Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa ban quản lý khu kinh tế dung quất với chính quyền địa phương trong quản lý nhà nước trên địa bàn (Trang 46 - 81)

5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

5.2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi

Do cơ chế chính sách là từ Quốc hội và CP, UBND tỉnh Quảng Ngãi khơng thể tự mình xác

lập vị trí cho BQL trong hệ thống CQĐP hiện tại, do đó khơng gian chính sách của UBND tỉnh là khơng nhiều. Hiện UBDN tỉnh Quảng Ngãi đang lập đề án “Quy hoạch, mở rộng và phát triển KKT Dung Quất thành đặc KKT hoặc thành phố công nghiệp và trở thành trung tâm lọc hóa dầu của cả nước”42, tuy nhiên việc thông qua đề án này để Dung Quất trở thành thành phố công nghiệp sẽ mất rất nhiều thời gian do quy trình làm luật tại Quốc hội. Vì thế dưới góc

42

Dựa trên Thông báo ngày 06/02/2009 của Văn phòng Trung ương Đảng, ngày 26/02/2009 UBND tỉnh đã quyết

định thành lập tổ xây dựng đề án đưa KKT Dung Quất thành đặc KKT hoặc thành phố công nghiệp. Theo kế hoạch, tháng 5/2009 sẽ hoàn thành đề án chi tiết nhưng hiện nay vẫn chưa có kết quả.

độ thực thi, kết quả phân tích tại chương 4 cho thấy giải pháp hiện tại để cải thiện chất lượng

công tác QLNN ở KKT Dung Quất là cải thiện chất lượng phối hợp giữa các cơ quan cùng thực hiện chức năng QLNN trên địa bàn đối với các lĩnh vực thường xuyên phải phối hợp hiện

nay. Đây không phải là giải pháp mới, mà việc này đã được ghi thành nhiệm vụ trong bản Quy

định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của BQL KKT Dung Quất43 nhưng đến nay vẫn chưa

được ban hành.

Nội dung bản dự thảo Quy chế do BQL KKT trình UBND tỉnh vẫn chỉ quy định những

nguyên tắc phối hợp chung, trách nhiệm của từng cơ quan đối với lĩnh vực mình phụ trách là không khả thi để cải thiện chất lượng phối hợp. Việc ban hành quy chế phối hợp là rất cần

thiết, nhưng kết quả nghiên cứu mối quan hệ phối hợp các lĩnh vực quan trọng ở Chương 4

cho thấy việc chỉ dừng lại ở quy chế phối hợp chung do UBDN tỉnh ban hành là chưa đủ mà

đòi hỏi phải có quy chế phối hợp đối với từng lĩnh vực QLNN trên địa bàn KKT. Các quy chế

phối hợp phải được xây dựng chi tiết đến cấp độ tác nghiệp cụ thể, đồng thời chú trọng đến mối quan hệ ngang giữa các phòng trực thuộc BQL KKT Dung Quất với UBND xã trên địa bàn, với các phịng, ban trực thuộc cơ quan chun mơn cấp tỉnh và phịng, ban thuộc UBND huyện Bình Sơn trong phối hợp xử lý các vướng mắc. Quy chế phối hợp phải đảm bảo giảm thiểu sự phân tán các đầu mối QLNN trên địa bàn KKT, xác định rõ loại việc nào BQL KKT giữ vai trò chủ trì, loại việc nào là vai trị phối hợp. Quá trình thực hiện các quy chế phối hợp cần có sự đánh giá định kỳ giữa các cơ quan tham gia về kết quả thực hiện để điều chỉnh, bổ sung khi cần thiết.

Việc xây dựng, ban hành và thực hiện quy chế phối hợp sẽ tạo ra sự ổn định, minh bạch và

nhanh chóng trong thực thi nhiệm vụ QLNN trên địa bàn, tránh sự lúng túng, đùn đẩy trách

nhiệm giữa các cơ quan tham gia. Tuy nhiên việc thực hiện quy chế phối hợp vẫn đòi hỏi phải tuân thủ những quá trình và các bước thực hiện. Do đó đối với những tình huống phát sinh đột biến, phức tạp hay trước những nhiệm vụ khó khăn cần phải xử lý ngay, nếu tuân thủ quy trình phối hợp sẽ gây chậm trễ, cần thiết phải có một hình thức phối hợp khác có khả năng rút ngắn quy trình xử lý, giảm trung gian thơng tin và có thể báo cáo ngay với người có thẩm quyền

43

Quyết định số 26/2011/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BQL KKT Dung Quất, ngày 03/11/2011.

quyết định. Mơ hình các Tổ công tác do UBND tỉnh thành lập với thành viên là cán bộ tác nghiệp của các cơ quan có liên quan có thể giải quyết tốt việc này. Theo ADB (2003, tr.11 – tr.12), một trong bốn trụ cột quan trọng của hoạt động QLNN là trách nhiệm giải trình. Do trực thuộc UBND tỉnh nên việc giải trình trực tiếp với UBND tỉnh (trách nhiệm giải trình

hướng lên trên) của Tổ cơng tác giúp làm giảm thiểu các trung gian trong quá trình đưa thông tin đến người quyết định, rút ngắn thời gian xử lý vấn đề, đáp ứng được yêu cầu của quản lý

tại thời điểm. Tuy nhiên để các Tổ công tác hoạt động hiệu quả cần quan tâm đến việc bố trí những cơng chức có năng lực và áp dụng kinh nghiệm thành công của Hà Tĩnh tại KKT Vũng

Áng: điều động, biệt phái có thời hạn công chức nghiệp vụ tại các cơ quan cấp tỉnh (tách hẳn

công việc cũ, hưởng nguyên lương như ban đầu) vào các Tổ chuyên viên, Tổ công tác giúp việc hay thực thi các nhiệm vụ phối hợp cụ thể trên địa bàn KKT nhằm kịp thời giải quyết các

vướng mắc phát sinh (BQL KKT Vũng Áng, 2011).

Ngồi ra, như phân tích ở trên, đối với các chức năng, thẩm quyền được phân quyền, ủy quyền

cho UBND huyện Bình Sơn và UBND các xã trên địa bàn KKT hiện nay khơng có hướng dẫn nào về việc ủy quyền lại cho BQL KKT Dung Quất. Vì thế việc xây dựng quy chế phối hợp

theo ngành, lĩnh vực và nội dung QLNN trên địa bàn KKT đã bao gồm trách nhiệm thực hiện của UBND huyện Bình Sơn và các cơ quan chun mơn cấp huyện, UBND các xã trong đó.

Tuy nhiên đặt trong mối quan hệ với trách nhiệm giải trình hướng lên trên để nâng cao hiệu

quả QLNN, cần có giải pháp chéo về mặt tổ chức để giúp hệ thống giám sát, giải trình hoạt

động tốt, đảm bảo huy động được các nguồn lực của UBND huyện và UBND các xã phối hợp

với BQL KKT Dung Quất trong QLNN trên địa bàn. Hiện nay UBND huyện Bình Sơn đang phân cơng một Phó Chủ tịch UBND huyện theo dõi địa bàn KKT Dung Quất, do đó có thể tiến

đến áp dụng mơ hình ở cấp tỉnh (Phó Chủ tịnh UBND tỉnh kiêm Trưởng BQL KKT Dung

Quất) cho cấp huyện, nghĩa là bố trí một Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn kiêm nhiệm

Phó trưởng BQL KKT Dung Quất. Khi đó việc điều động và sử dụng nguồn lực của UBND

huyện cho công tác QLNN trên địa bàn sẽ được thuận lợi hơn, và Phó Chủ tịch UBND huyện (do cử tri bầu ra thơng qua HĐND huyện) có trách nhiệm giải trình trước người dân trong việc thực hiện chức trách nhiệm vụ của mình, qua đó góp phần nâng cao trách nhiệm của BQL

KẾT LUẬN

Cũng như mơ hình BQL KKT hiện đang được áp dụng trên cả nước để QLNN trực tiếp tại các KKT, thiết kế vị trí và chức năng QLNN của BQL KKT Dung Quất hiện tại làm cho BQL gần giống như một cấp chính quyền nhưng khơng phải là chính quyền, trực thuộc UBND tỉnh và có chức năng QLNN nhưng cũng khơng phải là cơ quan chuyên môn cấp tỉnh. Để giải quyết vấn đề này, CP cần định rõ mơ hình QLNN trên địa bàn KKT thông qua BQL, hoặc trở thành

đơn vị sự nghiệp chuyên lo công tác xúc tiến đầu tư và phát triển hạ tầng, hoặc trở thành một

cấp chính quyền đầy đủ, hoặc tiếp tục duy trì mơ hình như hiện tại nhưng phải rà soát để

hướng dẫn rõ và đầy đủ từng nội dung phân cấp, ủy quyền cho BQL trong QLNN trên địa bàn

KKT. Ở góc độ địa phương, với vị trí như hiện nay, BQL KKT Dung Quất tất yếu phải phối

hợp với các cơ quan trong hệ thống CQĐP để thực thi chức năng QLNN của mình trên địa bàn. Do đó giải pháp đối với địa phương là phải ban hành quy chế phối hợp đối với từng lĩnh

vực QLNN trên địa bàn KKT, chú ý nội dung chi tiết của quy chế và mối quan hệ ngang giữa phòng, ban thuộc BQL với phịng, ban thuộc cơ quan chun mơn cấp tỉnh và UBND huyện Bình Sơn. Ngồi ra mơ hình Tổ cơng tác và bố trí Phó Chủ tịch UBND huyện kiêm Phó

trưởng BQL hy vọng sẽ làm cải thiện hiệu quả QLNN trên địa bàn.

Do hạn chế về thời gian và khó khăn trong việc đo lường chất lượng QLNN nên đề tài chỉ mới tiếp cận từ bên trong hệ thống chứ chưa tiếp cận từ bên ngồi dưới góc độ người dân về hiệu

quả QLNN. Hơn nữa, đặc điểm và mức độ phát triển của từng KKT trong số 15 KKT đã triển

khai trên toàn quốc là khác nhau, đề tài chưa thể khảo sát hết để tổng kết những kinh nghiệm

thành công trong QLNN tại các KKT này. Ngoài ra, do hạn chế trong phỏng vấn sâu những cán bộ, công chức công tác tại BQL và các cơ quan trong tỉnh (liên hệ và tiếp xúc nhiều nhưng số lượng chấp nhận tham gia phỏng vấn ít) nên đề tài chưa thể nêu toàn diện các mảng chức năng QLNN của BQL. Đó là những hạn chế của đề tài. Tuy nhiên đề tài cũng mở ra hướng

nghiên cứu sâu hơn về hiệu quả của mơ hình BQL tại các KKT, một mảng nghiên cứu hầu như

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng, 2011: Tài liệu trình bày tại hội thảo “Cơ chế, chính sách phát triển KKT ven biển”, Quảng Nam ngày 27/8/2011.

2. Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất (2005), Báo cáo tổng kết năm 2005 và phương

hướng nhiệm vụ năm 2006, Quảng Ngãi.

3. Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất (2006), Báo cáo tổng kết năm 2006 và phương

hướng nhiệm vụ năm 2007, Quảng Ngãi.

4. Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất (2007), Báo cáo tổng kết năm 2007 và phương

hướng nhiệm vụ năm 2008, Quảng Ngãi.

5. Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất (2008), Báo cáo tổng kết năm 2008 và phương

hướng nhiệm vụ năm 2009, Quảng Ngãi.

6. Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất (2009), Báo cáo tổng kết năm 2009 và phương

hướng nhiệm vụ năm 2010, Quảng Ngãi.

7. Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất (2010), Báo cáo tổng kết năm 2010 và phương

hướng nhiệm vụ năm 2011, Quảng Ngãi.

8. Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất (2011), Báo cáo tổng kết năm 2011 và phương

hướng nhiệm vụ năm 2012. Quảng Ngãi.

9. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (1997): Quyết định số 67 ngày 17/3/1997 ủy quyền cho BQL KCN Việt Nam - Singapore thẩm định, cấp Giấy phép đầu tư cho các dự án trong KCN.

10. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2006): Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 quy định về quản lý chất thải nguy hại.

11. Bộ TNMT (2011): Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 quy định về

12. Bộ LĐTBXH (2005): Thông tư số 37/2005/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2005 của hướng dẫn công tác huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

13. Hồ Phương Chi (2011): Thực trạng phát triển và cơ chế chính sách đối với khu kinh tế

cửa khẩu biên giới, báo cáo tham luận tại Hội thảo “Tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mơ

hình tăng trưởng, những vấn đề đặt ra cho các khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu ở Việt Nam” tổ chức ngày 19/11/2011 tại Hải Phịng.

14. Chính phủ (1994): Nghị định số 192-CP ngày 28/12/1994 ban hành quy chế KCN. 15. Chính phủ (2003): Nghị định 07/2003/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy

chế quản lý đầu tư xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày

8/7/1999 và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ, ngày

30/01/2003.

16. Chính phủ (2003): Nghị định số 99/2003/NĐ-CP ban hành Quy chế khu công nghệ

cao, ngày 28/8/2003.

17. Chính phủ (2008): Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 quy định về KCN,

KCX và KKT.

18. Chính phủ (2009): Nghị định số 13/2009/NĐ-CP ngày 04/02/2008 quy định về tổ chức

các cơ quan chun mơn thuộc UBND cấp tỉnh.

19. Chính phủ (2011): Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 quy định về đánh giá

môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết BVMT.

20. Lê Tuấn Dũng (2011), “Tăng cường thu hút các dự án công nghiệp hỗ trợ vào các khu công nghiệp, khu kinh tế”, Tạp chí Khu công nghiệp Việt Nam, truy cập ngày

15/8/2011 tại địa chỉ:

http://khucongnghiep.com.vn/news_detail.asp?ID=159&CID=159&IDN=2465&lang= vn

21. Eli Mazur, David Dapice, Vũ Thành Tự Anh (2006): KKT mở Chu Lai và sự phát triển

nơng thơn: Phịng thí nghiệm cho đổi mới thể chế và chính sách cho một nền kế hoạch tập trung, Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP).

22. Hội đồng Bộ trưởng (1991): Nghị định số 322-HĐBT ban hành quy chế khu chế xuất, ngày 18/10/1991.

23. HĐND tỉnh Quảng Ngăi (2009): Báo cáo giám sát công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn KKT Dung Quất, Quảng Ngãi.

24. Nguyễn Hưng (2012), “Lùi thời hạn trình Luật Đất đai”, Tin nhanh Việt Nam VnExpress, truy cập ngày 19/4/2012 tại địa chỉ: http://vnexpress.net/gl/xa- hoi/2012/04/lui-thoi-han-trinh-luat-dat-dai/.

25. Ninh Ngọc Bảo Kim, Vũ Thành Tự Anh (2008): Phân cấp tại Việt Nam: các thách thức và gợi ý chính sách nhằm phát triển kinh tế bền vững, báo cáo nghiên cứu cho dự

án VNCI, Cơ quan hợp tác phát triển Hoa Kỳ (USAID).

26. Trương Đắc Linh (2001): “Bàn về khái niệm chính quyền địa phương và tên gọi của luật tổ chức HĐND và UBND hiện hành”, Tạp chí Khoa học Pháp lý (số 02/2001). 27. Võ Đại Lược (2009): Các khu kinh tế tự do ở Dubai, Hàn Quốc và Trung Quốc, Nhà

xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.

28. Hà Minh - Hoàng Ngân (2007) “KKT Dung Quất (Quảng Ngãi): Loạn nhà xây dựng trái phép”, Sài Gòn giải phóng, truy cập ngày 10/3/2012 tại địa chỉ:

www.sggp.org.vn/SGGP12h/2007/9/119457/.

29. Ngân hàng thế giới (2009): Báo cáo phát triển Việt Nam 2010: Các thể chế hiện đại, báo cáo chung của các nhà tại trợ tại Hội nghị tư vấn các nhà tại trợ cho Việt Nam, Hà Nội, ngày 3-4 tháng 12, 2009.

30. Ngân hàng phát triển Châu Á (2003): Phục vụ và duy trì: Cải thiện hành chính cơng trong một thế giới cạnh tranh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

31. Quốc hội Việt Nam (2003): Luật Đất đai ngày 26/11/2003. 32. Quốc hội Việt Nam (2003): Luật Tổ chức HĐND và UBND.

33. Quốc hội Việt Nam (1994): Bộ Luật lao động năm 1994 (đã sửa đổi, bổ sung các năm 2002, 2005, 2006, 2007.

34. Quốc hội Việt Nam (2004): Luật Thanh tra. 35. Quốc hội Việt Nam (2010): Luật Thanh tra.

36. Thanh tra huyện Bình Sơn (2009), Báo cáo kết quả xác minh đơn thư của người dân ở

hai xã Bình Thuận và Bình Đơng, Quảng Ngãi.

37. Thủ tướng Chính phủ (2011): Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 20/01/2011 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng KKT Dung Quất tỉnh QN đến năm 2025.

38. Thủ tướng CP (1996): Quyết định số 595/TTg ngày 27/8/1996 thành lập Văn phòng

quản lý các KCN tập trung.

39. Thủ tướng CP (1996): Quyết định số 969/TTg ngày 28/12/1996 thành lập BQL các

KCN Việt Nam.

40. Thủ tướng CP (2000): Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 17/8/2000 chuyển giao các

BQL KCN cấp tỉnh về trực thuộc UBND các tỉnh, thành phố thuộc trung ương.

41. Thủ tướng CP (2004): Quyết định số 43/2004/QĐ-TTg ngày 23/3/2004 phê duyệt quy hoạch KKT mở Chu Lai.

42. Thủ tướng CP (2007): Quyết định số 396/QĐ-TTg ngày 05/4/2007 chuyển giao BQL

KKT Dung Quất về trực thuộc UBND tỉnh Quảng ngãi.

43. Thủ tướng CP (2005): Quyết định số 50/2005/QĐ-TTg ngày 11/3/2005 thành lập và

ban hành quy chế hoạt động của KKT Dung Quất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa ban quản lý khu kinh tế dung quất với chính quyền địa phương trong quản lý nhà nước trên địa bàn (Trang 46 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)