Lập, quản lý và thực hiện quy hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa ban quản lý khu kinh tế dung quất với chính quyền địa phương trong quản lý nhà nước trên địa bàn (Trang 34 - 35)

4. SỰ PHỐI HỢP TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN KHU KINH TẾ Ở

4.1 Lập, quản lý và thực hiện quy hoạch

Quy hoạch chung trên địa bàn KKT Dung Quất do Thủ tướng CP phê duyệt. Căn cứ trên quy

hoạch chung, UBND tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo BQL lập quy hoạch chi tiết để trình UBND tỉnh phê duyệt. Căn cứ trên quy hoạch chi tiết đã được UBND tỉnh phê duyệt, BQL thẩm tra, phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 trên địa bàn KKT, có quyền điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết. Q trình lập quy hoạch có sự phối hợp giữa BQL với UBND huyện Bình Sơn, với các sở, ngành liên quan và Sở Xây dựng (Hình 4.1). Việc phê duyệt quy hoạch chi tiết thuộc thẩm quyền của BQL thường xuyên được Sở Xây dựng hướng dẫn về nghiệp vụ thẩm định quy hoạch.

Sau khi quy hoạch được phê duyệt, BQL phối hợp với UBND huyện Bình Sơn, UBND các xã

trên địa bàn công bố công khai nội dung quy hoạch28, tuy nhiên do KKT bao gồm cả dân cư nên việc quản lý quy hoạch trên địa bàn KKT gặp khó khăn. BQL là cơ quan được giao nhiệm vụ thống nhất quản lý quy hoạch trên địa bàn KKT, nhưng chỉ quản lý trên hồ sơ, các doanh

nghiệp đầu tư vào KKT sẽ được BQL cấp thỏa thuận địa điểm hoặc chứng chỉ quy hoạch, còn quản lý trên thực tế vẫn do UBND huyện Bình Sơn và UBND các xã trên địa bàn. BQL được UBND tỉnh ủy quyền cấp giấy phép xây dựng đối với các cơng trình gắn liền với dự án đầu tư

trên địa bàn, do đó thơng qua việc cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy phép xây dựng, BQL kiểm soát được phần lớn việc vi phạm quy hoạch của nhà đầu tư trên địa bàn KKT. Nhưng BQL không kiểm soát được việc vi phạm quy hoạch của các hộ dân trên địa bàn KKT bởi thẩm

28

Thông báo trên các phương tiện truyền thông, niêm yết tại trụ sở UBND các xã nội dung quy hoạch, lưu giữ hồ

quyền cấp giấy phép xây dựng các cơng trình riêng lẻ, nhà ở tại khu dân cư nông thôn do

UBND huyện Bình Sơn và UBND các xã dù không được thực hiện trên thực tế29.

Dù Nghị định 29/2008/NĐ-CP của CP và quy định của UBND tỉnh Quảng Ngãi có trao cho

BQL quyền thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính nhưng BQL khơng xử phạt vi phạm hành

chính được (Hộp 4.2). Hơn nữa, do khơng có quy chế phối hợp giữa BQL với các cơ quan có

thẩm quyền xử lý nên BQL chỉ làm nhiệm vụ theo dõi và báo tin cho cơ quan có thẩm quyền xử lý, hoặc báo cáo trực tiếp cho UBND tỉnh. Trong khi đó chính quyền huyện và xã khơng

chủ động trong xử lý, thậm chí cịn kiểm sốt một cách khơng chính thức để tìm kiếm nguồn thu cho ngân sách cấp xã đã dẫn đến tình trạng xây dựng trái phép tràn lan, vi phạm chứng chỉ quy hoạch trên địa bàn KKT nhưng chưa được xử lý kịp thời (Hộp 4.3).

Như vậy, CP thiết kế ra mơ hình BQL KKT và trao cho nó thẩm quyền trong lập, phê duyệt,

quản lý quy hoạch. Tuy nhiên đặt trong các quy định khác, BQL chỉ quản lý quy hoạch trên hồ

sơ, việc theo dõi, xử lý vi phạm quy hoạch trên thực tế phụ thuộc vào các cơ quan chuyên môn

cấp tỉnh, UBND huyện và UBND các xã trên địa bàn KKT. BQL không được trao cho chức năng xử lý vi phạm, trong khi các cơ quan có chức năng thì khơng chỉ quản lý trên mỗi địa bàn KKT, hơn nữa giữa các cơ quan này chưa xây dựng được quy chế phối hợp, nên việc quản lý

quy hoạch lúng túng, mục tiêu quản lý không đạt được. Còn các xã trên địa bàn và UBND

huyện Bình Sơn lại gần như mất hẳn sự chủ động đề xuất lập quy hoạch chi tiết phục vụ cho sự phát triển của địa phương mình30 mặc dù vẫn phải chăm lo cho sự phát triển của địa

phương và dân cư trên phạm vi lãnh thổ của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa ban quản lý khu kinh tế dung quất với chính quyền địa phương trong quản lý nhà nước trên địa bàn (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)