việt Nam - Chi nhánh 11.
Năm 2010, trong điều kiện kinh tế thế giới cịn nhiều khó khăn sau khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế, nền kinh tế Việt Nam đã sớm bước ra khỏi tình trạng suy giảm, từng bước phục hồi và tăng trưởng khá nhanh. GDP cả nước năm 2010 tăng 6,78%, cao hơn kế hoạch đề ra là 6,5%. Tổng kim ngạch xuất khẩu, giá trị sản xuất công nghiệp đều tăng trưởng mạnh mẽ, thu ngân sách vượt kế hoạch, đầu tư phát triển được đẩy mạnh, giải ngân vốn đầu tư phát triển đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên vẫn cịn đó những yếu tố bất lợi như thiên tai lũ lụt liên tiếp xảy ra, CPI, lạm phát tăng cao (11,75%), giá vàng tăng mạnh và cao hơn giá
quá rộng là những bất ổn vĩ mô tác động mạnh đến đời sống người dân, doanh nghiệp và cả nền kinh tế nói chung và của ngành ngân hàng nói riêng trong năm. Trong bối cảnh nhiều bất lợi cho hoạt động kinh doanh như trên, nhưng VietinBank – CN 11 vẫn tăng trưởng ổn định và đạt hiệu quả kinh doanh cao.
2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn của VietinBank – CN 11.
Bảng 2.1: Nguồn vốn huy động của VietinBank - CN 11 từ năm 2007 đến năm 2011. Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 Nguồn vốn huy động 1.150 1.260 1.329 1.521 1650 Tỉ lệ tăng trưởng 109% 105% 114% 108% Nguồn: Phòng tổng hợp VietinBank – CN 11
Tính đến cuối năm 2010, tổng nguồn vốn huy động của VietinBank đạt 339.699 tỷ đồng, tăng 54% so với năm 2009 và vượt 28% so với chỉ tiêu đặt ra của Đại hội đồng cổ đông.
Trong năm 2010 và 2011, mặc dù nguồn vốn huy động của VietinBank – CN 11 có tăng nhưng mức tốc độ tăng thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của toàn hệ thống. Năm 2010 tốc độ tăng của VietinBank là 54% thì của VietinBank – CN 11 là 14%, năm 2011 chỉ tăng 8% , và nguồn vốn huy động của VietinBank – CN 11 chỉ chiếm khoảng 0.45% nguồn vốn huy động của VietinBank.
Biểu đồ 2.1: Nguồn vốn huy động của VietinBank – CN 11 từ năm 2007 đến năm 2011. 1150 1260 13 29 1521 1650 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 T ỷ đ ồ n g 2007 2008 2009 2010 2011 Nguồn vốn huy động (Tỷ đồng)
2.1.2.2 Hoạt động tín dụng của VietinBank – CN 11.
Bảng 2.2: Dư nợ cho vay nền kinh tế của VietinBank – CN 11 từ năm2007 đến năm 2011
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 Dư nợ cho vay nền kinh tế 1.129 1.250 1.584 1.850 1.900 Tỉ lệ tăng trưởng 110% 126% 117% 102%
Nguồn: Phòng tổng hợp VietinBank – CN 11
Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của VietinBank năm 2010 đạt 234.204 tỷ đồng tăng 43,5% so với năm 2009. Với gói hỗ trợ lãi suất của Chính phủ năm 2009 và năm 2010 làm cho tốc độ tăng trưởng của VietinBank – CN 11 năm 2009 tăng vọt so với năm 2008 là 26%, năm 2010 tăng 17% so với năm 2009. Mặc dù vậy tốc độ tăng trưởng của VietinBank – CN 11 vẫn thấp hơn tốc độ
tăng trưởng của VietinBank năm 2010 là 43.5% và năm 2009 là 35.1%. Dư nợ của VietinBank – CN 11 chỉ chiếm khoảng 0.79% dư nợ của VietinBank.
Biểu đồ 2.2: Dƣ nợ cho vay của VietinBank – CN 11 từ năm 2007 đến năm 2011. 1129 1250 1584 1850 19 00 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000 T ỷ đ ồ n g 2007 2008 2009 2010 2011
Dư nợ cho vay (Tỷ đồng)
2.1.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank – CN 11.
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank – CN 11 từ năm 2007 đến năm 2011.
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 Lợi nhuận sau thuế 25.4 29.1 38.2 42.4 67 Tỉ lệ tăng trưởng 115% 131% 111% 158%
Nguồn: Phòng tổng hợp VietinBank – CN 11
Qua số liệu thống kê trên, ta nhận thấy từ năm 2007 trở đi, mặc dù nền kinh tế có nhiều biến động, cạnh tranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt nhưng VietinBank – CN 11 ln duy trì và giữ vững đà tăng trưởng. Lợi nhuận sau thuế năm 2011 tăng 58% so với năm 2010.
Biểu đồ 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank – CN 11 từ năm 2007 đến năm 2011. 25.4 29.1 38.2 42.4 67 0 10 20 30 40 50 60 70 T ỷ đ ồ n g 2007 2008 2009 2010 2011
Lợi nhuận sau thuế (Tỷ đồng)
2.1.2.4 Hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối của VietinBank – CN 11. VietinBank – CN 11.
Trong năm 2010, VietinBank đã phối hợp với tổ chức SWIFT nâng cấp hệ thống kỹ thuật phục vụ hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại, xây dựng sản phẩm mới như bao thanh toán, hỗ trợ nhập khẩu theo chương trình GSM 102 đồng thời mở rộng hợp tác với các tổ chức, đặc biệt là các định chế tài chính để khai thác sản phẩm mới và khai thác vốn ngoại tệ.
VietinBank – CN 11 thu hút khách hàng xuất nhập khẩu bằng nhiều biện pháp như giảm lãi suất cho vay, giảm phí dịch vụ thanh toán quốc tế nên doanh số thanh toán xuất nhập khẩu tăng lên. Doanh số nhập khẩu đạt 8,5 triệu USD. Doanh số xuất khẩu đạt 8 triệu USD , doanh số bảo lãnh đạt 490 ngàn USD .
Năm 2010, VietinBank – CN 11 thực hiện nhiều biện pháp, chính sách để thu hút khách hàng bán ngoại tệ như hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn, quyền chọn và giảm lãi suất cho vay bằng ngoại tệ đối với các doanh nghiệp có nguồn thu từ xuất khẩu nên doanh số mua ngoại tệ năm 2010 tăng so với cùng kỳ năm năm trước là 22%. Tổng doanh số mua và bán ngoại tệ của VietinBank – CN 11 là hơn 7 triệu USD và 8,5 triệu USD
2.1.2.5 Dịch vụ kiều hối của VietinBank – CN 11.