Hoạt động du lịch MICE tại Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch mice hệ thống khách sạn 4 và 5 sao tại TPHCM (Trang 42 - 57)

1.1 .5Khái niệm về sự thỏa mãn

2.1.2 Hoạt động du lịch MICE tại Thành phố Hồ Chí Minh

2.1.2.1 Các nguồn lực phát triển du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh:

 Tài nguyên du lịch: + Tự nhiên:

Thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa bậc nhất của cả nước là nơi giàu tiềm năng phát triển du lịch. Về vị trí địa lý của thành phố Hồ Chí Minh đã khẳng định sự thuận lợi để kết nối các điểm đến với các địa phương trong và ngồi nước. Khơng những là cửa ngõ của vùng Đông, Tây Nam Bộ và Nam Trung Bộ, thành phố Hồ Chí Minh cũng nằm gần các trung tâm du lịch lớn của Đông Nam Á (Malaysia, Thái Lan, Singapore…) có khả năng liên kết tour với các nước láng giềng, tạo nên những sản phẩm hấp dẫn mới mang tính liên kết các quốc gia. Trong những năm gần đây, các tour Caravan Việt Nam – Campuchia – TháiLan, Việt Nam –Lào – Campuchia hay Việt Nam – Campuchia – Miến Điện đã được các doanh nghiệp lữ hành khai thác mạnh mẽ. Về khí hậu, thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 27,5 độ C, biên độ giao động giữa các tháng trong năm thấp, là điều kiện thuận lợi cho các hệ động thực vật phát triển quanh năm. Bên cạnh đó, thành phố Hồ Chí Minh khơng chịu tác động trực tiếp từ bão lụt và tuy có hai mùa mưa nắng rõ rệt, nhưng mưa thì khơng q lâu, nắng thì khơng q nóng gắt nên tháng nào cũng có thể là tháng du lịch của thành phố Hồ Chí Minh.

Tài nguyên du lịch của thành phố Hồ Chí Minh có phần hạn chế so với các địa phương khác trong cả nước như Nha Trang, Đà Nẵng, Huế, Quảng Ninh….nơi

có những danh lam thắng cảnh, di sản văn hóa và bãi biển đẹp nổi tiếng trên thế giới. Có giá trị nhất về tài nguyên thiên nhiên của thành phố Hồ Chí Minh là hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn và khu rừng ngập mặn Cần Giờ đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển của thế giới. Thảm cây xanh ở đây vô cùng q giá, khí hậu và phong cảnh hồn tồn tương phản với khu vực trung tâm của thành phố. Hiện nay, hệ thống sơng Đồng Nai – Sài Gịn và rừng ngập mặn Cần Giờ đang những nơi lý tưởng cho các loại hình du lịch sinh thái, dã ngoại, các tour về nguồn tham quan tìm hiểu các giá trị văn hóa lịch sử, nghiên cứu khoa học…

+ Nhân văn

Di tích văn hóa kiến trúc: Thành phố Hồ Chí Minh hiện có trên 1.000 ngơi

chùa, đình, đền, miếu được xây dựng qua nhiều thời kỳ trở thành những tài sản quý giá về văn hóa, kiến trúc và nghệ thuật. Đây là nơi hội tụ nhiều dịng chảy văn hóa gắn liền với bề dày lịch sử đã tạo nên một cơ cấu kiến trúc Việt – Hoa – Châu Âu. Những cơng trình kiến trúc cổ như: đền Quốc Tổ, đền Lê Văn Duyệt, dinh Xã Tây, Nhà Hát Lớn, Bưu điện Thành phố, nhà thờ Đức Bà, chợ Bến Thành… Bên cạnh đó là mạng lưới các chùa cổ và mới nằm rải rác khắp thành phố như: chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Bà Thiên Hậu, chùa Giác Lâm, chùa Ngọc Hoàng, chùa Việt Nam Quốc Tự…

Di tích lịch sử, nhà bảo tàng: Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và

chống Mỹ, thành phố Hồ Chí Minh với tên gọi ngày xưa là Sài Gịn – Gia Định đã lưu lại khá nhiều dấu ấn lịch sử mà cho đến nay vẫn còn sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách quốc tế. Đó là Địa đạo Củ Chi, đền Bến Dược, Ngã Ba Giồng, Dinh Độc Lập, Bến Nhà Rồng, Khu di tích rừng Sác – Cần Giờ…Bên cạnh đó, thành phố Hồ Chí Minh cịn có hệ thống các bảo tàng, nhà lưu niệm lưu lại khá đầy đủ những minh chứng của lịch sử, thể hiện chiến công vang dội và tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Đó là Bảo tàng Cách Mạng Thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng chứng tích chiến tranh, Bảo tàng chiến dịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Tôn Đức Thắng….Đây là

những điểm đến không thể thiếu trong các tour du lịch của khách quốc tế khi đến thăm thành phố Hồ Chí Minh.

Những loại hình văn hóa – nghệ thuật: Việt Nam nói chung và thành phố

Hồ Chí Minh nói riêng có nền tảng văn hóa truyền thống là văn hóa dân gian. Bên cạnh đó, 54 dân tộc khác nhau ở các vùng miền khác nhau cùng sinh sống trên dải đất hình chữ S đã góp phần làm cho kho tàng văn hóa nghệ thuật Việt Nam phong phú và đa dạng. Tại thành phố Hồ Chí Minh, những loại hình nghệ thuật phổ biến gồm:

- Văn hóa nghệ thuật sân khấu: cải lương, đờn ca tài tử nam bộ, dân ca nam

bộ, hát bội, những điệu múa dân gian, múa rối nước, biểu diễn áo dài truyền thống…

- Âm nhạc cổ truyền: bản sắc văn hóa đặc trưng của 54 dân tộc đã được

thể hiện qua những nhạc cụ và những thể loại dân ca đặc sắc như: đàn bầu, đàn đá, đàn T’rưng, đàn Tranh, đàn Nhị, sáo….nhạc cung đình, nhạc cổ truyền…

Tuy thành phố Hồ Chí Minh chưa có những điểm chuyên phục vụ những loại hình nghệ thuật truyền thống này cho khách quốc tế, nhưng đây là những món ăn tinh thần khơng thể thiếu đã được các khách sạn, nhà hàng cao cấp quan tâm và thiết kế trong những chương trình hội nghị, tiệc, thậm chí là những bữa ăn thông thường của khách quốc tế.

 Lao động du lịch (số lượng và chất lượng )

Nguồn lao động là một trong những yếu tố hết sức quan trọng để phát triển du lịch. Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Hồ Chí Minh, tồn ngành du lịch thành phố hiện có khoảng 31.109 lao động. Với 44% là lao động nữ, 56% lao động nam. Độ tuổi từ 18-30 chiếm 43%, độ tuổi từ 31-45 chiếm 46%, độ tuổi từ 45 chiếm 11%. Số lao động làm việc tại các khách sạn- nhà hàng tại Thành phố có 19.659 lao động, trong đó bao gồm 7.679 lao động khối khách sạn nhà nước, 6.712 lao động của khối khách sạn liên doanh và 5.268 của khối khách sạn tư nhân. Với trình độ chun mơn:

Hình 2.1: Biểu đồ trình độ chun mơn của lao động ngành du lịch năm 2012

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TPHCM

Trong các năm qua, trình độ đại học và trên đại học ngày càng được cải thiện, tuy nhiên đây vẫn là con số khá khiêm tốn.

Hình 2.2: Biểu đồ thống kê trình độ ngoại ngữ của lao động ngành du lịch thành phố Hồ Chí Minh

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TPHCM

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 Trên đại học đại học trung học/ cao đẳng

sơ cấp Chưa qua đào tạo 145 1569 2242 11462 15691 0 5000 10000 15000 20000

Anh Pháp Trung Quốc Ngoại Ngữ

khác Không ngoại ngữ 15223 1479 2492 1207 10707

Chiếm đa số vẫn là ngoại ngữ Anh, trong khi đó thị trường tiềm năng của chúng ta vẫn là các nước ASEAN, với việc miễn visa cho công dân Hàn Quốc và Nhật Bản, trong tương lai nhu cầu ngoại ngữ này sẽ tăng.

Trên cơ sở định hướng phát triển nguồn nhân lực từ 2010-2015 trong chương trình mục tiêu của ngành, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang tập trung đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực và đây là một trong những lĩnh vực đạt kết quả tốt nhất trong năm. Sở Văn hóa, Thể thao và Du Lịch đã chú trọng đến việc nâng cao trình độ nghiệp vụ chun mơn, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành các cơ sở kinh doanh lữ hành.

Nhìn chung trong thời gian vừa qua, riêng tại TP Hồ Chí Minh có hơn 50 trường đào tạo các chuyên ngành về du lịch nhưng cũng chưa đáp ứng được yêu cầu. Giám đốc Công ty Du lịch Lửa Việt Nguyễn Văn Mỹ cho hay: Nếu trung bình một trường cho "ra lò" 100 sinh viên/năm đã có hơn 5.000 người và ngành du lịch khơng thiếu nhân lực. Tuy nhiên, việc đào tạo sinh viên làm đúng ngành, tốt chuyên môn hằng năm chưa tới 1.000 người, dẫn tới tình trạng thiếu nguồn nhân lực du lịch.

Tuy nhiên, với lượng du khách đến Việt Nam mà cụ thể là thành phố Hồ Chí Minh ngày càng nhiều thì khó khăn hiện nay của ngành du lịch là nguồn nhân lực yếu về ngoại ngữ. Theo khảo sát của một số công ty du lịch, có tới 30 - 45% hướng dẫn viên du lịch, điều hành tour và 70 - 85% nhân viên lễ tân nhà hàng khơng đạt chuẩn tiếng Anh. Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Hồ Chí Minh – ông Lã Quốc Khánh cho rằng: Trình độ ngoại ngữ hạn chế, kỹ năng nghiệp vụ thiếu, khiến chúng ta không khai thác hết được nguồn lợi du lịch từ khách nước ngồi. Mặt khác, nếu khơng giỏi ngoại ngữ, những nhân viên trong ngành du lịch cũng khó làm trịn bổn phận, chứ chưa nói đến việc giúp người nước ngồi hiểu về văn hóa Việt và quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Chính vì vậy, để đáp ứng u cầu ngày càng cao mà đặc biệt là đáp ứng du lịch MICE thì yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực trong ngành du lịch cần cải thiện và nâng cao hơn nữa.

 Cơ sở hạ tầng

+ Hệ thống giao thông vận tải

Đường bộ:

Cầu đường: Hệ thống giao thông đường bộ phát triển dày đặc do sự tăng

dân dân số quá nhanh. Thời gian qua, Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố và Sở Giao Thông Vận Tải cũng đã triển khai và hoàn tất những cơng trình giao thông quan trọng như: Đại lộ Đông Tây, đường Xuyên Á, đường cao tốc Trung Lương, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, cầu Thủ Thiêm, cầu Phú Mỹ…nhằm tháo gỡ tình trạng kẹt xe trên tồn địa bàn thành phố vốn đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất lao động và chất lượng dịch vụ. Hiện nay, một số cơng trình giao thông quan trọng khác cũng đang được triển khai và sớm đi vào hoạt động như: đường hầm Thủ Thiêm, …Trong quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020, một số tuyến đường cao tốc sẽ được hoàn thành như: đường cao tốc Bắc - Nam, TPHCM- Thủ Dầu Một – Chơn Thành, TPHCM – Mộc Bài.

Phương tiện vận chuyển: Tính đến tháng 11/2009, toàn thành phố có 35

doanh nghiệp kinh doanh phương tiện taxi, tổng số lượng là 10.710 chiếc, vượt mức dự kiến của giai đoạn 2010 – 2015 là 12,7% (nghĩa là đến năm 2015, số lượng taxi cho phép là 9500 chiếc). Những thương hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch quốc tế có thể kể đến như: Mai Linh, Vinasun, Saigontourist,…Bên cạnh đó, với mục đích nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế trong thị trường cạnh tranh gay gắt, một số công ty vận tải đã chú trọng vào việc khai thác thị trường sữa chữa, đóng mới xe buýt như: xí nghiệp dịch vụ vận tải Sapaco Tourist và xí nghiệp dịch vụ du lịch lữ hành SaigonBus Travel…

Đường thủy

Hiện thành phố Hồ Chí Minh có 87 tuyến sơng cùng với hệ thống kênh rạch chằng chịt là điều kiện để phát triển giao thông đường thủy và khai thác những tuyến du lịch đường sông. Những tuyến du lịch đường sông đã được các công ty du lịch đưa vào khai thác như: tuyến tầm ngắn Bến Nghé – Nhà Bè, Bạch Đằng – Bình Quới; tuyến tầm trung Sài Gòn – Đồng Nai, Sài Gịn – Bình Dương, Bạch Đằng –

Củ Chi; tuyến tầm xa TPHCM – Mỹ Tho – Cần Thơ – Châu Đốc – Kiên Giang và Pnom Penh, Sihanoukville (Campuchia). Tháng 11/2010 thành phố có thêm tuyến du lịch đường sơng tầm ngắn Bạch Đằng – Làng họa sĩ (Q2) – Chùa Hội Sơn – Cù lao Ba Xê – Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh. Theo chỉ đạo của Ủy ban Nhân Dân thành phố, Sở Văn hóa, Thể thao & Du Lịch đang tiếp tục nghiên cứu hợp tác với tỉnh Đồng Nai và Bình Dương để khai thác tuyến đường dài phục vụ khách du lịch như tuyến Bạch Đằng – Bình Dương – Củ Chi vừa được khảo sát vào tháng 2/2011. Bên cạnh đó, việc xây dựng thêm bến bãi nhằm đưa đường thủy tham gia vào mạng lưới giao thông và phát triển du lịch cũng được các cơ quan chức năng và nhiều doanh nghiệp bất động sản, doanh nghiệp du lịch quan tâm. Hiện thành phố chỉ có vài bến tàu khách như Bạch Đằng (Q1), Tơn Thất Thuyết (Q4), Bình Đơng (Q8) nhưng chỉ có bến Bạch Đằng đưa vào phục vụ khách du lịch.

Đường sắt

Giao thông đường sắt của thành phố gồm tuyến nội ô và khu vực phụ cận - do Xí nghiệp Liên hiệp vận tải đường sắt khu vực 3 quản lý. Do mạng lưới đường sắt không được nối trực tiếp với các cảng, cơ sở đã cũ kỹ nên giao thơng đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh khơng phát triển, chỉ chiếm khoảng 6% khối lượng hàng hóa và 0,6% khối lượng hành khách.

Dự kiến vào năm 2015, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ xuất hiện tàu điện ngầm (metro), đánh dấu một bước phát triển mới về giao thông đường sắt của Việt Nam. Hai tuyến tàu điện ngầm Bến Thành – Suối Tiên và Bến Thành – An Sương đang được Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo ráo riết nhằm sớm đi vào hoạt động theo đúng như tiến độ đã dự kiến (2015 và 2016). Theo kế hoạch đến 2020, TPHCM sẽ có 7 tuyến metro dài 114 km và 3 tuyến xe điện mặt đất dài 32,5 km.

Đường hàng khơng

Hồ Chí Minh đạt lợi thế mạnh hơn các thành phố trong cả nước đó là sự thuận tiện của đường hàng không. Với Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là cảng hàng không quốc tế ở miền Nam Việt Nam, hiện nay, đây là sân bay lớn nhất của Việt Nam về mặt diện tích lẫn cơng suất với 850 ha so với diện tích 750 ha của Sân bay

quốc tế Cam Ranh và 650 ha của Sân bay quốc tế Nội Bài và Sân bay quốc tế Đà Nẵng; đứng đầu về mặt công suất nhà ga (với công suất từ 15-17 triệu lượt khách mỗi năm, so với công suất hiện tại của sân bay Nội Bài là 6 triệu, Sân bay Đà Nẵng là 3 triệu và cũng là sân bay có lượng khách lớn nhất Việt Nam. Nằm cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 8 km về phía bắc ở quận Tân Bình, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là đầu mối giao thông quan trọng của cả miền Nam.

Sân bay cũng là trụ sở hoạt động chính của tất cả các hãng hàng khơng Việt Nam, là nơi đóng trụ sở của Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam quản lý toàn bộ các sân bay dân dụng ở Việt Nam.

+ Hệ thống thông tin liên lạc và viễn thông quốc tế:

Hội nhập kinh tế mang tính tồn cầu đã giúp cho hệ thống thông tin liên lạc và viễn thông quốc tế cải thiện rất nhiều về chất lượng phục vụ cũng như giá cả. Ngày 1/9/2008, VinaPhone chính thức cơng bố giảm 55% cước phí gọi quốc tế và cho đến nay, việc liên lạc quốc tế bằng điện thoại khơng cịn mối e ngại cho người Việt cũng như khách quốc tế đến thăm và làm việc tại Việt Nam. Hiện nay Việt Nam có 5 mạng di động lớn: Vinaphone, Mobiphone, Vietel, Beeline đều cung cấp dịch vụ gọi đi quốc tế, giá cước khoảng 3.600đ/phút, tính theo block 6s. Bên cạnh đó, các mạng cịn tung ra những gói cước gọi đi quốc tế vừa tiết kiệm tối đa, vừa gọi được nhiều nước như: gói cước IDD1714 dành cho thuê bao trả sau, giá trọn gói chỉ 299.000đ/tháng, gọi vô thời hạn đến 25 quốc gia trên thế gới như: Anh, Mỹ, Đức, Canada, Trung Quốc, Úc Áo, Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Đức, Ai-len, Ý, Malaysia, Hà Lan, New Zealand, Thụy Điển, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Nhật Bản…, còn thuê bao trả trước là 299 ngàn đồng với thời lượng 999 phút/tháng; hay gói gọi đi 5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch mice hệ thống khách sạn 4 và 5 sao tại TPHCM (Trang 42 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)