Tình trạng pháp lý của các khu kinh tế cửa khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa ban quản lý khu kinh tế dung quất với chính quyền địa phương trong quản lý nhà nước trên địa bàn (Trang 90 - 91)

Hộp 2.3: Tình trạng pháp lý của các khi kinh tế cửa khẩu

Về cơ chế chính sách, trước đây, các KKT cửa khẩu được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg ngày 19/04/2001 của CP về chính sách đối với KKT cửa khẩu biên

giới và Quyết định số 273/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định số 53/2001/QĐ-TTg. Từ năm 2005 đến trước khi Nghị định 29/2008/NĐ-

CP của Chính phủ có hiệu lực, 09 tỉnh đã xây dựng Đề án trình Thủ tướng Chính phủ và được ban hành Quy chế hoạt động riêng cho 09 KKT cửa khẩu bao gồm: KKT Thương mại đặc biệt Lao Bảo (01/2005); KKT cửa khẩu Quốc tế Bờ Y, Kon Tum (09/2005); KKT cửa khẩu An Giang (05/2007); KKT cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh (08/2007); KKT cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo (10/2007); KKT cửa khẩu Lào Cai (03/2008). Sau khi Nghị định 28 có hiệu lực, thêm 03 KKT cửa khẩu được Chính phủ ban hành quy chế hoạt động riêng: KKT cửa khẩu A Đớt,

Thừa Thiên Huế (05/2008); KKT cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn (10/2008); KKT cửa khẩu

Đồng Tháp (12/2008).

Hồ sơ pháp lý cho hoạt động của một KKT cửa khẩu bao gồm: quyết định thành lập (ban hành quy chế hoạt động hoặc cho áp dụng quy chế hoạt động của KKT cửa khẩu theo Quyết định số

53 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ), quyết định thành lập BQL (hoặc nằm chung trong

quyết định ban hành quy chế hoạt động hoặc ban hành quyết định riêng của Thủ tướng, hoặc quyết định của UBND tỉnh); các quyết định ủy quyền của Bộ Thương mại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Thơng tư của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ tài chính và thủ tục hải quan riêng cho

từng khu hoặc hướng dẫn chung áp dụng cho các BQL KKT cửa khẩu thuộc tỉnh; các thông tư

hướng dẫn về đi lại và cư trú khu vực biên giới, đăng ký phương tiện giao thông vận tải.

Nguồn: Hồ Phương Chi (2011): “Thực trạng phát triển và cơ chế chính sách đối với khu kinh tế cửa khẩu biên giới”, báo cáo tham luận tại Hội thảo: “Tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mơ hình tăng trưởng, những vấn đề đặt ra cho các khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam” tổ chức ngày 19/11/2011 tại Hải Phòng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa ban quản lý khu kinh tế dung quất với chính quyền địa phương trong quản lý nhà nước trên địa bàn (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)