Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ tại VietinBank –CN 11

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh 11 (Trang 73)

3.3 Một số giải pháp mở rộng thanh tốn khơng dùng tiền mặt tại Ngân

3.3.3 Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ tại VietinBank –CN 11

Một là: Linh hoạt trong cơng tác thanh tốn Séc tại VietinBank – CN 11.

- Đối với Séc chuyển khoản.

VietinBank – CN 11 nên cho phép những khách hàng VIP, có khả năng tài chính tốt, nguồn thu ổn định, có uy tín trong quan hệ thanh toán với VietinBank – CN 11 phát hành Séc trong một hạn mức tín dụng cho phép nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng hình thức TTKDTM này. Đây được coi là một loại cho vay ngắn hạn để thanh toán đối với Séc chuyển khoản. Điều này vừa tăng dư nợ cho vay ngắn hạn, thu được lãi, vừa thu hút được khách hàng có khả năng tài chính tốt.

- Đối với Séc bảo chi

Theo quy định hiện hành, khách hàng muốn sử dụng SBC phải ký quỹ một lượng tiền bằng mệnh giá của Séc bảo chi vào một tài khoản riêng tại VietinBank – CN 11. Điều này gây ứ đọng vốn cho doanh nghiệp trong thanh toán. Để linh hoạt cho khách hàng, VietinBank – CN 11 có thể cho phép doanh nghiệp sử dụng tài sản đảm bảo để bảo lãnh cho tờ Séc bảo chi đó nhằm tránh ứ đọng vốn của doanh nghiệp, phần nào kích thích hình thức này phát triển. Đến khi người thụ hưởng Séc bảo chi yêu cầu Ngân hàng thanh toán mà tài khoản của đơn vị bảo chi Séc khơng đủ tiền, thì đây coi như là một loại cho vay để thanh toán.

Hai là: Gia tăng tiện ích của thẻ ATM.

Hiện nay thẻ ATM của VietinBank thanh toán được tiền điện, vé tàu, vé máy bay, nộp thuế, mua thẻ trả trước….nhưng vẫn còn một số lĩnh vực dịch vụ có thể sẽ được thực hiện một cách triệt để thông qua thẻ là Thanh tốn tiền nước,

điện thoại, các loại phí, vé xe cơng cộng (ơ tô buýt, vé xe khách, trả tiền mua xăng dầu, hàng hố, dịch vụ khác...). Vì vậy, cần tiến hành liên kết với những đơn vị thực hiện thanh toán (ngành nước, ngành Xăng dầu …) để tăng tiện ích cho thẻ ATM.

Ba là: Chính sách ƣu đãi phí đối với khách hàng chiến lƣợc của VietinBank – CN 11.

Theo qui định của VietinBank, khách hàng chiến lược của VietinBank thì được ưu đãi về phí, lãi suất. Mức ưu đãi do Giám đốc Chi nhánh được quyền quyết định. Nhưng hiện nay ở VietinBank – CN 11 do áp lực từ doanh số thu phí dịch vụ từ hoạt động TTKDTM của VietinBank nên chưa có chính sách cho những khách hàng này. Điều này có thể dẫn đến mất khách hàng do chính sách lơi kéo của Ngân hàng khác.

Bốn là: Nâng hạn mức giao dịch của dịch vụ Ngân hàng điện tử cho cá nhân lên 100 triệu đồng một ngày.

Với tình hình kinh tế như hiện nay, việc duy trì hạn mức chuyển khoản ở dịch vụ Ngân hàng điện tử cho cá nhân 30 triệu đồng trên ngày là quá thấp so với mặt bằng chung của các Ngân hàng khác. Hơn nữa cần phát triển thêm nhiều gói sản phẩm tương ứng với từng hạn mức cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Ví dụ như đối với các cá nhân có doanh số chuyển tiền nhiều thì nâng hạn mức theo đề nghị của chủ tài khoản bằng văn bản.

Năm là: Mở rộng phạm vi chuyển tiền đối với dịch vụ Ngân hàng điện tử dành cho cá nhân.

Hiện nay, dịch vụ này mới chỉ chuyển tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác trong cùng hệ thống mà chưa chuyển ra được ngoài hệ thống, chưa chuyển

... Chính vì vậy, nếu các cá nhân muốn chuyển tiền ra ngoài hệ thống, hay chuyển cho người nhận bằng CMND vẫn phải đến VietinBank – CN 11 làm thủ tục chuyển tiền.

Sáu là: Tạo thẻ Visa/ Master ảo để thực hiện thanh toán trên mạng.

Hiện nay, các chủ thẻ Visa/ Master thanh tốn tiền trên Internet ln đối mặt với nguy cơ bị đánh cắp thông tin của thẻ để rút tiền, gây thiệt hại cho chủ thẻ. Đã có rất nhiều thẻ của VietinBank – CN 11 bị đánh cắp để thanh toán trên mạng. Điều này gây thiệt hại cho khách hàng và ảnh hưởng rất lớn tới hình ảnh và thương hiệu của VietinBank. Để loại bỏ nguy cơ này, có thể tạo thẻ Visa/ Master ảo dùng thanh toán một hoặc vài lần rồi hủy, bảo đảm an toàn tiền trong tài khoản của chủ thẻ.

3.3.4 Phát triển và mở rộng mạng lƣới chấp nhận thanh tốn

Một là: Cần có các chính sách ƣu đãi với đơn vị chấp nhận thẻ.

Các đơn vị kinh doanh không muốn chấp nhận thẻ một phần do phải trả phí ngân hàng, thơng thường ở mức 1.98% đến 3% doanh số thanh tốn. Vì thế, một số ĐVCNT dù đã ký hợp đồng chấp nhận thẻ với ngân hàng nhưng vẫn tìm nhiều cách hạn chế các giao dịch bằng thẻ của khách hàng như để máy cà thẻ vào nơi khuất, ưu tiên khách hàng trả tiền mặt. Để khuyến khích các đơn vị chấp nhận thẻ chấp nhận thanh toán bằng thẻ, Ngân hàng nên đưa ra các chính sách ưu đãi cho các đơn vị chấp nhận thẻ như giảm phí, thưởng theo doanh số thanh tốn, quay số trúng thưởng, trả lãi suất cao hơn, … đối với đơn vị chấp nhận thẻ.

Hai là: Tăng cƣờng hợp tác với các Trung tâm thƣơng mại, các siêu thị, cửa hàng thời trang, bệnh viện …. lắp đặt máy POS.

Tăng cường tiếp thị đối với các Trung tâm thương mại, các siêu thị, cửa hàng thời trang, bệnh viện. Đề ra chính sách cụ thể với các đối tượng này, chính sách ưu đãi đối với lãnh đạo đơn vị, chính sách thưởng theo doanh số…

Tổ chức huấn luyện đào tạo cho các nhân viên làm cơng tác thanh tốn thẻ tại ĐVCNT nhận biết thẻ giả để tránh rủi ro tổn thất do thẻ giả, thẻ ăn cắp.

3.3.5 Nâng cao trình độ, chuẩn hóa nguồn nhân lực. Một là: Chuẩn hóa nguồn nhân lực. Một là: Chuẩn hóa nguồn nhân lực.

Chuẩn hóa nguồn nhân lực nên bắt đầu từ khâu tuyển dụng. Xem xét kỹ hồ sơ tuyển dụng, ưu tiên đối tượng am hiểu về lĩnh vực Ngân hàng, có trình độ khá và khả năng đáp ứng tốt cơng việc.

Hai là: Nâng cao chất lƣợng cán bộ làm công tác TTKDTM.

- Chú trọng công tác đào tạo cán bộ, tổ chức đào tạo mới, đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm công tác TTKDTM, vận hành các phương tiện kỹ thuật, công nghệ hiện đại mới để có thể đảm đương thực hiện nhiệm vụ thanh toán trong thời kỳ đổi mới.

- Mời chuyên gia nước ngoài tập huấn về công tác TTKDTM cho cán bộ làm công tác TTKDTM.

- Ưu tiên đầu tư đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường hợp tác quốc tế nhằm trao đổi và học tập kinh nghiệm của các nước phát triển để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động TTKDTM.

Ba là: Coi trọng việc giáo dục đạo đức cán bộ làm Ngân hàng.

Ngành Ngân hàng địi hỏi cán bộ có đạo đức tốt, không lợi dụng công việc để trục lợi bản thân. Vì vậy cần thường xuyên quan tâm tới cán bộ công nhân

viên để ngăn chặn khi có các dấu hiệu khơng tốt trong đạo đức. Tổ chức các lớp học Văn hóa doanh nghiệp, tạo mơi trường làm việc chuyên nghiệp, lành mạnh.

Bốn là: Công tác bố trí nhân sự cần hợp lý hơn.

- Bố trí cơng việc phù hợp với năng lực của từng cán bộ nhằm kích thích khả năng, điểm mạnh của từng cán bộ giúp cho công việc đạt hiệu quả cao. Đặc biệt đối với bộ phận TTKDTM cần thiết phải bố trí những người khơng chỉ quan tâm về nghiệp vụ chuyên môn đồng thời phải có đạo đức tốt, hình thức, giao tiếp tốt nhằm mục đích thu hút khách hàng.

- Chú trọng công tác đào tạo cán bộ đặc biệt là cán bộ thanh toán quốc tế. - Thanh toán quốc tế ở VietinBank – CN 11 yếu là do cán bộ làm thanh toán

quốc tế không am hiểu về thanh tốn quốc tế, cán bộ khơng được đào tạo bài bản.

3.4 Một số kiến nghị.

3.4.1 Kiến nghị đối với VietinBank.

3.4.1.1 Phát triển công nghệ thông tin tại VietinBank.

Để hoạt động thanh tốn thơng suốt và nhanh chóng chỉ có cách là đưa cơng nghệ thơng tin (CNTT) nói chung, cơng nghệ thanh tốn nói riêng vào vận hành và tất yếu tổ chức TTKDTM trong nền kinh tế sẽ phát triển, hạn chế việc sử dụng tiền mặt trong giao dịch, mua bán. Khi thuê đường truyền công nghệ, nên quan tâm tới chất lượng đường truyền, đảm bảo đường truyền thông suốt.

Một là: Cần triển khai nhanh các sản phẩm thẻ chip chuẩn EVM đƣa vào ứng dụng thay thế thẻ từ nhằm đảm bảo an toàn và bảo mật cho khách hàng.

Thẻ chip là loại thẻ nhựa có gắn một con chip vi xử lý như một máy tính nhỏ. Bộ xử lý và modul bảo mật phần cứng (HSM) của chip có tính năng xử lý thơng tin, lưu giữ thông tin, xử lý mã hố và thơng tin đầu vào và đầu ra (I/O). Phần mềm bao gồm hệ điều hành, các ứng dụng, các khoá bảo mật, số liệu về chủ thẻ. Khi đưa thẻ này vào sử dụng thì sẽ đảm bảo an tồn và bảo mật cho khách hàng sử dụng thẻ. Nếu thẻ càng an tồn và càng bảo mật thì uy tín của VietinBank càng cao, khách hàng sử dụng thẻ nhiều hơn.

Hai là: Đầu tƣ công nghệ phần cứng cần cân nhắc tính hiện đại của cơng nghệ.

Liên quan đến việc đầu tư công nghệ phần cứng nhằm phát triển sản phẩm, dịch vụ thanh tốn, khi đầu tư cần cân nhắc tính hiện đại của cơng nghệ, tránh tình trạng mua phải những máy móc cơng nghệ đã quá lạc hậu, là công nghệ mà các nước công nghiệp hiện đại đã thải ra.

Ba là: Cần phải tập trung nguồn vốn đủ lớn để đầu tƣ công nghệ phần cứng.

Việc phát triển và ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động kinh doanh là cả một q trình phức tạp và rất khó khăn, tốn rất nhiều chi phí, nhân lực và thời gian. Vì vậy, địi hỏi phải có một chiến lược phát triển cơng nghệ mang tính dài hạn và chuyên sâu. Một dự án phát triển cơng nghệ mang tính dài hạn sẽ tốn rất nhiều chi phí nên phải có nguồn vốn đầu tư hợp lý nhằm mang lại hiệu qủa kinh tế xã hội cao

Bốn là: Tiến hành nâng cấp phần mềm hạch toán Smartbank tại VietinBank.

- Thay đổi nơi cung cấp đường truyền, nhằm hạn chế lỗi và sự chậm trễ trong hạch toán phần mềm.

- Cần có sự đầu tư về vốn, phương tiện hiện đại và máy móc tiên tiến hơn nữa cho phần mềm smartbank.

3.4.1.2 Tăng cƣờng hợp tác thanh toán song phƣơng vơi các Ngân hàng bạn.

Hiện nay, VietinBank mới hợp tác song phương với BIDV, AgriBank, HSBC, CitiBan. Còn một số ngân hàng mạng lưới tương đối lớn mà chưa hợp tác song phương như VietcomBank, ACB, TechcomBank…Nếu VietinBank hợp tác song phương được với các Ngân hàng này thì sẽ hạn chế sự phụ thuộc vào kênh TTĐTLNH, giảm áp lực kênh TTĐTLNH, q trình thanh tốn sẽ nhanh hơn.

3.4.2 Kiến nghị đối với NHNN

3.4.2.1 NHNN trình Chính phủ có lộ trình xây dựng Luật Giao dịch bằng tiền mặt trong nền kinh tế. tiền mặt trong nền kinh tế.

Căn cứ khoản 2 điều 1 Luật NHNN hiện hành quy định: “NHNN thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; là ngân hàng phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và ngân hàng làm dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ”. Khi luật giao dịch bằng tiền mặt ra đời sẽ giúp hạn chế thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế và giảm được hoạt động kinh tế “ngầm” đang đe dọa đến an ninh quốc gia, là mối bận tâm của các nhà quản lý và sự lo ngại công chúng trong lĩnh vực phòng chống tham nhũng, rửa tiền, trốn thuế và các họat động phi pháp khác. Ngồi ra cịn tiết kiệm được chi phí in ấn, vận chuyển, bảo quản tiền, đảm bảo an tồn tài sản của Nhà nước và cơng dân,

giúp cho hoạt động ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế và có điều kiện để NHTM mở chi nhánh hoạt động ở các nước phát triển.

3.4.2.2 Hoàn thiện và phát triển hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. hàng.

Đây là hệ thống thanh tốn nịng cốt của nền kinh tế trong giai đoạn công nghệ thông tin phát triển hiện nay. Mở rộng pham vi thanh toán ĐTLNH (hiện tại chỉ có các thành phố lớn như: Hà nội, Đà nẵng, Hồ Chí Minh, Hải phịng, Cần thơ …). Khi đó khả năng thanh tốn trên tồn quốc diễn ra nhanh hơn.

3.4.2.3 Xây dựng trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất.

Trong giai đoạn hiện nay, để tránh thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thẻ, NHNN đóng vai trị là cơ quan chủ quản nhanh chóng định hướng và phối hợp với Liên minh thẻ và các NHTM xây dựng trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất; kết nối các hệ thống ATM của các liên minh thẻ thành một hệ thống thống nhất nhằm tăng khả năng tiện ích cho khách hàng sử dụng thẻ.

3.4.3 Kiến nghị với Chính phủ, Cơ quan, Bộ, Ngành.

3.4.3.1 Xây dựng khung pháp lý về thanh toán bằng tiền mặt.

Cần hạn chế các giao dịch được thanh toán bằng tiền mặt, qui đinh đối tượng được sử dụng cơng cụ thanh tốn này. Có như vậy thì thanh tốn bằng tiền mặt mới giảm đi.

Thực tiễn ở nước ta trong giai đoạn trước đây khi bước vào xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa từ những năm 1960 – 1986, dù trong điều kiện cơng nghệ cịn rất sơ khai, chỉ có hệ máy tính đục lỗ, máy tính quay tay, và mọi khoản thanh tốn, chuyển tiền phải thơng qua bưu điện, nhưng cơng tác thanh tốn

được như vậy là nhờ có hành lang pháp lý chặt chẽ để mọi cá nhân, tổ chức và các doanh nghiệp chấp hành và cơ quan hành pháp thực thi hạn chế và ngăn chặn có hiệu quả.

3.4.3.2 Cần ban hành các văn bản pháp quy mang tính pháp lý cao hơn cho hoạt động TTKDTM. cho hoạt động TTKDTM.

Văn bản cần phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các bên tham gia TTKDTM. Trên cơ sở đó, tiến hành kiểm sốt rủi ro pháp lý thích hợp bảo đảm phù hợp với các chuẩn mực thông lệ quốc tế; tạo lập môi trường cạnh tranh công bằng, đảm bảo khả năng tiếp cận thị trường và dịch vụ của các chủ thể tham gia; hình thành cơ chế bảo vệ khách hàng hữu hiệu và bảo đảm quy trình giải quyết tranh chấp khách quan.

3.4.3.3 Hồn thiện, xây dựng cơ chế chính sách về tổ chức, quản lý, điều hành hệ thống TTKDTM trong toàn bộ nền kinh tế- xã hội.

Quốc hội không chỉ dừng lại ở hệ thống TTKDTM, mà phải sớm ban hành luật TTKDTM để xử lý tổng thể phạm vi và đối tượng thanh toán, các chủ thể tham gia thanh toán, các hệ thống thanh tốn. Các văn bản pháp qui có liên quan đến thanh toán trong nền kinh tế chẳng hạn như: về thương mại điện tử; thương phiếu, hối phiếu …phù hợp với thơng lệ quốc tế trong đó có chú ý đến đặc thù của Việt Nam.

3.4.3.4 Đề ra quy định, tất cả những cá nhân từ 18 tuổi trở lên đều có tài khoản tại Ngân hàng.

Với mục đích trước mắt là tạo thói quen sử dụng dịch vụ TTKDTM của Ngân hàng. Khi các cá nhân sử dụng tài khoản để thanh tốn tình hình tài chính minh bạch, tránh hiện tượng trốn thuế thu nhập cá nhân.

Kết luận chƣơng 3

Từ những số liệu đã phân tích và đánh giá ở chương 2, cùng với những thành tựu đạt được và hạn chế trong công tác TTKDTM tại VietinBank – CN 11 trong thời gian qua, chương 3 của luận văn đã xác định định hướng công tác TTKDTM tại VietinBank – CN 11. Trên cơ sở đó luận văn mạnh dạn đề nghị một số giải pháp mở rộng TTKDTM tại VietinBank – CN 11 nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và góp phần tăng lợi nhuận của VietinBank nói chung và VietinBank – CN 11 nói riêng.

KẾT LUẬN CHUNG

TTKDTM có vai trị hết sức quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế thị trường hiện đại. Sự ra đời của nó là bước phát triển tất yếu của quá trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh 11 (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)